Tại sao các ngôi sao lại nhấp nháy?

  1. Khoa học

Nhìn lên trời thì thấy các ngôi sao như đang nhấp nháy nhấp nháy. Tại sao vậy ạ?

Từ khóa: 

ngôi sao

,

khoa học

Do khí quyển Trái Đất đấy.

Khí quyển Trái Đất khá trong suốt nhưng nó không đồng nhất giữa các lớp không khí. Nguyên nhân có thể do sự khác nhau giữa các thành phần không khí, nhiệt độ, áp suất giữa các lớp không khí. Nên sẽ có 1 sự khác biệt nhỏ về chiết suất giữa các lớp không khí đó. Ánh sáng từ bên ngoài vũ trụ xuống mặt đất, khi đi qua các lớp không khí sẽ bị khúc xạ.

Các lớp không khí này cũng không đứng yên, nhất là trong tầng đối lưu, các khối không khí với chiết suất khác nhau sẽ di chuyển hỗn loạn với nhau. Điều đó khiến ánh sáng trên bị thay đổi (nhiễu loạn).

Ánh sáng từ ngôi sao đến chúng ta sẽ bị khúc xạ nhiều lần, giữa các lần khúc xạ đó, ánh sáng lại bị thay đổi liên tục (thay đổi nhỏ thôi, do chiết suất không khí khá nhỏ) nên ánh sáng đến mắt người sẽ liên tục thay đổi và chúng ta thấy cách ngôi sao nhấp nháy.

Do hiện tượng trên mà các kính thiên văn lớn phải đặt trên núi cao (Paranal ở Chile), hoặc ra giữa đại dương (Mauna Kea ở Hawaii) để giảm sự ảnh hưởng của khí quyển. Nhưng không hoàn toàn đc nên muốn quan sát vũ trụ rõ nhất phải phóng kính thiên văn ra ngoài không gian (Hubble, James Webb,...)

Trả lời

Do khí quyển Trái Đất đấy.

Khí quyển Trái Đất khá trong suốt nhưng nó không đồng nhất giữa các lớp không khí. Nguyên nhân có thể do sự khác nhau giữa các thành phần không khí, nhiệt độ, áp suất giữa các lớp không khí. Nên sẽ có 1 sự khác biệt nhỏ về chiết suất giữa các lớp không khí đó. Ánh sáng từ bên ngoài vũ trụ xuống mặt đất, khi đi qua các lớp không khí sẽ bị khúc xạ.

Các lớp không khí này cũng không đứng yên, nhất là trong tầng đối lưu, các khối không khí với chiết suất khác nhau sẽ di chuyển hỗn loạn với nhau. Điều đó khiến ánh sáng trên bị thay đổi (nhiễu loạn).

Ánh sáng từ ngôi sao đến chúng ta sẽ bị khúc xạ nhiều lần, giữa các lần khúc xạ đó, ánh sáng lại bị thay đổi liên tục (thay đổi nhỏ thôi, do chiết suất không khí khá nhỏ) nên ánh sáng đến mắt người sẽ liên tục thay đổi và chúng ta thấy cách ngôi sao nhấp nháy.

Do hiện tượng trên mà các kính thiên văn lớn phải đặt trên núi cao (Paranal ở Chile), hoặc ra giữa đại dương (Mauna Kea ở Hawaii) để giảm sự ảnh hưởng của khí quyển. Nhưng không hoàn toàn đc nên muốn quan sát vũ trụ rõ nhất phải phóng kính thiên văn ra ngoài không gian (Hubble, James Webb,...)