Tại sao Châu Âu ít nhà cao tầng hơn so với Mỹ?

  1. Kiến trúc

Từ khóa: 

kiến trúc

Câu hỏi được gộp với Tại sao Châu Âu không có nhiều toà nhà chọc trời dù rất phát triển?

Mặc dù là một trong những lục địa phát triển với mật độ dân cư đông và đời sống thịnh vượng, nhưng một điểm mà có lẽ ai cũng dễ dàng nhận thấy đó là ở Châu Âu, số lượng các toà nhà chọc trời lại ít hơn rất nhiều các quốc gia ở Châu Á và khu vực Bắc Mỹ. Tính đến nay, cả Châu Âu chỉ có 218 toà nhà chọc trời được xây dựng và 66% trong số đó nằm tập trung chủ yếu ở 5 thành phố London, Paris, Frankfurt, Moscow và Istanbul mà thôi.

Mình nghĩ lý do lớn nhất là do sự cạnh tranh văn hóa.

Toà nhà chọc trời được định nghãa là những công trình kiến trúc cao tầng có chiều cao thông thường từ 150m trở lên. Khi các toà nhà chọc trời lần đầu tiên xuất hiện vào thế kỷ 19, chỉ một thời gian ngắn sau đó, xu hướng cao tầng này lan rộng và xuất hiện phổ biến ở Chicago và đến New York. Trong khi đó, diện tích đất ở các thành phố Châu Âu thì đã kín các công trình toà nhà mang tính chất lịch sử lâu đời và phần không gian cộng đồng cũng không còn khả dụng, chỉ còn một số ít chỗ để xây dựng các toà nhà mới. Bên cạnh đó, lúc bấy giờ hầu hết tại các thành phố của Châu Âu cũng đã được quy hoạch phát triển đồng đều hơn, không có tình trạng dồn về một vài quận trung tâm, nguyên nhân chính cho việc thúc đẩy sự hình thành của các toà cao ốc. Vì thế, về cơ bản diện tích hiện có vẫn đáp ứng được đủ nhu cầu của thị trường.

Trả lời

Mặc dù là một trong những lục địa phát triển với mật độ dân cư đông và đời sống thịnh vượng, nhưng một điểm mà có lẽ ai cũng dễ dàng nhận thấy đó là ở Châu Âu, số lượng các toà nhà chọc trời lại ít hơn rất nhiều các quốc gia ở Châu Á và khu vực Bắc Mỹ. Tính đến nay, cả Châu Âu chỉ có 218 toà nhà chọc trời được xây dựng và 66% trong số đó nằm tập trung chủ yếu ở 5 thành phố London, Paris, Frankfurt, Moscow và Istanbul mà thôi.

Mình nghĩ lý do lớn nhất là do sự cạnh tranh văn hóa.

Toà nhà chọc trời được định nghãa là những công trình kiến trúc cao tầng có chiều cao thông thường từ 150m trở lên. Khi các toà nhà chọc trời lần đầu tiên xuất hiện vào thế kỷ 19, chỉ một thời gian ngắn sau đó, xu hướng cao tầng này lan rộng và xuất hiện phổ biến ở Chicago và đến New York. Trong khi đó, diện tích đất ở các thành phố Châu Âu thì đã kín các công trình toà nhà mang tính chất lịch sử lâu đời và phần không gian cộng đồng cũng không còn khả dụng, chỉ còn một số ít chỗ để xây dựng các toà nhà mới. Bên cạnh đó, lúc bấy giờ hầu hết tại các thành phố của Châu Âu cũng đã được quy hoạch phát triển đồng đều hơn, không có tình trạng dồn về một vài quận trung tâm, nguyên nhân chính cho việc thúc đẩy sự hình thành của các toà cao ốc. Vì thế, về cơ bản diện tích hiện có vẫn đáp ứng được đủ nhu cầu của thị trường.

Vì Châu Âu đất rộng người thưa, nên họ không cần phải xây các toà nhà chọc trời

Châu Âu thiếu gì mấy tòa nhà cao chọc trời đâu: London, Madrid, Istanbul, Moscow... bạn search ra cả đám. Khách sạn chục tầng lại càng chẳng thiếu.

Một số thành phố kiểu cổ cổ để giữ cảnh quan phục vụ du lịch chính quyền cấm xây cao thì ko có thôi.

Ngoài ra, mật độ dân số của Châu Âu thấp, tăng trưởng dân số cũng thấp nốt, thế nên họ cũng chẳng có nhiều nhu cầu để xây chung cư to cao.

Nguyên nhân nằm ở Lịch sử Châu Âu
https://cdn.noron.vn/2022/06/03/13501299015559197346071805233132169652613167n-1654253705.jpg
Từ cuối thế kỉ thứ 19, khi mà người Mỹ đã bắt đầu với việc xây dựng những tòa nhà ngày một cao hơn thì tại châu Âu, phần lớn cấu trúc nền móng của những thành phố lớn đã được cố định. Khi những tòa nhà chọc trời đầu tiên tại Chicago hay New York được đặt những viên gạch đầu tiên thì những thành phố lớn tại lục địa già đã khá chật chội với rất nhiều công trình kiến trúc cố và không gian công cộng (nhà thờ, tòa thị chính…). Việc có đủ không gian cho xây dựng một tòa kiến trúc lớn dường như là không thể.

Mặc dù người dân và giới cầm quyền các nước châu Âu hiểu rất rõ về những lợi ích của những tòa nhà cao tầng, đặc biệt là tại những khu đô thị đông đúc nhưng họ vẫn từ chối concept này vì sự cạnh tranh về mặt văn hóa, lịch sử. Những người Mỹ, họ cho rằng hệ thống giai cấp của châu Âu là lỗi thời còn người châu Âu lại cho rằng, một số lý tưởng của người Mỹ chính là tác nhân làm xói mòn lối sống của họ. Vì vậy, trong khi Bắc Mỹ muốn trở thành hình mẫu cho thời đại mới thì châu Âu lại cố gắng gìn giữ những giá trị về mặt văn hóa và lịch sử của mình.

Điểu này giải thích vì sao việc tiến hành xây dựng những tòa nhà cao tầng ở châu Âu hiện tại CHƯA được tiến hành, chứ không phải châu lục này đang tụt hậu so với Bắc Mỹ hay châu Á.
Ngoài ra hiện tại Châu Âu chưa phải đối mặt với sự bùng nổ dân số và nhu cầu về nhà ở cao tầng. Có thể trong vài chục năm tới, sẽ có hàng loạt những tòa nhà cao tầng mọc lên ở Châu Âu như là ở Trung Quốc hay Hoa Kì hiện tại, tuy nhiên với vùng nội đô được cho là gắn liền với những giá trị lịch sử và văn hóa thì sẽ khó có thể xây những tòa nhà cao tầng, vì như vậy sẽ là “xây dựng trên lịch sử”.
Mình nghĩ do họ đã phát triển từ lâu nên sự quy hoạch đã ổn định từ lâu, nên ít có toà nhà chọc trời. Dân số thành phố của họ ít hơn dân số ở châu Á, trừ London

Chắc họ sớm nhận ra nhà không cần phải cao,xe không cần phải to,trời thì không nên chọc rồi:v chúng ta thì ngược lại