Tại sao các phương tiện truyền thông chỉ đưa ra một nửa sự thật cho mọi người để rồi bị dắt mũi từng ngày qua ngày, tháng qua tháng?
Tại sao các loại phương tiện (báo chí, truyền thông, tin tức,...) bẩn thường chỉ đưa ra một nửa sự thật rồi dắt nhiều người như những con chó cảnh xung quanh. Điều này vô hình chung đã khiến mọi người trở thành nạn nhân và truyền tải sai thông điệp cốt lõi của nó. Chúng ta đang có cái nhìn như nào về truyền thông bẩn, liệu chúng ta đã nhận thức được các thông tin mình đang tiếp cận chưa? Hay thậm chí còn chưa nhìn ra?
phương tiện
,truyền thông
,báo chí
,sự thật
,tin tức
,truyền thông đa phương tiện
Không hẳn là một nửa sự thật mà nhiều khi, các nhà truyền thông thường chỉ đưa ra 1/10 sự thật hoặc tin sai lệch hoàn toàn để tạo hiệu ứng và dẫn dắt dư luận xã hội. Nguyên tắc đơn giản và quan trọng nhất của truyền thông đó là: công chúng mục tiêu ở đâu thì truyền thông ở đó, công chúng mục tiêu muốn gì thì truyền thông hướng đến cái đó.
Việc tung ra những "tin shock", tin "nửa sự thật" nhằm mục đích thỏa mãn thị hiếu, đáp ứng nhu cầu tiếp nhận thông tin và mong muốn đón nhận thông tin của công chúng. Tất nhiên, tác động truyền thông bẩn mang lại cũng phải làm thỏa mãn mục đích của người làm truyền thông bẩn, hiệu ứng đủ mạnh để họ thực hiện ý đồ và chiến dịch nòng cốt đằng sau.
Một bộ phận công chúng đã, đang và sẽ chấp nhận để những chiêu trò truyền thông bẩn dắt mũi "như những con chó cảnh xung quanh". Mình nghĩ rằng, khi nêu lên vấn đề này, bạn hiện tại không thuộc nhóm người ấy. Nhưng truyền thông bẩn là một vấn đề lớn, nó liên quan đến cả những ý đồ và chiến dịch của cá nhân hoặc tổ chức, doanh nghiệp như là để bôi xấu, hạ bệ ai đó, để "đi đường tắt" thực hiện nhanh mục tiêu,... Vậy nên ở đây, trọng tâm mình bàn đến là fake news mà mục tiêu chính đa số nó hướng đến là điều hướng dư luận xã hội, tăng tương tác, tăng độ thảo luận, tăng view, tìm kiếm tệp công chúng mục tiêu.
Rất khó để một người bình thường phân biệt được đâu là tin giả đâu là thật, đâu là báo chí chính thống đâu là báo lá cải, thậm chí, chúng ta còn đang nhầm lẫn báo chí với truyền thông xã hội (Truyền thông mạng xã hội như facebook, twitter,...). Mỗi ngày chỉ cần mở điện thoại, máy tính hoặc bất kỳ thiết bị thông minh nào có kết nối Internet là tràn ngập thông tin từ khắp các group, diễn đàn, fanpage,... Người người bàn tán, các web đưa tin khiến mọi người lầm tưởng đó là thông tin thật, tiếp nhận, thừa nhận nó một cách hiển nhiên mà không xác nhận lại đâu là nguồn phát thông tin, liệu nguồn phát đó có uy tín, thông tin đưa đã được xác thực là đúng hay chưa. Những nhà làm truyền thông bẩn lại dựa vào đặc điểm này của công chúng mà đưa tin ngày càng xa rời sự thật, ngụy tạo thông tin, đưa tin giả,...
Quay trở lại khái niệm về truyền thông, hiểu một cách đơn giản nhất "Truyền thông là truyền tải thông tin làm thay đổi nhận thức và thúc đẩy hành động để đạt được những mục tiêu đề ra". Bất kể đó là truyền thông bẩn hay sạch, nó chỉ cần đạt được mục tiêu là okey vậy nên vấn đề lớn nhất để giải quyết nó là ở công chúng. Công chúng phải là người thông minh, tinh nhạy để nhận ra thông tin "bẩn" và "sạch", tiếp nhận một cách có chọn lọc, lựa chọn nguồn phát uy tín để tiếp nhận thông tin. Mà nguồn uy tín thì thông tin thường khô khan nhỉ? Cũng đừng lo vì mình nhận thấy ngày nay, các kênh thông tin chính thống như VTV, báo Thanh niên, báo Nhân dân,...đang dần thay đổi để "trend" hơn và hợp với thị hiếu công chúng bây giờ.
Thông tin sai sự thật đầy rẫy còn chúng ta không có cách nào loại bỏ nó được nên nếu gặp phải, bạn cứ xem cho vui và nhẹ nhàng tắt thông báo, report để những người khác không bị "dắt mũi"😉 Mình cũng chạy các chiến dịch truyền thông nên hiểu rằng, truyền thông bẩn bao giờ cũng mang lại hiệu quả nhanh chóng nhưng nếu đi theo truyền thông sạch mới được lâu dài và hiệu quả có chất lượng cao. Chính bạn cũng có thể là một nhà truyền thông nên chúng mình cứ theo hướng sạch mà đi nhé😊
Chung Bùi
Không hẳn là một nửa sự thật mà nhiều khi, các nhà truyền thông thường chỉ đưa ra 1/10 sự thật hoặc tin sai lệch hoàn toàn để tạo hiệu ứng và dẫn dắt dư luận xã hội. Nguyên tắc đơn giản và quan trọng nhất của truyền thông đó là: công chúng mục tiêu ở đâu thì truyền thông ở đó, công chúng mục tiêu muốn gì thì truyền thông hướng đến cái đó.
Việc tung ra những "tin shock", tin "nửa sự thật" nhằm mục đích thỏa mãn thị hiếu, đáp ứng nhu cầu tiếp nhận thông tin và mong muốn đón nhận thông tin của công chúng. Tất nhiên, tác động truyền thông bẩn mang lại cũng phải làm thỏa mãn mục đích của người làm truyền thông bẩn, hiệu ứng đủ mạnh để họ thực hiện ý đồ và chiến dịch nòng cốt đằng sau.
Một bộ phận công chúng đã, đang và sẽ chấp nhận để những chiêu trò truyền thông bẩn dắt mũi "như những con chó cảnh xung quanh". Mình nghĩ rằng, khi nêu lên vấn đề này, bạn hiện tại không thuộc nhóm người ấy. Nhưng truyền thông bẩn là một vấn đề lớn, nó liên quan đến cả những ý đồ và chiến dịch của cá nhân hoặc tổ chức, doanh nghiệp như là để bôi xấu, hạ bệ ai đó, để "đi đường tắt" thực hiện nhanh mục tiêu,... Vậy nên ở đây, trọng tâm mình bàn đến là fake news mà mục tiêu chính đa số nó hướng đến là điều hướng dư luận xã hội, tăng tương tác, tăng độ thảo luận, tăng view, tìm kiếm tệp công chúng mục tiêu.
Rất khó để một người bình thường phân biệt được đâu là tin giả đâu là thật, đâu là báo chí chính thống đâu là báo lá cải, thậm chí, chúng ta còn đang nhầm lẫn báo chí với truyền thông xã hội (Truyền thông mạng xã hội như facebook, twitter,...). Mỗi ngày chỉ cần mở điện thoại, máy tính hoặc bất kỳ thiết bị thông minh nào có kết nối Internet là tràn ngập thông tin từ khắp các group, diễn đàn, fanpage,... Người người bàn tán, các web đưa tin khiến mọi người lầm tưởng đó là thông tin thật, tiếp nhận, thừa nhận nó một cách hiển nhiên mà không xác nhận lại đâu là nguồn phát thông tin, liệu nguồn phát đó có uy tín, thông tin đưa đã được xác thực là đúng hay chưa. Những nhà làm truyền thông bẩn lại dựa vào đặc điểm này của công chúng mà đưa tin ngày càng xa rời sự thật, ngụy tạo thông tin, đưa tin giả,...
Quay trở lại khái niệm về truyền thông, hiểu một cách đơn giản nhất "Truyền thông là truyền tải thông tin làm thay đổi nhận thức và thúc đẩy hành động để đạt được những mục tiêu đề ra". Bất kể đó là truyền thông bẩn hay sạch, nó chỉ cần đạt được mục tiêu là okey vậy nên vấn đề lớn nhất để giải quyết nó là ở công chúng. Công chúng phải là người thông minh, tinh nhạy để nhận ra thông tin "bẩn" và "sạch", tiếp nhận một cách có chọn lọc, lựa chọn nguồn phát uy tín để tiếp nhận thông tin. Mà nguồn uy tín thì thông tin thường khô khan nhỉ? Cũng đừng lo vì mình nhận thấy ngày nay, các kênh thông tin chính thống như VTV, báo Thanh niên, báo Nhân dân,...đang dần thay đổi để "trend" hơn và hợp với thị hiếu công chúng bây giờ.
Thông tin sai sự thật đầy rẫy còn chúng ta không có cách nào loại bỏ nó được nên nếu gặp phải, bạn cứ xem cho vui và nhẹ nhàng tắt thông báo, report để những người khác không bị "dắt mũi"😉 Mình cũng chạy các chiến dịch truyền thông nên hiểu rằng, truyền thông bẩn bao giờ cũng mang lại hiệu quả nhanh chóng nhưng nếu đi theo truyền thông sạch mới được lâu dài và hiệu quả có chất lượng cao. Chính bạn cũng có thể là một nhà truyền thông nên chúng mình cứ theo hướng sạch mà đi nhé😊
Rukahn
Những sự bí ẩn, ngờ vực, k chính xác, kích hoạt tối đa sự tò mò của con người cũng như sự quan tâm của họ
Thach Do
Bởi vì truyền thông bẩn thì đưa ra cái mà mọi người muốn, mọi người muốn gì? Mọi người muốn sự giải trí giả tạo, được xả cảm xúc, được hóng drama, được giải trí bằng các hình thức khêu gợi tình dục, bản năng của con người và cuối cùng họ sẽ được dắt mũi như bò.
Còn truyền thông sạch thì đưa ra cái mà mọi người cần, mọi người cần cái gì? Mọi người cần được kích thích về trí tò mò về thông tin thật, kiến thức thật, sự thú vị thật chứ không tìm một nửa sự thật như kia, họ muốn thỏa mãn những thứ sâu sắc hơn mông và vú.
Tôi nghĩ rằng trong mọi người ở đây, ai cũng từng tin vào một nửa sự thật mà truyền thông bẩn mang lại. Dù sớm hay muộn, bạn phải nhận thức được đâu là truyền thông bẩn, và chỗ nào là thông tin sai lệch, như vậy thì tôi nghĩ chúng ta mới thoát khỏi "đàn chó cảnh" của giới truyền thông.
Người ẩn danh
Đâu chỉ truyền thông nó còn được lưu truyền qua sách nữa mà, như cuốn Đắc Nhân Tâm chẳng hạn, chả khác gì một trò bịp bợm, hơn nữa lại còn được review, quảng cáo rầm rộ nữa.
Anh Dũng
Ai chả muốn mọi người đọc báo của mình, xem kênh của mình, hóng hớt thông tin mình đưa ra. Thế nên đủ các chiêu trò ra đời thôi không lấy làm lạ, mà các bạn cũng biết rồi đấy, một nửa sự thật không bao giờ là sự thật cả!