Tại sao các quốc gia có trữ lượng dầu mỏ càng lớn thì quốc gia đó càng khó phát triển?
Đây là bài viết chia sẻ cũng như câu trả lời cho câu hỏi mình đọc được trên Noron:
Vậy tại sao lại có nghịch lý này?
Đầu tiên, hãy phân tích những ảnh hưởng tiêu cực của dầu mỏ.
Nền kinh tế một quốc gia kể từ thế kỷ 19 đến nay, những cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới từng diễn ra đều ít nhiều có sự tác động của dầu mỏ. Nhiều lúc người ta có cảm tưởng là sự tồn vong và phát triển của thế giới hiện nay phụ thuộc phần lớn và các nguồn tài nguyên chủ yếu là dầu mỏ và khí đốt, một thứ mà với tốc độ sử dụng hiện nay thì chỉ còn 20 đến 30 năm nữa là cạn kiệt. Chả có quốc gia nào là không cần dầu mỏ cả và những nước có nguồn tài nguyên dầu mỏ dồi dào, họ sẽ giàu lên rất nhanh, nhờ bán cho thế giới. Điều này khiến đồng tiền Nội tệ của họ đột ngột tăng giá vì nguồn ngoại tệ chảy vào quá nhiều kết quả là những mặt hàng công nghiệp xuất khẩu, không còn khả năng cạnh tranh trong khi hàng nhập khẩu thì giảm giá còn rất rẻ.
Người dân khi đã rủng rỉnh tiền trong túi bắt đầu đổ xô mua hàng nhập khẩu khiến ngành công nghiệp trong nước trở nên chết yểu và quá trình phi công nghiệp hóa xảy ra. Các bạn hãy tưởng tượng nó giống như là gia đình bạn bất ngờ trúng Vietlott vậy. Lúc đó thì cả gia đình sẽ điên cuồng mua sắm rất nhiều thứ để mang về nhà trong khi chả ai quan tâm đến việc đi làm để tạo ra sản phẩm nữa và đây chính là điểm giết chết nền kinh tế của một quốc gia. Những nước ít dầu sẽ phải quan tâm đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm và giáo dục, như thế thì họ mới có cơ hội để đi lên. Nhưng mà nước nhiều dầu thì chỉ quan tâm xoay quanh việc ai kiểm soát bán dầu và ai được chia bao nhiêu phần trăm của cái bánh đó? Họ tập trung vào nguồn lợi trước mắt mà bỏ quên đi tương lai xa hơn. Kinh tế một quốc gia quá phụ thuộc vào một nguồn thu duy nhất là dầu mỏ cũng rất là bấp bênh, nếu giá dầu chạm đáy có thể khiến cho quốc gia đó phá sản nhanh chóng.
Tiếp nữa là nguồn thu quá lớn từ dầu mỏ cũng sẽ che lấp đi thể chế nhà nước yếu kém và chính quyền lãnh đạo độc đoán một ông tổng. Dù kém cỏi làm kinh tế đất nước đi xuống, nhưng vì tiền thu được từ dầu quá nhiều cũng sẽ giúp cho ông ta lấp đầy những lỗ hổng đó khi giá dầu càng lên cao. Người đứng đầu quốc gia xuất khẩu dầu càng có nhiều quyền lực và ông ta không phải để ý bất kỳ ý kiến nào từ các phe đối lập thứ hai là nghịch lý nhiều dầu thì sẽ khiến tự do dân chủ giảm. Điều này gây ra bởi hiệu ứng thuế chính phủ của các nước nhiều dầu mỏ thường sử dụng những khoản thu nhập của mình vào việc miễn thuế cho người dân để giảm sức ép xã hội lên. Còn có nhiều nước vì nguồn tiền đổ vào nhiều quá còn phân phát cho người dân xài, ví dụ trong năm 2011, Algeria đã công bố các kế hoạch đầu tư 156 tỷ đô la cho các chương trình cơ sở hạ tầng mới và cắt giảm thuế đường Saudi arabia bỏ trực tiếp ra 136 tỷ đô la để phục vụ cho việc tăng lương trong lĩnh vực công hỗ trợ nhà cửa và trợ cấp thất nghiệp.
dau_mo
,kinh_te
,xã hội
,kinh doanh
Dê rơi vào bẫy dầu.
Rukahn
Dê rơi vào bẫy dầu.
Ghost Wolf
Canada - trữ lượng dầu mỏ top 3 thế giới - GDP top 9.
Nga - trữ lượng dầu top 8 - GDP top 11, cường quốc quân sự top 2.
Mỹ - trữ lượng dầu top 11 - GDP top 1, cường quốc quân sự số 1 thế giới.
...
Cái kết luận "càng nhiều dầu" càng khó và ít phát triển là quy nạp sai, có cả đám nước vừa nhiều dầu, vừa phát triển.
Có tài nguyên cả thế giới cần, đào lên, bán lấy ngoại tệ mang về cho đất nước luôn luôn là chuyện tốt. Tiền bán tài nguyên được sử dụng như thế nào thì tùy vào chính phủ của từng quốc gia. Ví dụ gửi ngân hàng làm của riêng, phát tiền cho dân xài, đầu tư csht, đẩy mạnh phúc lợi xã hội như y tế, giáo dục...
Như Libya trước khi ăn bom dân chủ, nhờ tiền bán dầu, chính quyền Gà đá miễn phí giáo dục, y tế; hỗ trợ nhà ở, hỗ trợ học đại học cho người dân; đào kênh mương phát triển thủy lợi để trồng trọt... đều là các chính sách tốt. Hay như UAE, nhờ tiền bán dầu, UAE họ phát triển theo hướng trung tâm tài chính của khu vực và thế giới, đi kèm phát triển du lịch và các dịch vụ đi kèm như nhà hàng, khách sạn, hệ thống bán lẻ...
Ngoài ra, nếu có nhiều dầu, có khả năng lọc dầu, đất nước sẽ ít bị ảnh hưởng từ những quả giá dầu tăng chạm nóc như hiện nay.
Long PT
Toàn bộ lời nguyền này chỉ là cổ súy cho học thuyết "thiên định" rằng các nước giàu được quyền bóc lột tài nguyên thiên nhiên vô tội vạ của các nước khác, là 1 phần trong chủ nghĩa thực dân kiểu mới.
Sự thật, Dầu mỏ chỉ là 1 loại tài nguyên của thế kỉ này quan trọng, trước đó là than đá, thép, đồng, thậm chí là nước...
Mỹ khai thác chừng 20 tr thùng dầu/ngày, dự trữ dầu mỏ của họ không ít hơn các nước Trung Đông, họ nghèo với kém phát triển chỗ nào?
Nga cũng thế?
Bạn biết mỏ dầu đầu tiên khai thác ở đâu không? Đức. Đến giữa thế kỉ vừa rồi, Đức vẫn là nước khai thác dầu hàng đầu thế giới, họ kém phát triển chỗ nào?
Lời nguyền chỉ đúng với các quốc gia có thể chế chính trị yếu kém, không ổn định, các nhà lãnh đạo tham nhũng và chuyên quyền, người dân thì bị tràn ngập trong chủ nghĩa hưởng lạc, thiếu tinh thần phấn đấu và nỗ lực.
Một quốc gia như thế, thì lời nguyền lớn nhất của nó không phải là tài nguyên, mà dù không có tài nguyên nó cũng đã là lời nguyền rồi!
Đức Khương
Giống như mấy cháu Rich kid ấy, giàu ú nu nhưng không chịu học hành chỉ ăn chơi đua đòi không được tích sự gì cho xã hội.