Tại sao càng trưởng thành chúng ta càng khó kết bạn?

  1. Phong cách sống

Em nhớ hồi học cấp 2 em chơi với cả lớp, thân được cả mớ bạn. Xong lên cấp 3 lo học nên ít chơi với tụi bạn cùng lớp, bạn cấp 2 do không gặp mặt nên cũng ít thân dần dần. Xong lên Đại Học chỉ chơi được một nhóm 8 đứa, rụng dần đến hết năm 3 còn 4 đứa. Mọi người có từng trải qua giai đoạn giống em không? Vì sao con người ta khi trưởng thành lại sống khép mình hơn nhỉ?
Từ khóa: 

phong cách sống

Nói về nguyên nhân của những mối quan hệ bị mất đi, có thể lý do xuất phát từ cả hai phía, cả chính những người bạn đó và ngay cả bản thân bạn nữa, chúng ta có quá nhiều việc phải lo, tâm trạng chúng ta luôn bị phân tâm bởi những thứ bộn bề trong cuộc sống khiến ta xao nhãng các mối quan hệ, bạn trách người ta thờ ơ mình nhưng chính ngay từ bạn trong thời gian dài cũng không một tin nhắn hỏi thăm, bạn ngồi nói chuyện với bạn bè nhưng ý thức của bạn lại trôi đến bài deadline ngày mai khiến chất lượng cuộc gặp đó nhạt đi, bạn e dè những người bạn mới vì tính lo sợ, cẩn trọng trong xã hội hiện nay vẫn hơn, bạn nghĩ quan hệ với người này sau này mình có thể nhờ cậy được gì không? v.v. chứ không như hồi nhỏ hay lúc đi học suy nghĩ đơn giản chỉ một cục kẹo, một cái ô che chung cũng thêm một người bạn dễ dàng. Và dĩ nhiên bạn cảm nhận được đối phương cũng cảm nhận được, bạn nghĩ như thế thì đối phương cũng không có khả năng nghĩ khác đi.

Rất nhiều lúc mình cũng băn khoăn vào điều đó và mình nhận ra rằng những người bạn có thể chơi với mình từ lâu đến nay chẳng còn ai có thể gọi là từ thân thiết được nữa, thật đáng tiếc. Vậy nên những người bạn, đồng nghiệp mà mình có được thực sự bây giờ mình xem đó là điều quý giá và trân trọng nó.

Trả lời

Nói về nguyên nhân của những mối quan hệ bị mất đi, có thể lý do xuất phát từ cả hai phía, cả chính những người bạn đó và ngay cả bản thân bạn nữa, chúng ta có quá nhiều việc phải lo, tâm trạng chúng ta luôn bị phân tâm bởi những thứ bộn bề trong cuộc sống khiến ta xao nhãng các mối quan hệ, bạn trách người ta thờ ơ mình nhưng chính ngay từ bạn trong thời gian dài cũng không một tin nhắn hỏi thăm, bạn ngồi nói chuyện với bạn bè nhưng ý thức của bạn lại trôi đến bài deadline ngày mai khiến chất lượng cuộc gặp đó nhạt đi, bạn e dè những người bạn mới vì tính lo sợ, cẩn trọng trong xã hội hiện nay vẫn hơn, bạn nghĩ quan hệ với người này sau này mình có thể nhờ cậy được gì không? v.v. chứ không như hồi nhỏ hay lúc đi học suy nghĩ đơn giản chỉ một cục kẹo, một cái ô che chung cũng thêm một người bạn dễ dàng. Và dĩ nhiên bạn cảm nhận được đối phương cũng cảm nhận được, bạn nghĩ như thế thì đối phương cũng không có khả năng nghĩ khác đi.

Rất nhiều lúc mình cũng băn khoăn vào điều đó và mình nhận ra rằng những người bạn có thể chơi với mình từ lâu đến nay chẳng còn ai có thể gọi là từ thân thiết được nữa, thật đáng tiếc. Vậy nên những người bạn, đồng nghiệp mà mình có được thực sự bây giờ mình xem đó là điều quý giá và trân trọng nó.

Giáo sư xã hội học Rebecca G.Adams đã từng nói: "Sự gần gũi, lặp đi lặp lại và tương tác ngoài dự kiến là ba điều kiện cần cho một tình bạn và khi cuộc đời rẽ nhánh sẽ khó để thỏa mãn ba điều kiện này hơn."

Và đúng như vậy, khi còn đi học, việc “gần gũi” và “lặp đi lặp lại” dễ dàng hơn rất nhiều bởi môi trường học đường tạo điều kiện thuận lợi cho ta gặp gỡ những người bạn đồng trang lứa. Chúng ta đi học chín tháng trong một năm, từ sáng đến chiều. Còn việc “tương tác ngoài dự kiến” đó chính là những kỷ niệm như cùng ăn vụng, cùng trốn học hay bị phạt,...Và những tình bạn đẹp sẽ được tạo nên từ đó

Tuy nhiên, những cơ hội đó sẽ giảm dần khi chúng ta lớn lên, đặc biệt là sau khi những năm tháng đại học kết thúc. Bước khỏi cánh cửa đại học, bạn có xu hướng dành nhiều thời gian hơn cho công việc. Bạn không còn thời gian để gặp gỡ bạn bè, những người đã từng là cả thế giới đối với mình.

Càng lớn, chúng ta càng có nhiều trải nghiệm mới tại các môi trường mới, mối quan hệ của chúng ta lại càng đa dạng hơn, thế nhưng đó cũng chỉ là những mối quan hệ xã giao, rất khó để chúng ta kết thân và làm bạn lâu dài

Trong thế giới công việc, khái niệm "gần gũi" khó có thể duy trì, khi các đồng nghiệp liên tục thay đổi vị trí, nhiệm vụ hoặc chuyển công ty. Chỗ làm việc có thể khiến mọi người thành đối thủ, vì vậy ai cũng học cách che giấu cảm xúc, các nhược điểm và chuyện riêng tư của bản thân. Những mối quan hệ công việc thường mang tới một cảm giác máy móc. Rất khó để phân định thời điểm nào những câu chào xã giao kết thúc và khi nào thì tình bạn thực sự bắt đầu.

Rồi ai cũng sẽ trưởng thành và phát triển theo những hướng khác nhau. Chúng ta dần mất đi những sở thích lúc nhỏ, mất đi sự thân thiết với những người mà chúng ta thường chơi chung - người mà lúc đó ta hay gọi họ là bạn. Có lẽ, đó là những yếu tố khiến chúng ta bắt đầu cựa mình thay đổi, chúng ta loại bỏ những thứ không phù hợp với mình kể cả những người bạn.

Đây cũng là một trong những lý do khó nói nhất khi mà việc kết thúc tình bạn này, nó chẳng phải lỗi của ai cả. Chúng ta và cả những người bạn đó đơn thuần chỉ là lớn lên và trở thành những người khác

Một cuộc tình thông thường không chỉ mất đi người mình yêu mà còn mất cả những người bạn chúng ta vô tình bỏ quên. Khi một trong hai bước vào tình yêu, họ thường quên rằng vẫn còn có những người bạn cần sự quan tâm. Và đến lúc nhớ ra, thì đối phương cũng đã biến mất.

Có rất nhiều lý do vì sao khi càng trưởng thành chúng ta càng khó kết bạn, có ít bạn thân. Vì thế hãy tôn trọng những người bạn thân thời tuổi trẻ vì đó có thể là những người thân thiết hiếm hoi trong đời

Quan trọng là mục đích kết bạn của bạn là gì! Ngày xưa cấp 1 cấp 2 bạn rất nhiều bạn vì đơn giản mục đích chỉ là để giải trí vui chơi cùng nhau lúc đó bạn chỉ cần vui là sẽ dễ dàng kết bạn, lên cấp 3 bạn bắt đầu chọn bạn theo xu hướng tính cách cũng như có thể giúp đỡ nhau trong học tập vì thế chỉ những người bạn vừa vui nhưng lại hợp nhau mới thân nhau. Ra đi làm bạn chỉ kết bạn với những người có thể giúp đỡ bạn trong công việc hoặc trong cuộc sống lúc này mỗi người đều có mỗi lo toan công việc riêng làm gì còn nhiều thời gian giúp đỡ hỗ trợ nhau. Lúc bé bạn ít bè nhiều lớn lên bạn vẫn ít nhưng bè lại ít đi. Mỗi người chỉ cần vài người bạn không cần quá nhiều. Nhưng bạn phải chất lượng chứ không chỉ là số lượng. Việc càng ngày bạn càng ít bè đi là tốt vì họ không làm mất thời gian quý giá của bạn. Bạn nên dành thời gian cho những người bạn thân thiết thực sự quan trọng đối với bạn. Còn lại ngoài xã hội chỉ là bè thôi. Bạn giúp đỡ họ họ sẽ nhớ bạn. Lúc cần thì bạn có thể kêu gọi sự giúp đỡ. Chúc bạn có những người bạn thật tuyệt vời nhé :)

Bạn biết không, Giáo sư xã hội học Rebecca G.Adams đã từng nói: "sự gần gũi, lặp đi lặp lại và tương tác ngoài dự kiến là ba điều kiện cần cho một tình bạn và khi cuộc đời rẽ nhánh sẽ khó để thỏa mãn ba điều kiện này hơn."

Và đúng như vậy, khi còn đi học, việc “gần gũi” và “lặp đi lặp lại” dễ dàng hơn rất nhiều bởi môi trường học đường tạo điều kiện thuận lợi cho ta gặp gỡ những người bạn đồng trang lứa. Chúng ta đi học chín tháng trong một năm, từ sáng đến chiều. Còn việc “tương tác ngoài dự kiến” đó chính là những kỷ niệm như cùng ăn vụng, cùng trốn học hay bị phạt,...Và những tình bạn đẹp sẽ được tạo nên từ đó.

Những cơ hội đó sẽ giảm dần khi chúng ta lớn lên, đặc biệt là sau khi những năm tháng đại học kết thúc. Khi đi làm, việc “gần gũi” và “lặp đi lặp lại” khó có thể duy trì khi các đồng nghiệp (hoặc chính bản thân bạn) liên tục chuyển qua vị trí khác, nhóm khác hoặc công ty khác. Bên cạnh đó, những “tương tác ngoài dự kiến” cũng sẽ khó xảy ra hơn khi môi trường làm việc đòi hỏi rất nhiều trách nhiệm, yêu cầu, vì vậy chúng ta sẽ dành thời gian cho công việc nhiều hơn.

Càng lớn, chúng ta càng có nhiều trải nghiệm mới tại các môi trường mới, mối quan hệ của chúng ta lại càng đa dạng hơn, thế nhưng đó cũng chỉ là những mối quan hệ xã giao, rất khó để chúng ta kết thân và làm bạn lâu dài.

Chào bạn, điều này là một phần trong quá trình trưởng thành. Càng trưởng thành, người ta càng gắn với nhiều trách nhiệm hơn và cũng quy trách nhiệm đó cho những người mình muốn duy trì mối quan hệ.

Chẳng hạn, người trưởng thành khi kết giao luôn kèm theo các câu hỏi rõ ràng như: Liệu họ có giúp được gì mình không? Liệu họ có quan điểm, sở thích giống mình không? Họ thuộc tầng lớp tương đồng với mình chứ? Thu nhập, nghề nghiệp, học vấn của họ như thế nào? v.v...

Bởi qua trải nghiệm, người trưởng thành nhận ra bạn luôn chỉ là "bạn" và có nhiều kiểu bạn khác nhau, nên có chút e dè, thận trọng cũng là điều khó tránh khỏi.

Bạn thật sự thì rất hiếm, nhưng hiếm thì mới quý. Đã quý thì đôi bên đều phải biết trân trọng, mà muốn biết có trân trọng được hay không thì cần qua thời gian kiểm chứng.

Chúc bạn có những tình bạn bền lâu, thân ái và hồn nhiên.

Con người khi trưởng thành thì sẽ suy nghĩ nhiều hơn, nghi ngờ nhiều hơn, đong đếm nhiều hơn... có một câu nói mình rất thích " Không có bữa cơm nào là miễn phí ", " Của biếu là của lo, của cho là của nợ ". Vì vậy khi con người càng trưởng thành hơn thì việc họ tìm được những người bạn được coi như là tri kỉ thì quả thực khó khăn.

Câu hỏi hay quá.

Việc này là quy luật loại trừ của tự nhiên bạn ạ, tình bạn cần có sự thử thách, cần có sự giao tiếp thường xuyên, cần bồi đắp mới duy trì được. Ngoài ra nó còn phụ thuộc vào ý chí đôi bên, mình muốn tiếp tục làm bạn còn họ thì sao? Tình bạn mà có khi cả năm không gặp nhau, cả tháng không nói chuyện, cả quý không nhắn tin thì khó bền thật bạn ạ.

Nói chung lối lâu không đi thì mọc cỏ dại, người lâu không qua lại thành người dưng là thế đấy.

Vì chúng ta càng lớn thì có nhiều thứ phải suy nghĩ. K muốn kết bn vs ai hết . Có nhiều cách nhìn khác nhau
Chuẩn
Vì trẻ con chơi với nhau chỉ dựa trên interest thôi