Tại sao chim di cư không ở luôn phương Nam mà phải ngược về phương Bắc khi hết mùa lạnh?
sinh vật cảnh
Chim và một số loài động vật như dơi và bướm vua thường di cư về phía nam, nơi có khí hậu ấm áp hơn trong mùa đông. Mùa đông là một mùa đầy khó khăn nên chim cần thêm nhiều năng lượng để giữ ấm và tìm kiếm thức ăn hiếm hoi cho chúng. Trái cây, côn trùng, sâu hoặc động vật không xương sống khác là một phần quan trọng trong chế độ ăn uống của chim. Khó khăn để giữ ấm và tìm kiếm thức ăn là thách thức rất lớn cho chim.Nhưng một khi đã di cư tạm đến những vùng khí hậu phía nam ấm áp thế, đàn chim lại phải quay trở lại phía bắc vào mùa hè trong khi chúng cần rất nhiều sức lực để di chuyển bay, lại có nhiều rủi ro trên đường đi. Rất nhiều động vật không làm được điều đó. Một khi đàn chim nhận ra cuộc sống ở vùng nhiệt đới không lý tưởng như chúng tưởng vì những lý do:
- Những đàn chim di cư từ phía bắc phải cạnh tranh thức ăn với rất nhiều loài động vật nhiệt đới sống quanh năm ở đó.
- Vùng nhiệt đới không có nhiều nguồn thực phẩm ăn cho chim sử dụng.
- Khi khí hậu ấm hơn có xu hướng là nơi trú ngụ của nhiều bệnh truyền nhiễm và ký sinh trùng hơn, làm chim sợ hãi.
- Đàn chim quay trở lại trùng với thời điểm bùng nổ nguồn thực phẩm cũng như mọi loài động, thực vật địa phương đều bắt đầu sinh sản và không bao lâu sẽ có một lượng lớn hạt giống, trái cây và động vật không xương sống. Các loài di cư tận dụng những nguồn lợi này để sinh con.
- Độ dài ngày thuận lợi hơn vào mùa hè ở miền bắc. Nơi vùng Bắc Cực, có những tuần mặt trời không bao giờ lặn. Những ngày hè dài hơn này có nghĩa là có nhiều giờ ban ngày hơn, trong đó những con chim di cư có thể thu thập thức ăn và đưa vào miệng những chú chim non đang phát triển nhanh chóng của chúng.
Tóm lại, việc di cư của những đàn chim là để cân bằng nhu cầu sinh thái của một loài:
- Thức ăn có sẵn nhiều nhất ở đâu và khi nào.
- Có bao nhiêu cạnh tranh với các loài khác.
- Có bao nhiêu động vật ăn thịt và bệnh tật.
Trên đây là những lý do vì sao chim vẫn bay trở lại miền Bắc, nơi chúng đã thường trú trước đó. Vòng lẫn quẩn này sẽ lập đi lập lại mỗi năm cho đến khi, biến đổi khí hậu ở một vùng rộng lớn nào đó trên trái đất. Có lẽ, khi ấy chúng ta có khi sẽ không còn thấy những đàn chim di cư bay rợp trời về miền Nam, rồi lại bay ngược về miền Bắc một khi khí hậu ấm áp hơn lên.
Nội dung liên quan
Thang nguyệt hồ thủy phi
Hoàng Thái
Thứ nhất cũng là dễ thấy nhất, rõ ràng là vùng nhiệt đới có nguồn thức ăn dồi dào nhưng số lượng những động vật háu đói cũng nhiều không kém.
Chim di cư, là những kẻ từ phương xa đến, phải cạnh tranh trực tiếp với những loài bản địa này. Chưa kể, môi trường nhiệt đới là "lồng ấp" hoàn hảo cho bệnh truyền nhiễm và ký sinh trùng.