Tại sao các trường học lại dạy đại số, lượng giác và giải tích khi không ai thực sự sử dụng chúng?

  1. Giáo dục

Từ khóa: 

giáo dục

Nếu theo luận điểm "có ai dùng đâu", thì + - */chắc còn ít hơn cả người sử dụng tích phân đấy. Tôi cũng thừa sức làm được nhưng mà cứ bấm máy tính cho nhanh.

Những ý khác thì mấy bạn kia phân tích nhiều rồi, đọc mỗi người một ý rồi hệ thống lại. Chứ phải tầm tiểu luận hoặc hơn mới nói được phần nào vai trò và sự mệnh của giáo dục.

Tôi lại nhớ đến trò lừa của cậu bé 14t, khi thu thập chữ ký của mọi người để buộc nhà nước kiểm soát chất dihydro monooxide.

https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Tr%C3%B2_l%E1%BB%ABa_dihydro_monoxide

Tôi cá là sẽ biểu tình hơi bị nhiều và xã hội rất chi là loạn nếu chênh lệch về tri thức quá lớn đó.

Trả lời

Nếu theo luận điểm "có ai dùng đâu", thì + - */chắc còn ít hơn cả người sử dụng tích phân đấy. Tôi cũng thừa sức làm được nhưng mà cứ bấm máy tính cho nhanh.

Những ý khác thì mấy bạn kia phân tích nhiều rồi, đọc mỗi người một ý rồi hệ thống lại. Chứ phải tầm tiểu luận hoặc hơn mới nói được phần nào vai trò và sự mệnh của giáo dục.

Tôi lại nhớ đến trò lừa của cậu bé 14t, khi thu thập chữ ký của mọi người để buộc nhà nước kiểm soát chất dihydro monooxide.

https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Tr%C3%B2_l%E1%BB%ABa_dihydro_monoxide

Tôi cá là sẽ biểu tình hơi bị nhiều và xã hội rất chi là loạn nếu chênh lệch về tri thức quá lớn đó.

Căn cứ nào khiến bạn đưa ra quan điểm không ai thực sự sử dụng chúng? Hay đó chỉ là quan điểm khách quan từ phía bạn?
Những thứ căn bản của toán học đều áp dụng rất nhiều vào cuộc sống, vào tư duy, nhận thức cũng như tính toán của bạn. Điều này ko cần phải nói quá nhiều bởi lẽ ai cũng hiểu.
Còn những thứ được coi là quá nâng cao như đạo hàm, lượng giác... thì nó vẫn được áp dụng về sau này. Tôi là dân kinh tế vẫn phải dùng tích phân để tính các chỉ số kinh tế, ví dụ như thặng dư tiêu dùng, thặng dư sản xuất,... Còn với những người học kỹ thuật thì nó đặc biệt quan trọng. Đó là nền móng để họ học những môn khó hơn như giải tích (dân kinh tế chúng tôi ko học). Từ đó, chúng là các kiến thức nền tảng để tính diện tích, thể tích các vật hay không gian không lý tưởng, ví dụ như loại đường ống dẫn hóa chất, các khái niệm hình học không gian và lực đẩy, rất quan trọng trong xây dựng. Các ngôn ngữ lập trình để tạo ra các chương trình điều khiển tự động cho các hệ thống máy cũng cần các dạng toán này.
Đúng là nó khó và thời điểm học ko hợp lý nếu học kiến thức quá khó và nặng ở phổ thông, chứ nó vẫn có vai trò quan trọng.
Bản thân là một người học Xã Hội nhưng lại thấy rằng học Toán rất tốt cho não bộ để rèn luyện khả năng tư duy. Thật sự càng lớn lên càng phải suy luận nhiều hay trải qua nhiều tình huống mới thấy được rằng mỗi lần giải một bài toán càng giúp cho mìnhgiải quyết vấn đề một cách mượt mà hơn
Ngoài việc rèn tư duy, thì nó cũng là một nền móng vững chắc để học lên cao hơn. Cứ như xây nhà ấy, làm móng vững chắc đi sau muốn lên lầu 2, lầu 3... ok luôn chứ không lẽ lúc đó lại đập hết đi đổ móng lại từ đầu?
Nội việc bạn nhận bảng lương mỗi tháng thôi thì đã phải dùng toán để kiểm tra rồi:>

Trường học đã đưa môn học này vào thì ắt có chủ ý là phải ứng dụng dụng được chứ😃

  • Thứ nhất, thực ra nói học mấy thứ này để... rèn luyện tư duy khá là khiên cưỡng và.. buồn cười.
  • Thứ hai, quan trọng là môn học đó thuộc chương trình giảng dạy. Nghĩa là bạn cần học nó trước khi bước chân lên tầm cao hơn. Nhiều người nghĩ chỉ cần biết làm toán cộng trừ nhân chia là được. Ok, nếu bạn muốn sau này ra chỉ cần ngồi bán hàng, tính tiền rồi đóng gói cho khách mang về. Nhưng với những ai muốn trở thành kỹ sư, nhà nghiên cứu khoa học mà không học mấy cái đó thì nghiên cứu hay làm được cái gì?
    Chưa kể, nếu một ngày bạn đột ngột đang từ hoạ sĩ đổi hứng làm kỹ sư, thì với đám kiến thức sẵn có, bạn có thể dễ dàng bắt đầu.
  • Ngoài ra, việc bạn học mấy thứ đó và mấy thứ tương tự cũng có ý nghĩa “giáo dục phổ thông” -‘nghĩa là bạn và tất cả xã hội sẽ không gặp quá nhiều khó khăn hay bỡ ngỡ khi thình lình gặp một vài thuật ngữ nào đó trên báo đài, tạp chí. Đây là thế kỷ 21, chứ không phải thời kỳ đồ đá mà ù ù cạc cạc. Chúng ta không thể có sự chênh lệnh quá lớn về văn hoá nếu như muốn cùng sống chung và làm việc hiệu quả

Nhiều cá nhân cho rằng học gì là do nhu cầu và năng lực của mỗi người và không nên bắt buộc phải học bất cứ thứ gì. Việc học như vậy theo mình được coi là học không có cơ sở, học vớ, học vẩn. Nếu ai cũng thích học sao thì học xã hội lại càng kém phát triển bởi sự khập khiễng về giáo dụ. Việc không thể có một mức tri thức tương đối đồng đều trong bộ phận dân cư đem lại những hệ quả chính trị tai hại và sâu sắc với xã hội - phản ánh những sự "rút kinh nghiệm sâu sắc trong lịch sử" - khi một bộ phận tinh hoa, có học sẽ ngày càng ngu đần hóa, nới rộng khoảng cách tri thức và giàu nghèo, cai trị vĩnh viễn nhóm nhận thức thấp - giống như những con người khôn ngoan sẽ vĩnh viễn quất đuôi và bóc lột con bò ngu si.

Cho nên không phải tự nhiên các cuộc cách mạng hiện đại đều mang dấu ấn của việc phải ngay lập tức xóa mù chữ chỉ ưu tiên ngay sau xóa đói. Những lập ngôn quan trọng định hình lên thời hiện đại cũng nhấn mạnh vào việc phi độc quyền tri thức và ủng hộ việc phổ cập rộng rãi tri thức, quyền được hiểu biết và học hành là quyền cơ bản (của con người, chứ không phải chỉ mỗi của công dân).
...
Chúng ta đang bước vào kỷ nguyên của thông tin, khi mà việc chiếm hữu và sử dụng thông tin có ý nghĩa tối quan trọng như bất kỳ quyền lực nào khác. Ấy vậy mà vẫn có những người đặt ra những câu hỏi như thế này.
Hoặc đôi khi, phản ánh tư duy của một bộ phận xã hội kiếm được tí tiền đã vội huênh hoang dạy đời xã hội hoặc tự vỗ ngực “bố mày cần đ*o gì bằng cấp học hành vẫn giàu đây” (ối thằng có học vẫn phải làm thuê cho bố mày). 😌😌