Tại sao các quốc gia trên thế giới trong tiếng việt vay mượn chữ hán mà không phải ngôn ngữ khác?

  1. Lịch sử

  2. Văn hóa

  3. Giáo dục

  4. Sách

  5. Xã hội

Mình thấy tên gọi các quốc gia trong tiếng Việt thường vay mượn chữ hán mà không phải ngôn ngữ khác.Tại sao lại như thế nhỉ?

 

 

 

 

Từ khóa: 

lịch sử

,

văn hóa

,

giáo dục

,

sách

,

xã hội

Việt Nam sử dụng chữ Hán từ bao đời nay rồi, thậm chí còn mượn luôn "từ vựng" chứ giờ không mượn chữ nữa. Chỉ mượn cái từ đó với cách đọc của người Việt. Và hơn nữa, Việt Nam còn chế ra các từ Hán Việt vốn chẳng phải là một từ trong tiếng Hán (Ví dụ như từ "giáo viên"). Vì vậy yếu tố Hán-Việt là một phần không thể tách rời khỏi ngôn ngữ của chúng ta rồi. Cái này không liên quan đến việc thoát Hán hay gì gì đó đâu.

Thực tế thì không phải lúc nào cũng gọi theo cách gọi của Trung Quốc đâu. Ví dụ Thái Lan, chúng ta gọi là Thái Lan hoặc Thái chứ không có gọi Thái Quốc như Hàn Quốc, Trung Quốc,....

Và một số nước trên thế giới hiện giờ chúng ta cũng có cách gọi riêng bằng phiên âm tiếng Việt từ tên gọi quốc tế như: Phi-lip-pin, Sin-ga-po, Ca-ta, Bra-xin, Ác-hen-ti-na, U-ru-guay,.... 

Một số nước như: Mỹ (Hoa Kỳ), Đức, Pháp, Anh,... thì một thời chúng ta cũng gọi theo Trung Quốc là Mỹ Quốc, Đức Quốc, Pháp Quốc, Anh Quốc và hiện giờ cũng thế. Không rõ là mình bỏ chữ Quốc trước hay Trung Quốc bỏ nên mình bỏ theo. Những nước này là những nước lớn hoặc có tầm ảnh hưởng từ sớm, vì vậy chúng ta biết họ từ khi chưa phát triển chữ quốc ngữ. Chứ nếu mà biết họ muộn hơn có lẽ giờ chúng ta sẽ gọi họ là Ờ-me-ri-ca, Gơ-me-ni, Phờ-răng-xi, Ăng-gờ-lê,... chẳng hạn. Cứ phiên âm theo tiếng Việt luôn.

Và cũng có một thời kỳ chúng ta chịu ảnh hưởng của Pháp nói riêng và các nước phương Tây nói chung. Trong thời kỳ này chữ quốc ngữ cũng bắt đầu được sử dụng và phát triển mạnh mẽ. Người Việt bắt đầu dùng chữ quốc ngữ để phiên âm một số từ mượn từ tiếng Pháp, Nga,... Vì lúc này Việt Nam và Trung Quốc chịu những ảnh hưởng riêng, chính vì vậy không thể nào mà cứ xem Trung Quốc nó gọi như thế nào mà mình bắt chước gọi theo được. Có những thứ ảnh hưởng đến mình mà không ảnh hưởng trên họ. Và mình đã sử dụng chữ Quốc ngữ rồi thì mình có thể chủ động sáng tạo để phục vụ mình trước đã. Vì thế một loạt tên phiên âm tiếng Việt bao gồm cả tên quốc gia, tên riêng, từ ngữ thông dụng cũng ra đời.

Trả lời

Việt Nam sử dụng chữ Hán từ bao đời nay rồi, thậm chí còn mượn luôn "từ vựng" chứ giờ không mượn chữ nữa. Chỉ mượn cái từ đó với cách đọc của người Việt. Và hơn nữa, Việt Nam còn chế ra các từ Hán Việt vốn chẳng phải là một từ trong tiếng Hán (Ví dụ như từ "giáo viên"). Vì vậy yếu tố Hán-Việt là một phần không thể tách rời khỏi ngôn ngữ của chúng ta rồi. Cái này không liên quan đến việc thoát Hán hay gì gì đó đâu.

Thực tế thì không phải lúc nào cũng gọi theo cách gọi của Trung Quốc đâu. Ví dụ Thái Lan, chúng ta gọi là Thái Lan hoặc Thái chứ không có gọi Thái Quốc như Hàn Quốc, Trung Quốc,....

Và một số nước trên thế giới hiện giờ chúng ta cũng có cách gọi riêng bằng phiên âm tiếng Việt từ tên gọi quốc tế như: Phi-lip-pin, Sin-ga-po, Ca-ta, Bra-xin, Ác-hen-ti-na, U-ru-guay,.... 

Một số nước như: Mỹ (Hoa Kỳ), Đức, Pháp, Anh,... thì một thời chúng ta cũng gọi theo Trung Quốc là Mỹ Quốc, Đức Quốc, Pháp Quốc, Anh Quốc và hiện giờ cũng thế. Không rõ là mình bỏ chữ Quốc trước hay Trung Quốc bỏ nên mình bỏ theo. Những nước này là những nước lớn hoặc có tầm ảnh hưởng từ sớm, vì vậy chúng ta biết họ từ khi chưa phát triển chữ quốc ngữ. Chứ nếu mà biết họ muộn hơn có lẽ giờ chúng ta sẽ gọi họ là Ờ-me-ri-ca, Gơ-me-ni, Phờ-răng-xi, Ăng-gờ-lê,... chẳng hạn. Cứ phiên âm theo tiếng Việt luôn.

Và cũng có một thời kỳ chúng ta chịu ảnh hưởng của Pháp nói riêng và các nước phương Tây nói chung. Trong thời kỳ này chữ quốc ngữ cũng bắt đầu được sử dụng và phát triển mạnh mẽ. Người Việt bắt đầu dùng chữ quốc ngữ để phiên âm một số từ mượn từ tiếng Pháp, Nga,... Vì lúc này Việt Nam và Trung Quốc chịu những ảnh hưởng riêng, chính vì vậy không thể nào mà cứ xem Trung Quốc nó gọi như thế nào mà mình bắt chước gọi theo được. Có những thứ ảnh hưởng đến mình mà không ảnh hưởng trên họ. Và mình đã sử dụng chữ Quốc ngữ rồi thì mình có thể chủ động sáng tạo để phục vụ mình trước đã. Vì thế một loạt tên phiên âm tiếng Việt bao gồm cả tên quốc gia, tên riêng, từ ngữ thông dụng cũng ra đời.