Tại sao các ''nhà tù nhân đạo'' tại Na Uy lại thành công trong việc hạn chế số lượng người phạm tội?

  1. Văn hóa

Mình thực sự ko hiểu đc là chính quyền Na Uy dựa vào triết lý nào, mà lại xây dựng hệ thống các nhà tù như Halden, Bastoy giống như các ngôi biệt thự, khu du lịch cao cấp!?!? Và điều khiến mình khó hiểu nhất là tỉ lệ tái phạm tội của các phạm nhân tại quốc gia này thực chất khá thấp. Theo các bạn thì tại sao lại như vậy?
Mình hay nghĩ, đùa nếu mấy cái nhà tù kiểu này mà đc xây dựng ở VN, ko biết tỉ lệ tội phạm sẽ giảm xuống hay tăng lên nữa? 😂
Từ khóa: 

nhà tù

,

na uy

,

nhà tù na uy

,

tội phạm

,

văn hóa

Được mời trả lời, nhưng hôm nay mình lười quá nên viết ngắn gọn vậy...

Theo mình, điểm mấu chốt không nằm ở nhà tù như thế nào, mà là xã hội như thế nào.

Với cách làm của Na Uy, họ hướng tới việc hoà nhập vào cộng đồng, hơn là trừng phạt và răn đe tội phạm.

Ở hầu hết các nước trên thế giới, cũng như ở VN, người ta có cái nhìn mất thiện cảm với tội phạm và những người mới ra tù. Rất nhiều người đọc tin thấy người A giết người hoặc hiếp dâm, bị phạt chung thân hoặc trên 10 năm tù là họ sẽ kháo nhau "đáng đời", như vậy là trái với tư tưởng của Na Uy. Ở các nước Bắc Âu, họ nhìn bản án như là thời hạn để một người rèn luyện đủ để có thể tái hoà nhập cộng đồng, và cộng đồng luôn dang rộng tay đón họ trở về.

Chính vì tư tưởng khác biệt, nên nhà tù ở VN phải làm cho gian khổ, để người ta sợ mà không phạm tội nữa. Ngược lại, ở Bắc Âu phải làm cho họ biết được giá trị của cuộc sống và sự tương tác của cộng đồng sẽ tốt đẹp đến mức nào, để người ta tiếp tục duy trì cuộc sống đó khi ra tù.

Tóm lại, nhà tù nhân đạo không phải là nguyên nhân, chính thái độ cộng đồng với cựu tù nhân mới là yếu tố quyết định khả năng tái phạm tội.

Trả lời

Được mời trả lời, nhưng hôm nay mình lười quá nên viết ngắn gọn vậy...

Theo mình, điểm mấu chốt không nằm ở nhà tù như thế nào, mà là xã hội như thế nào.

Với cách làm của Na Uy, họ hướng tới việc hoà nhập vào cộng đồng, hơn là trừng phạt và răn đe tội phạm.

Ở hầu hết các nước trên thế giới, cũng như ở VN, người ta có cái nhìn mất thiện cảm với tội phạm và những người mới ra tù. Rất nhiều người đọc tin thấy người A giết người hoặc hiếp dâm, bị phạt chung thân hoặc trên 10 năm tù là họ sẽ kháo nhau "đáng đời", như vậy là trái với tư tưởng của Na Uy. Ở các nước Bắc Âu, họ nhìn bản án như là thời hạn để một người rèn luyện đủ để có thể tái hoà nhập cộng đồng, và cộng đồng luôn dang rộng tay đón họ trở về.

Chính vì tư tưởng khác biệt, nên nhà tù ở VN phải làm cho gian khổ, để người ta sợ mà không phạm tội nữa. Ngược lại, ở Bắc Âu phải làm cho họ biết được giá trị của cuộc sống và sự tương tác của cộng đồng sẽ tốt đẹp đến mức nào, để người ta tiếp tục duy trì cuộc sống đó khi ra tù.

Tóm lại, nhà tù nhân đạo không phải là nguyên nhân, chính thái độ cộng đồng với cựu tù nhân mới là yếu tố quyết định khả năng tái phạm tội.