Tại sao các sàn thương mại điện tử lại có hiện tượng "ngày đôi" như 5/5, 6/6?

  1. Marketing

Từ khóa: 

thuong_mai_dien_tu

,

ngay_doi

,

marketing

Thực chất, những đợt sale này bắt nguồn từ ngày Độc thân (11/11) tại Trung Quốc. Nhờ sự nhanh nhạy của Alibaba, ngày 11/11 đã trở thành lễ hội giảm giá trên 3 sàn thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc, bao gồm Tmall, Taobao và Alibaba từ năm 2009 với ý nghĩa giúp hội độc thân tự thưởng cho mình hoặc mua những món quà cho người thân hay bạn bè.. 
Không dừng lại ở đó, Alibaba tiếp tục khai thác thêm ngày 12/12, được coi là “người anh em" của ngày Độc thân với cái tên Double 12 Day. Đây là dịp để nhiều nhãn hàng đáp ứng nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng trước thềm Giáng Sinh và năm mới. Những trang thương mại điện tử muốn biến ngày này thành cơ hội cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ thúc đẩy doanh số, trong khi các thương hiệu lớn đã chiếm ưu thế trong đợt giảm giá 11/11 khổng lồ trước đó. Hàng loạt ứng dụng mua sắm như Lazada, Zalora, Asos,...đều hưởng ứng làn sóng này, góp phần tạo nên sự kiện mua sắm lớn hằng năm, đặc biệt tại các quốc gia châu Á.
Năm 2016, Shopee tiếp tục mở thêm ngày mua sắm trực tuyến 9/9, phủ sóng tại 6 nước Đông Nam Á bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Việt Nam. Sự kiện mang đến kết quả không tưởng cho sàn thương mại Singapore, với khoảng 6 triệu đơn hàng vào 9/9/2018, gấp 3 lần số giao dịch trong các ngày thường. Thành công từ 3 ngày 9/9, 11/11 và 12/12 đã “mở đường" cho Shopee tiếp tục xây dựng thêm nhiều sự kiện giảm giá vào các dịp Double Day, và bắt đầu thực hiện chiến dịch này hàng tháng từ năm 2020 để tăng tương tác với người tiêu dùng, thúc đẩy thương mại trực tuyến cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ trong bối cảnh đại dịch. Các con số ngày đôi giúp sự kiện giảm giá trở nên dễ nhớ hơn, tạo thói quen mua sắm mỗi tháng cho nhiều người. Từ đó đến nay, các đợt giảm giá từ trang thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Zalora, Tiki… đã đi vào thông lệ với người tiêu dùng châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng, lan rộng sang nhiều nền tảng mua sắm toàn cầu khác như Zalora, Amazon, Sephora,...

 

Trả lời
Thực chất, những đợt sale này bắt nguồn từ ngày Độc thân (11/11) tại Trung Quốc. Nhờ sự nhanh nhạy của Alibaba, ngày 11/11 đã trở thành lễ hội giảm giá trên 3 sàn thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc, bao gồm Tmall, Taobao và Alibaba từ năm 2009 với ý nghĩa giúp hội độc thân tự thưởng cho mình hoặc mua những món quà cho người thân hay bạn bè.. 
Không dừng lại ở đó, Alibaba tiếp tục khai thác thêm ngày 12/12, được coi là “người anh em" của ngày Độc thân với cái tên Double 12 Day. Đây là dịp để nhiều nhãn hàng đáp ứng nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng trước thềm Giáng Sinh và năm mới. Những trang thương mại điện tử muốn biến ngày này thành cơ hội cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ thúc đẩy doanh số, trong khi các thương hiệu lớn đã chiếm ưu thế trong đợt giảm giá 11/11 khổng lồ trước đó. Hàng loạt ứng dụng mua sắm như Lazada, Zalora, Asos,...đều hưởng ứng làn sóng này, góp phần tạo nên sự kiện mua sắm lớn hằng năm, đặc biệt tại các quốc gia châu Á.
Năm 2016, Shopee tiếp tục mở thêm ngày mua sắm trực tuyến 9/9, phủ sóng tại 6 nước Đông Nam Á bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Việt Nam. Sự kiện mang đến kết quả không tưởng cho sàn thương mại Singapore, với khoảng 6 triệu đơn hàng vào 9/9/2018, gấp 3 lần số giao dịch trong các ngày thường. Thành công từ 3 ngày 9/9, 11/11 và 12/12 đã “mở đường" cho Shopee tiếp tục xây dựng thêm nhiều sự kiện giảm giá vào các dịp Double Day, và bắt đầu thực hiện chiến dịch này hàng tháng từ năm 2020 để tăng tương tác với người tiêu dùng, thúc đẩy thương mại trực tuyến cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ trong bối cảnh đại dịch. Các con số ngày đôi giúp sự kiện giảm giá trở nên dễ nhớ hơn, tạo thói quen mua sắm mỗi tháng cho nhiều người. Từ đó đến nay, các đợt giảm giá từ trang thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Zalora, Tiki… đã đi vào thông lệ với người tiêu dùng châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng, lan rộng sang nhiều nền tảng mua sắm toàn cầu khác như Zalora, Amazon, Sephora,...

 

Sau giãn cách, nhu cầu mua sắm của người dùng như chiếc lò xo nén được bung mạnh. Không ít người có tâm lí "mua sắm trả thù" để bù đắp những hạn chế do giãn cách. Đáp ứng nguồn cầu mạnh mẽ này, loạt thương hiệu và sàn thương mại điện tử (TMĐT) tung nhiều ưu đãi nhằm "kích hoạt" nhu cầu mua sắm của người dùng, thúc đẩy tỉ lệ chốt đơn.
Chiến dịch giảm giá “Ngày Đôi" là một chiêu thức vô cùng thông minh khi có thể tạo nhiều cơ hội tăng doanh thu cho các cửa hàng nhỏ lẻ trên các nền tảng thương mại điện tử, đồng thời gia tăng trào lưu mua sắm trên nhiều ngành hàng.