Tại sao chim gõ kiến không bị đau đầu?
Chúng trực tiếp dùng mỏ gõ vào cây để xây tổ thay vì dùng các vật liệu khác. Vậy chúng gõ liên tục như thế thì tại sao nó lại không cảm thấy đau đầu nhỉ?
chim
,chim gõ kiến
,thế giới động vật
,khoa học
,sinh vật cảnh
Em hóa thành chim về rùi mọi người ạ.
Lý do mà chim gõ kiến nó gõ liên tù tì mà không thấy đau vì cơ thể bạn em đã tiến hóa hết cỡ để thích nghi với môi trường sống cùng với đó là bản năng tuyệt vời của họ nhà nó. Sự cấu tạo đặc biệt của não và hộp sọ đã nhỏ còn nhẹ (não càng lớn thì tác động gây chấn thương càng cao) lại nằm hẳn trong hộp sọ giúp giảm áp lực và tránh rung lắc liên tục. Bạn em nó gõ bằng bản năng ạ vì khi gõ nó toàn nhắm mắt, điều đó giúp nó tránh được sự rung lắc nhiều lần của cầu mắt đồng thời nó lạ đời lắm, gõ theo hình tròn chứ không gõ chỉ vào một điểm - tránh để lực chỉ tác động vào một điểm, không gõ liên tục mà sẽ nghỉ một chút để giúp não được ổn định.
Bên cạnh đó, khi chuẩn bị chúi đầu mà gõ vào cây, bạn em nó “đâm” cả người vào luôn, tức là nó khởi động cả cơ thể để gõ, sử dụng đến 99,7% lực là của phần thân, chỉ 0,3.% lực lên não (các bác nhà khoa học bảo em thế). Nó dùng cái mỏ với cấu tạo cũng khác luôn, mỏ trên luôn dài hơn mỏ dưới nhưng phần xương ở mỏ dưới lại chắc chắn hơn, như vậy khi chim gõ vào cây thì lực được phân bố xuống phần mỏ dưới, nó sẽ chịu lực và cũng ngăn tác động thẳng vào não.
Đấy ạ, đứa bạn em nó vi diệu thế ạ
Meo Man Mát
Em hóa thành chim về rùi mọi người ạ.
Lý do mà chim gõ kiến nó gõ liên tù tì mà không thấy đau vì cơ thể bạn em đã tiến hóa hết cỡ để thích nghi với môi trường sống cùng với đó là bản năng tuyệt vời của họ nhà nó. Sự cấu tạo đặc biệt của não và hộp sọ đã nhỏ còn nhẹ (não càng lớn thì tác động gây chấn thương càng cao) lại nằm hẳn trong hộp sọ giúp giảm áp lực và tránh rung lắc liên tục. Bạn em nó gõ bằng bản năng ạ vì khi gõ nó toàn nhắm mắt, điều đó giúp nó tránh được sự rung lắc nhiều lần của cầu mắt đồng thời nó lạ đời lắm, gõ theo hình tròn chứ không gõ chỉ vào một điểm - tránh để lực chỉ tác động vào một điểm, không gõ liên tục mà sẽ nghỉ một chút để giúp não được ổn định.
Bên cạnh đó, khi chuẩn bị chúi đầu mà gõ vào cây, bạn em nó “đâm” cả người vào luôn, tức là nó khởi động cả cơ thể để gõ, sử dụng đến 99,7% lực là của phần thân, chỉ 0,3.% lực lên não (các bác nhà khoa học bảo em thế). Nó dùng cái mỏ với cấu tạo cũng khác luôn, mỏ trên luôn dài hơn mỏ dưới nhưng phần xương ở mỏ dưới lại chắc chắn hơn, như vậy khi chim gõ vào cây thì lực được phân bố xuống phần mỏ dưới, nó sẽ chịu lực và cũng ngăn tác động thẳng vào não.
Đấy ạ, đứa bạn em nó vi diệu thế ạ
kem
Tuấn Đinh
Em cũng tò mò, thú vị đấy cơ mà ngồi lót dép đợi các cao thủ về chim thôi :v
Ngọc Cảnh
Giờ mới thấy có tí bàn về chim chóc trên đây haha. Tôi cũng ngóng câu trả lời cho câu hỏi thú vị này đây.
Trọng Nhân
Bởi vì tạo hóa đã tạo ra nó với hộp sọ đặc biệt phù hợp với những việc nặng nhọc hơn đối với 1 con chim, mỗi con nó lại có mỗi kiểu tập tính và đặc điểm riêng của nó.
Việt Cường
Có hơn 300 loài chim gõ kiến trên thế giới và chúng mổ gỗ vì nhiều lý do khác như đào lấy côn trùng hoặc nhựa cây, đào lỗ chứa thức ăn, thu hút bạn tình, bảo vệ lãnh thổ chứ không chỉ mổ gỗ để xây tổ đâu bác.
Chim gõ kiến cũng đồng thời dùng cái đầu để gõ. Chúng có 1 bộ não rất nhỏ chỉ khoảng 0,07 ounce. Não càng nhỏ thì khối lượng não cũng nhỏ do đó nguy cơ chấn thương não càng thấp. Bên cạnh đó, bên ngoài của hộp sọ chim gõ kiến là bằng xương đặc, còn bên trong là xương xốp. Nên nó có thể gõ suốt đời mà vẫn bình thường, không bị thần kinh bác nhé.
Meo Man Mát
Đợi khi nào em hóa từ mèo thành chim gõ kiến rồi em báo các bác nhé :((