Tại sao các nhà sản xuất nước giải khát lại thích dùng lon hình trụ tròn??

  1. Marketing

Hầu hết mọi loại nước giải khát không cồn đều được đựng trong lon hình truh, dù là lon làm bằng nhôm hay thủy tinh. Hộp sữa thường làm bằng nhựa hay giấy cứng và gần như có hình dạng chữ nhật. Bao bì hình hộp giúp tiết kiệm không gian kệ trưng bày.

Vậy, tại sao các nhà sản xuất nước giải khát lại thích dùng lon hình trụ tròn??

Từ khóa: 

nước

,

sản phẩm

,

marketing

Có 2 điểm khác nhau giữa hộp sữa và lon bia.

1. Sữa ko có gas còn bia thì có gas.

2. Sữa phải giữ lạnh còn bia vứt đâu cũng đc.

Đối với lon bia, vì nó có ga nên nó sẽ có áp lực bên trong đẩy ra và hình tròn sẽ chịu áp lực đồng đều ko bị biến dạng. Bạn cứ thổi vào trong hộp sữa sẽ thấy. Do đó khối hộp sẽ cần 1 vỏ dày hơn để giữ nguyên hình dạng. Nên cộng với việc cùng diện tích bề mặt, hình trụ có thể tích lớn hơn hình hộp nên hình trụ là tốt ưu với không chỉ nước có ga vì giúp tiết kiệm vật liệu.

Nhưng sao lại ko đựng sữa trong lon tròn? Lý do nằm ở khác biệt thứ 2. Vào siêu thị bạn có thể đứng chọn nước ngọt cả buổi những sữa thì mua lẹ chứ lạnh quá. Yêu cầu sữa là phải đc bảo quản lạnh. Ngày xưa, việc làm lạnh hiệu suất kém nên việc dùng tủ lạnh để vận chuyển, trưng bày thì cần phải tận dụng tối đa không gian, và hình hộp phát huy tác dụng ở đó. Ngày nay việc tận dụng không gian ko còn quá quan trọng nhưng đó có thể xem như một thói quen xưa giờ nên ng ta ít thay đổi, nhiều lắm chỉ biến tấu cái hộp chút ít thôi.

Khác biệt giữa bia và sữa chỉ đơn giản vậy thôi.

Trả lời

Có 2 điểm khác nhau giữa hộp sữa và lon bia.

1. Sữa ko có gas còn bia thì có gas.

2. Sữa phải giữ lạnh còn bia vứt đâu cũng đc.

Đối với lon bia, vì nó có ga nên nó sẽ có áp lực bên trong đẩy ra và hình tròn sẽ chịu áp lực đồng đều ko bị biến dạng. Bạn cứ thổi vào trong hộp sữa sẽ thấy. Do đó khối hộp sẽ cần 1 vỏ dày hơn để giữ nguyên hình dạng. Nên cộng với việc cùng diện tích bề mặt, hình trụ có thể tích lớn hơn hình hộp nên hình trụ là tốt ưu với không chỉ nước có ga vì giúp tiết kiệm vật liệu.

Nhưng sao lại ko đựng sữa trong lon tròn? Lý do nằm ở khác biệt thứ 2. Vào siêu thị bạn có thể đứng chọn nước ngọt cả buổi những sữa thì mua lẹ chứ lạnh quá. Yêu cầu sữa là phải đc bảo quản lạnh. Ngày xưa, việc làm lạnh hiệu suất kém nên việc dùng tủ lạnh để vận chuyển, trưng bày thì cần phải tận dụng tối đa không gian, và hình hộp phát huy tác dụng ở đó. Ngày nay việc tận dụng không gian ko còn quá quan trọng nhưng đó có thể xem như một thói quen xưa giờ nên ng ta ít thay đổi, nhiều lắm chỉ biến tấu cái hộp chút ít thôi.

Khác biệt giữa bia và sữa chỉ đơn giản vậy thôi.

Anh Vinh giải thích bên dưới chuẩn rồi nhé em :D

Có khá nhiều tiêu chí để quyết định sử dụng loại hộp nào, cho loại thức uống nào:

  • Như a Vinh nói đầu tiên là do đặc tính sản phẩm. Sữa dùng hộp giấy vì giấy ngăn việc trao đổi nhiệt tốt hơn nhôm, còn không hẳn là sữa nào cũng cần bảo quản lạnh, chỉ sữa thanh trùng mới cần phải bảo quản lạnh, còn sữa tiệt trùng thì bảo quản ở nhiệt độ thường cũng được. Nhưng điểm chung là các loại sữa là phải giữ cho nó có nhiệt độ ổn định, vì thế phải chọn chất liệu hộp có độ dẫn nhiệt kém, như vậy giấy và hộp nhựa đáp ứng tiêu chí này (nhôm, thiếc có độ dẫn nhiệt rất lớn nên không phù hợp, nhưng trong thực tế vẫn có một số loại sữa dùng lon nhôm, nhưng thường đó là các loại nước uống lúa mạch, ví dụ như Milo. Trường hợp này là do sản phẩm có các tiêu chí khác về định vị sản phẩm, tính các thương hiệu, v.v. . . .)
  • Tiếp theo là việc lựa chọn hình dáng hộp, cái này phụ thuộc chủ yếu vào công nghệ gia công và logistic. Về logistic đúng là hộp trụ chữ nhật tốt hơn hộp trụ tròn, nhưng nhôm, thiếc thì không thể gia công thành hộp trụ chữ nhật được (vì tính biến dạng dẻo rất cao). Với lại đựng nước có gas thì phải dùng hộp trụ tròn để chịu áp lực của gas từ bên trong (như a Vinh giải thích)

Dễ sản xuất, dễ vận chuyển trưng bày, đẹp mắt, cầm được một cách dễ dàng, áp lực từ nước có ga cũng phân bố đều được. Mặc dù không tiết kiệm diện tích trưng bày như hình hộp chữ nhật nhưng nước ngọt không nhất thiết phải bảo quản kĩ càng trong môi trường tiệt trùng nên chi phí cũng không chênh là mấy (chi phí năng lượng).

Với cùng một diện tích sàn, thì hình tròn là hình có chu vi nhỏ nhất. Bài toán của các hãng sản xuất là đưa X ml chất lỏng vào một hộp, thì chiếc hộp đó cần nhỏ nhất có thể, để tiết kiệm chi phí. Chi phí cho vỏ lon thường gấp 3 chi phí đồ uống ở trong. Nên hình tròn là phương án tối ưu nhất.

Đồ uống có gas và bia, đều có áp suất ở bên trong lớn hơn sữa hay các chất lỏng khác. Chai hình trụ tròn có khả năng chịu áp suất đều hơn hình vuống, giúp đảm bảo chai không bị biến dạng.