Tại sao các quốc gia càng nhiều dầu mỏ quyền tự do dân chủ càng thấp?

  1. Xã hội

Mình thấy các quốc gia có trữ lượng dầu mỏ càng lớn thì người dân càng có ít quyền tự do dân chủ. Các nước ở Trung Đông là ví dụ, công dân của các nước ít hoặc không có dầu mỏ như Ai Cập, Jordan lại thường có nhiều tự do hơn công dân ở những nước có nhiều dầu mỏ như Bahrain, Iraq, Saudi Arabia.

Tại sao có nghịch lý này?

Từ khóa: 

dau_mo

,

xã hội

Mệnh đề trong câu hỏi của bạn liên quan đến Định luật thứ nhất của Chính trị dầu mỏ, nó chỉ mối liên hệ giữa giá dầu với mức độ ổn định, tự do chính trị và các cuộc cải cách kinh tế ở một số quốc gia.

Định luật này cho rằng: Giá dầu luôn tỷ lệ nghịch với tiến trình tự do ở những quốc gia nhiều dầu mỏ. Theo Định luật Thứ nhất của Chính trị dầu mỏ, khi giá dầu thô trung bình của thế giới càng lên cao thì quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí, các cuộc bầu cử tự do và công bằng, bộ máy tư pháp độc lập, nền pháp trị, và các đảng chính trị độc lập càng bị mất dần. Và những xu hướng tiêu cực này đang được củng cố bởi một thực tế rằng khi giá dầu càng lên cao thì các nhà lãnh đạo ở các quốc gia dầu mỏ lại càng ít nhạy cảm với những gì thế giới nghĩ hay nói về họ. Ngược lại, cũng theo Định luật này, khi giá dầu càng hạ thấp thì các quốc gia dầu mỏ càng buộc phải hướng đến một hệ thống chính trị và xã hội trong sạch hơn, nhạy cảm hơn với những tiếng nói đối lập, cũng như tập trung hơn vào xây dựng các cấu trúc luật pháp và giáo dục giúp tối ưu hóa năng lực người dân của cả nam giới và nữ giới, nhằm cạnh tranh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư nước ngoài. Khi giá dầu thô càng đi xuống, các nhà lãnh đạo ở các quốc gia dầu mỏ càng chú ý hơn đến những điều mà các lực lượng bên ngoài nghĩ về họ.

Những quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn phụ thuộc vào nó như là mặt hàng xuất khẩu chủ lực cũng như đóng góp nhiều nhất vào tổng sản phẩm quốc nội, vừa tồn tại những thể chế nhà nước yếu kém hoặc chính quyền lãnh đạo độc đoán. Những quốc gia dầu mỏ tiêu biểu như trên có thể kể đến là Azerbaijan, Angola, Chad, Ai Cập, Guinea Xích đạo, Iran, Kazakhstan, Nigeria, Nga, Ả Rập Xê Út, Sudan, Uzbekistan, và Venezuela. (Các quốc gia có nguồn dầu thô dồi dào nhưng đã tồn tại vững chắc từ lâu với các thể chế dân chủ bền vững và nền kinh tế đa dạng trước khi nguồn dầu của họ được phát hiện, ví dụ như Anh, Na Uy, Mỹ, thì không chịu tác động của Định luật Thứ nhất của Chính trị dầu mỏ.)

Nguồn: Thomas L. Friedman (2006). “The First Law of Petropolitics”, Foreign Policy, No.154 (May/June), pp 28-36

Trả lời

Mệnh đề trong câu hỏi của bạn liên quan đến Định luật thứ nhất của Chính trị dầu mỏ, nó chỉ mối liên hệ giữa giá dầu với mức độ ổn định, tự do chính trị và các cuộc cải cách kinh tế ở một số quốc gia.

Định luật này cho rằng: Giá dầu luôn tỷ lệ nghịch với tiến trình tự do ở những quốc gia nhiều dầu mỏ. Theo Định luật Thứ nhất của Chính trị dầu mỏ, khi giá dầu thô trung bình của thế giới càng lên cao thì quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí, các cuộc bầu cử tự do và công bằng, bộ máy tư pháp độc lập, nền pháp trị, và các đảng chính trị độc lập càng bị mất dần. Và những xu hướng tiêu cực này đang được củng cố bởi một thực tế rằng khi giá dầu càng lên cao thì các nhà lãnh đạo ở các quốc gia dầu mỏ lại càng ít nhạy cảm với những gì thế giới nghĩ hay nói về họ. Ngược lại, cũng theo Định luật này, khi giá dầu càng hạ thấp thì các quốc gia dầu mỏ càng buộc phải hướng đến một hệ thống chính trị và xã hội trong sạch hơn, nhạy cảm hơn với những tiếng nói đối lập, cũng như tập trung hơn vào xây dựng các cấu trúc luật pháp và giáo dục giúp tối ưu hóa năng lực người dân của cả nam giới và nữ giới, nhằm cạnh tranh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư nước ngoài. Khi giá dầu thô càng đi xuống, các nhà lãnh đạo ở các quốc gia dầu mỏ càng chú ý hơn đến những điều mà các lực lượng bên ngoài nghĩ về họ.

Những quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn phụ thuộc vào nó như là mặt hàng xuất khẩu chủ lực cũng như đóng góp nhiều nhất vào tổng sản phẩm quốc nội, vừa tồn tại những thể chế nhà nước yếu kém hoặc chính quyền lãnh đạo độc đoán. Những quốc gia dầu mỏ tiêu biểu như trên có thể kể đến là Azerbaijan, Angola, Chad, Ai Cập, Guinea Xích đạo, Iran, Kazakhstan, Nigeria, Nga, Ả Rập Xê Út, Sudan, Uzbekistan, và Venezuela. (Các quốc gia có nguồn dầu thô dồi dào nhưng đã tồn tại vững chắc từ lâu với các thể chế dân chủ bền vững và nền kinh tế đa dạng trước khi nguồn dầu của họ được phát hiện, ví dụ như Anh, Na Uy, Mỹ, thì không chịu tác động của Định luật Thứ nhất của Chính trị dầu mỏ.)

Nguồn: Thomas L. Friedman (2006). “The First Law of Petropolitics”, Foreign Policy, No.154 (May/June), pp 28-36

  1. Bạn đo cái gọi là quyền "tự do dân chủ" theo kiểu gì, nếu là dựa trên hình thái nhà nước nắm quyền thì nó ko hợp lý:
    - Dầu mỏ thì nó vẫn nằm ở dưới đất thôi, ko chạy đi đâu được, ko khai thác thì nó vẫn nằm yên đấy.
    - Hình thái nhà nước thay đổi theo thời gian, như Iraq chẳng hạn lúc trước khi liên quân Mỹ đến đấm Iraq thì đảng của Saddam nắm toàn quyền. Sau đó là chính phủ tạm quyền do Mỹ dựng lên, rồi xây dựng hiến pháp, bầu cử. Mức độ "dân chủ" như bạn nói cũng thay đổi theo từng giai đoạn.
  2. Mà kể cả là đo như trên, thì cái kết luận của bạn cũng ko có cơ sở cho lắm. Canada, Iraq hiện tại, hay Kuwait có trữ lượng dầu mỏ lớn - nhưng "dân chủ" hơn khá nước có trữ lượng dầu mỏ thấp hơn. 

Đầu tiên: Bạn cần xác định từ dân chủ và tự do dân chủ là gì đã. Đối với tôi nó chẳng khác gì một hình thức cho phép nước mỹ ảnh hưởng đến thế giới qua khái niệm "dân chủ" của họ.

Thậm chý theo khái niệm dân chủ cơ bản nhất là quyền của nhân dân thì thậm chí nước Mỹ còn không được xem là một nước dân chủ
Nguồn: Câu trả lời của nhà sử học và nhà nghiên cứu 

Carl Hamilton
, người Đan Mạch
 
 

Hai mệnh đề bạn đặt chung vào 1 vấn đề không có liên quan đến nhau nên sẽ không có lý giải cho câu hỏi của bạn. Vấn đề quyền tự do dân chủ thuộc phạm vi của tư duy chính trị, tư duy của nhà cầm quyền => sẽ được giải thích thông qua khoa học chính trị. Còn vấn đề dầu mỏ có ảnh hưởng như thế nào đến tự do dân chủ nó lại thuộc phạm trù nghiên cứu của triết học kinh tế, kinh tế học hoặc là xã hội học kinh tế. Hiện nay, mình chưa thấy có một nghiên cứu nào liên kết hai vấn đề này với nhau cả. Còn muốn trả lời cho câu hỏi của bạn thì sẽ cần đến một nghiên cứu chính thức về sự ảnh hưởng của việc nhiều tài nguyên dầu mỏ lên quan hệ công nhân nhà nước ở quốc gia đó. Tuy nhiên, mình thấy vấn đề này không phải là một câu hỏi nghiên cứu có sức nặng nên sẽ không ai làm đâu. 

Nguồn thu quá lớn từ dầu mỏ của các quốc gia này sẽ che lấp đi thể chế nhà nước yếu kém và chính quyền lãnh đạo độc đoán một ông tổng. Dù kém cỏi làm kinh tế đất nước đi xuống, nhưng vì tiền thu được từ dầu quá nhiều cũng sẽ giúp cho ông ta lấp đầy những lỗ hổng đó khi giá dầu càng lên cao. Người đứng đầu quốc gia xuất khẩu dầu càng có nhiều quyền lực và ông ta không phải để ý bất kỳ ý kiến nào từ các phe đối lập thứ hai là nghịch lý nhiều dầu thì sẽ khiến tự do dân chủ giảm. Điều này gây ra bởi hiệu ứng thuế chính phủ của các nước nhiều dầu mỏ thường sử dụng những khoản thu nhập của mình vào việc miễn thuế cho người dân để giảm sức ép xã hội lên. Còn có nhiều nước vì nguồn tiền đổ vào nhiều quá còn phân phát cho người dân xài, ví dụ trong năm 2011, Algeria đã công bố các kế hoạch đầu tư 156 tỷ đô la cho các chương trình cơ sở hạ tầng mới và cắt giảm thuế đường Saudi arabia bỏ trực tiếp ra 136 tỷ đô la để phục vụ cho việc tăng lương trong lĩnh vực công hỗ trợ nhà cửa và trợ cấp thất nghiệp. 

Một câu hỏi rất thú vị. Vừa hay gần đây mình từng nghiên cứu một chủ đề khái quát hơn có thể giải quyết câu hỏi ''Tại sao các quốc gia càng nhiều dầu mỏ thì càng khó phát triển'' qua đó có thể giải thích cho câu hỏi của bạn. Nhưng phân tích chắc sẽ khái dài nên mình sẽ đánh dấu tại câu trả lời này, có thời gian mình sẽ quay lại trả lời kỹ lưỡng hơn thậm chí có thể lên hẳn 1 bài viết. 

Theo mình thì đại khái là dầu mỏ trong các quốc gia được Nhà nước khai thác và trao quyền khai thác. Mà càng nhiều dầu mỏ nghĩa là lợi ích càng lớn, mà lòng tham của con người thì vô đáy :)), nên để Nhà nước và các nhóm lợi ích của mình thu được càng nhiều lợi ích từ khai thác dầu mỏ, thì càng phải "ngu dân", hạn chế quyền tự do dân chủ của người dân :)))

Chào anh 

Kha Nguyen
, em đã đọc rất nhiều câu trả lời phân tích kinh tế, chính trị, xã hội của anh và em cảm thấy thực sự ấn tượng. Ngoài các bạn người dùng khác em có thể nghĩ ra thì em nghĩ anh có thể hỗ trợ giải đáp tốt câu trả lời này nên xin phép được tag anh nhờ giúp đỡ. Rất cảm ơn!

Trữ lượng của Canada đc đánh giá đứng thứ 4. Mỹ cũng ko hiếm dầu. Nên bạn nên làm rõ tự do, dân chủ thấp đc định lượng như thế nào.