Tại sao các thẩm phán người Anh lại phải đội tóc giả?

  1. Tư duy

Có ai cùng thắc mắc với mình không ạ @@

D6252A6F-AA92-4541-9578-9756C82802A5


Từ khóa: 

tư duy

Theo trang Fashion-History, hình ảnh những vị thẩm phán đội bộ tóc giả có thể xem là một hệ quả của phong cách thời trang thế kỷ 17. Vua Charles đệ nhị đã cho nhập khẩu những bộ tóc giả từ Pháp vào nước Anh trong năm 1660 bởi vì những bộ tóc này đang là phong cách “thời thượng” dành cho những quý ông giàu có và quyền lực thời điểm này. Bộ tóc này khẳng định người đội nó có một vị thế xã hội cao hơn thường dân.

Ngoài yếu tố truyền thống hay thời trang, những bộ tóc giả còn đóng vai trò đảm bảo sự “vô danh tính” của các vị thẩm phán. Bộ tóc giả còn được gọi là tóc giả tư pháp. Được xem là biểu tượng của luật pháp và quyền lực ở 1 mức độ nhất định. Tóc giả càng bẩn, càng đậm màu thì càng thể hiện sự độc lập và kinh nghiệm của luật sư, vì vậy tóc giả của họ sẽ không được làm sạch. Nó mang ý nghĩa rằng người sử dụng nó sẽ gạt bỏ đi mọi kỳ thị về sắc tộc, tôn giáo, màu da, đặt mình vào một tiêu chuẩn chung đại diện cho luật pháp và sẽ xét xử vụ án một cách công bằng, không định kiến. Bên cạnh tính biểu tượng, trong thời đại mà công nghệ kỹ thuật chưa phát triển mạnh mẽ như hiện nay, bộ tóc giả cũng giúp che giấu danh tính của các thẩm phán, giúp họ khó bị nhận diện hơn bên ngoài phiên tòa. Chẳng hạn như tại Úc những năm 1980, một loạt vụ tấn công các thẩm phán của Tòa án Gia đình ở nước này đã liên tiếp xảy ra. Tòa án Gia đình được chính quyền Úc cho ra đời vào năm 1975 và không quy định bắt buộc thẩm phán phải mặc áo choàng hay tóc giả nhằm tạo một không khí tòa án ít trang nghiêm hơn. Tuy nhiên, sau những vụ tấn công này, Úc đã phải yêu cầu thẩm phán Tòa án Gia đình đội lại tóc giả và mặc áo choàng.

Bổ sung thêm về đặc điểm Thẩm phán – Luật sư đội tóc giả màu trắng mặc áo choàng đen thì có ý kiến khẳng định: đây là 2 thái cực biểu thị sự rõ ràng, minh bạch giữa công lý và tội ác! Và tóc màu trắng trên đầu là công lý tối thượng. Khi đội vào, thì người làm công việc đó chỉ có nhiệm vụ vạch ra rõ ràng trắng đen, thị phi. Cái này xuất phát từ xưa, nền tư pháp của Anh phát triển, thường là người trí thức có để kiểu tóc như vậy, nên duy trì đến giờ. Thay vì để tóc và nhuộm thì ngta đội tóc giả!

Nguồn: Nhân Lực Ngành Luật.

Trả lời

Theo trang Fashion-History, hình ảnh những vị thẩm phán đội bộ tóc giả có thể xem là một hệ quả của phong cách thời trang thế kỷ 17. Vua Charles đệ nhị đã cho nhập khẩu những bộ tóc giả từ Pháp vào nước Anh trong năm 1660 bởi vì những bộ tóc này đang là phong cách “thời thượng” dành cho những quý ông giàu có và quyền lực thời điểm này. Bộ tóc này khẳng định người đội nó có một vị thế xã hội cao hơn thường dân.

Ngoài yếu tố truyền thống hay thời trang, những bộ tóc giả còn đóng vai trò đảm bảo sự “vô danh tính” của các vị thẩm phán. Bộ tóc giả còn được gọi là tóc giả tư pháp. Được xem là biểu tượng của luật pháp và quyền lực ở 1 mức độ nhất định. Tóc giả càng bẩn, càng đậm màu thì càng thể hiện sự độc lập và kinh nghiệm của luật sư, vì vậy tóc giả của họ sẽ không được làm sạch. Nó mang ý nghĩa rằng người sử dụng nó sẽ gạt bỏ đi mọi kỳ thị về sắc tộc, tôn giáo, màu da, đặt mình vào một tiêu chuẩn chung đại diện cho luật pháp và sẽ xét xử vụ án một cách công bằng, không định kiến. Bên cạnh tính biểu tượng, trong thời đại mà công nghệ kỹ thuật chưa phát triển mạnh mẽ như hiện nay, bộ tóc giả cũng giúp che giấu danh tính của các thẩm phán, giúp họ khó bị nhận diện hơn bên ngoài phiên tòa. Chẳng hạn như tại Úc những năm 1980, một loạt vụ tấn công các thẩm phán của Tòa án Gia đình ở nước này đã liên tiếp xảy ra. Tòa án Gia đình được chính quyền Úc cho ra đời vào năm 1975 và không quy định bắt buộc thẩm phán phải mặc áo choàng hay tóc giả nhằm tạo một không khí tòa án ít trang nghiêm hơn. Tuy nhiên, sau những vụ tấn công này, Úc đã phải yêu cầu thẩm phán Tòa án Gia đình đội lại tóc giả và mặc áo choàng.

Bổ sung thêm về đặc điểm Thẩm phán – Luật sư đội tóc giả màu trắng mặc áo choàng đen thì có ý kiến khẳng định: đây là 2 thái cực biểu thị sự rõ ràng, minh bạch giữa công lý và tội ác! Và tóc màu trắng trên đầu là công lý tối thượng. Khi đội vào, thì người làm công việc đó chỉ có nhiệm vụ vạch ra rõ ràng trắng đen, thị phi. Cái này xuất phát từ xưa, nền tư pháp của Anh phát triển, thường là người trí thức có để kiểu tóc như vậy, nên duy trì đến giờ. Thay vì để tóc và nhuộm thì ngta đội tóc giả!

Nguồn: Nhân Lực Ngành Luật.

Dùng cho nó nhìn già dặn hơn chứ thẩm phán mà có nhiều người trẻ tuổi mà lên được chức này đó, napoli cho lính đội mũ chóp cao để nhìn quân lính uy lực tâm lí đối phương sẽ e dè hơn như kiểu thấy người cao hơn mà không quen biết thì mình tự động gọi "Anh" sau khi biết nó thua mình tận 4 5 tuổi hay mặc áo giống nhà sư mặc dù ko biết người đó có đi tu hay không chức gì vẫn gọi là thầy mà cái thằng đó nghiện cmn game bị bố mẹ bắt vào đi tu nó còn trốn ra net, mà cái vụ này chắc mỗi anh là bắt buộc xem phim hay mấy cái video ngoài đời ít khi thấy.

hihii, có thể còn đội cho đẹp ý, thành 1 concept về thời trang trong phiên tòa ^^