Tại sao Chí Phèo lại tự vẫn sau khi giết Bá Kiến?

  1. Sáng tác

Từ khóa: 

chí phèo

,

bá kiến

,

chị dậu

,

sáng tác

Mình đọc được đoạn văn này:

"...Chí Phèo đã giết bá Kiến rồi tự sát, lấy sự hủy diệt đời mình để giải quyết sự bế tắc của số phận. Chí đã chết khi cánh cửa cuộc đời đã đóng chặt trước mặt anh không cho anh trở lại. Đó là sự thức tỉnh về quyền sống, không chấp nhận đc cuộc sống của 1 con quỷ dữ nữa, anh muốn hoàn lương mà xã hội đâu cho, bởi cái khát khao mãnh liệt được làm người đã bị dập tắt. Lương thiện có ngay trong mỗi con người là di sản tinh thần của mỗi người. Tại sao phải đi đòi lương thiện? À, thì ra Chí đã bị cái xã hội vô nhân tính ấy cướp mất. Khốn nạn thay cho Chí, ngay cả cái quyền được làm một con người cũng bị xã hội người ăn thịt người ấy bóp nát. Cái chết bi thảm của Chí Phèo là lời tố cáo mãnh liệt cái xã hội vô nhân đạo, xã hội thực dân nửa phong kiến. Cái chết ấy là cái chết của con người trong bi kịch đau đớn trước ngưỡng cửa về cuộc làm người, là tiếng kêu cứu về quyền làm người, cũng là tiếng gọi của nhà văn: Hãy cứu lấy con người! Hãy yêu thương con người!..." (Lớp Văn thầy Nhật )

* Vì vậy theo mình Chí Phèo tự vẫn sau khi giết Bá Kiến là do:

+Cái XH không cho Chí có cơ hội trở lại làm người tốt

(Chí Phèo muốn làm người lương thiện nhưng xã hội lúc bấy giờ không cho y được làm người lương thiện)

Đó là bi kịch tuyệt quyền làm người trong chế độ cũ trước cách mạng tháng tám,

D/c : "Con đường trở lại làm người của Chí Phèo vừa được hé mở ra đã bị đóng sầm lại. Bà cô đã đay nghiến thị Nở, bà thấy cháu bà "sao mà đĩ thế?”. Bà thấy nhục nhã, bà gào lên “như con ma dại”. Bà quyết không cho phép cháu bà “đi lấy một thằng chỉ có một nghề rạch mặt ăn vạ”. Nhưng trách gì bà ta! Cách nhìn của bà ta cũng chính là cách nhìn của mọi người làng Vũ Đại lâu nay đối với Chí Phèo" (Internet)

=>> Bi kịch ấy phải được giải quyết bằng con đường tất yếu: xã hội đã không cho y sống thì y phải chết, vì nếu có sống mà không được công nhận làm người thì sống để làm gì. Bị thị Nở cự tuyệt, cùng một lúc, y nhận ra y không còn là con người nữa và người đã đẩy y sang thế giới loài vật chính là Bá Kiến.

D/c: câu đối thoại "tao muốn làm người lương thiện"...

Giá trị nhân đạo: Tố cáo xã hội đã vùi dập, làm mất đi lẽ sống tự nhiên, ca ngợi vẻ đẹp người lao động

Nam Cao đã để Chí chết trong tư cách của một con người đúng nghĩa, của người nông dân đúng bản chất của mình trước khi bị tha hóa

***Câu trả lời mang t/c tham khảo.

Trả lời

Mình đọc được đoạn văn này:

"...Chí Phèo đã giết bá Kiến rồi tự sát, lấy sự hủy diệt đời mình để giải quyết sự bế tắc của số phận. Chí đã chết khi cánh cửa cuộc đời đã đóng chặt trước mặt anh không cho anh trở lại. Đó là sự thức tỉnh về quyền sống, không chấp nhận đc cuộc sống của 1 con quỷ dữ nữa, anh muốn hoàn lương mà xã hội đâu cho, bởi cái khát khao mãnh liệt được làm người đã bị dập tắt. Lương thiện có ngay trong mỗi con người là di sản tinh thần của mỗi người. Tại sao phải đi đòi lương thiện? À, thì ra Chí đã bị cái xã hội vô nhân tính ấy cướp mất. Khốn nạn thay cho Chí, ngay cả cái quyền được làm một con người cũng bị xã hội người ăn thịt người ấy bóp nát. Cái chết bi thảm của Chí Phèo là lời tố cáo mãnh liệt cái xã hội vô nhân đạo, xã hội thực dân nửa phong kiến. Cái chết ấy là cái chết của con người trong bi kịch đau đớn trước ngưỡng cửa về cuộc làm người, là tiếng kêu cứu về quyền làm người, cũng là tiếng gọi của nhà văn: Hãy cứu lấy con người! Hãy yêu thương con người!..." (Lớp Văn thầy Nhật )

* Vì vậy theo mình Chí Phèo tự vẫn sau khi giết Bá Kiến là do:

+Cái XH không cho Chí có cơ hội trở lại làm người tốt

(Chí Phèo muốn làm người lương thiện nhưng xã hội lúc bấy giờ không cho y được làm người lương thiện)

Đó là bi kịch tuyệt quyền làm người trong chế độ cũ trước cách mạng tháng tám,

D/c : "Con đường trở lại làm người của Chí Phèo vừa được hé mở ra đã bị đóng sầm lại. Bà cô đã đay nghiến thị Nở, bà thấy cháu bà "sao mà đĩ thế?”. Bà thấy nhục nhã, bà gào lên “như con ma dại”. Bà quyết không cho phép cháu bà “đi lấy một thằng chỉ có một nghề rạch mặt ăn vạ”. Nhưng trách gì bà ta! Cách nhìn của bà ta cũng chính là cách nhìn của mọi người làng Vũ Đại lâu nay đối với Chí Phèo" (Internet)

=>> Bi kịch ấy phải được giải quyết bằng con đường tất yếu: xã hội đã không cho y sống thì y phải chết, vì nếu có sống mà không được công nhận làm người thì sống để làm gì. Bị thị Nở cự tuyệt, cùng một lúc, y nhận ra y không còn là con người nữa và người đã đẩy y sang thế giới loài vật chính là Bá Kiến.

D/c: câu đối thoại "tao muốn làm người lương thiện"...

Giá trị nhân đạo: Tố cáo xã hội đã vùi dập, làm mất đi lẽ sống tự nhiên, ca ngợi vẻ đẹp người lao động

Nam Cao đã để Chí chết trong tư cách của một con người đúng nghĩa, của người nông dân đúng bản chất của mình trước khi bị tha hóa

***Câu trả lời mang t/c tham khảo.

Haiz. Dù thời đó có thế nào đi chăng nữa thì vẫn có luật. Chí "lụi" Kiến xong thì sau đó làm gì có sau đó nữa. Kiến mà "lụi" Chí thì còn nói dùng quyền lực để ém. Chí "lụi" Kiến thì tầng lớp đáy xã hội ai bảo vệ cho.

Nên Chí phải chết, chết để thấy ng xưa bị áp bức thế nào, chết để thấy Chí sẵn sàng chết để làm ng lương thiện, chết để đền tội cho những chuyện mình đã gây ra. Và nhất là mình nghĩ đây là cái kết đẹp để giúp nhà văn đỡ phải viết tiếp cái hậu nữa.

Cái chết của Chí giúp Chí thành hình tượng đẹp nữa. 1 anh hùng đã chết thì có ảnh hưởng lớn hơn 1 tên tù mà còn sống đúng không. 😄😄