Tại sao các công ty lại muốn tuyển thực tập sinh, trong khi thực tập sinh thường chưa có nhiều kinh nghiệm?
kinh doanh
Kinh nghiệm là một con dao hai lưỡi, có mặt tích cực và cũng có mặt hạn chế. Mặt tích cực là người có kinh nghiệm thường bình tĩnh, biết cách xử lý tình huống hơn. Nhưng mặt hạn chế là nếu ỷ lại vào kinh nghiệm, họ sẽ ngại học những điều mới, lấn lướt người có ít kinh nghiệm hơn và biết cách lấy lòng người có địa vị cao hơn để "làm ít, được nhiều".
Các thực tập sinh thường sẽ mang đến nguồn lợi cho công ty: đó là nhân sự trẻ, dễ tiếp thu kiến thức mới, chi phí rất rẻ (thậm chí là hoàn toàn miễn phí), phù hợp để thử nghiệm các dự án mới, chạy các đầu việc cần công sức, ít cần tư duy hoặc tìm ra các cá nhân có tiềm năng để bồi dưỡng, giữ lại công ty.
Nhưng đừng vội nghĩ công ty lợi dụng thực tập sinh vì không phải lúc nào thực tập sinh cũng chỉ hoàn toàn mang đến lợi ích. Công ty tiếp nhận thực tập sinh sẽ phải dành ra các nguồn lực để đào tạo họ, thậm chí đào tạo lại những thứ rất cơ bản như: nghỉ thì cần báo trước, đi làm thì cần đúng giờ, không hài lòng điều gì thì bày tỏ thay vì nói xấu sau lưng đồng nghiệp, cấp trên, hạn chế ăn uống nói chuyện phiếm, bấm điện thoại trong giờ làm việc, giao việc thì cần báo cáo tiến độ v.v. Những thứ căn bản này rất quan trọng trong đời sống nghề nghiệp và dạy lại những thứ mà các bậc học trước ít dạy (hoặc hoàn toàn không dạy) này thường khá tốn công sức.
Có lẽ nên nhìn nhận vấn đề hai chiều, theo hướng đây là một mối quan hệ hợp tác. Nếu các công ty không tuyển thực tập sinh, thì những bạn này sẽ lấy đâu ra kinh nghiệm để phát triển bản thân và thăng tiến, tìm kiếm các cơ hội việc làm tốt, khi hầu hết các đơn vị đều yêu cầu ứng viên có kinh nghiệm?
Tóm lại, mình nghĩ chúng ta nên tìm hiểu kỹ về công ty trước khi quyết định thực tập. Nếu trở thành thực tập sinh ở một công ty tử tế thì hãy trân trọng cơ hội và làm việc với tâm thế tích cực.
Nguyenphuhoang Nam
Kinh nghiệm là một con dao hai lưỡi, có mặt tích cực và cũng có mặt hạn chế. Mặt tích cực là người có kinh nghiệm thường bình tĩnh, biết cách xử lý tình huống hơn. Nhưng mặt hạn chế là nếu ỷ lại vào kinh nghiệm, họ sẽ ngại học những điều mới, lấn lướt người có ít kinh nghiệm hơn và biết cách lấy lòng người có địa vị cao hơn để "làm ít, được nhiều".
Các thực tập sinh thường sẽ mang đến nguồn lợi cho công ty: đó là nhân sự trẻ, dễ tiếp thu kiến thức mới, chi phí rất rẻ (thậm chí là hoàn toàn miễn phí), phù hợp để thử nghiệm các dự án mới, chạy các đầu việc cần công sức, ít cần tư duy hoặc tìm ra các cá nhân có tiềm năng để bồi dưỡng, giữ lại công ty.
Nhưng đừng vội nghĩ công ty lợi dụng thực tập sinh vì không phải lúc nào thực tập sinh cũng chỉ hoàn toàn mang đến lợi ích. Công ty tiếp nhận thực tập sinh sẽ phải dành ra các nguồn lực để đào tạo họ, thậm chí đào tạo lại những thứ rất cơ bản như: nghỉ thì cần báo trước, đi làm thì cần đúng giờ, không hài lòng điều gì thì bày tỏ thay vì nói xấu sau lưng đồng nghiệp, cấp trên, hạn chế ăn uống nói chuyện phiếm, bấm điện thoại trong giờ làm việc, giao việc thì cần báo cáo tiến độ v.v. Những thứ căn bản này rất quan trọng trong đời sống nghề nghiệp và dạy lại những thứ mà các bậc học trước ít dạy (hoặc hoàn toàn không dạy) này thường khá tốn công sức.
Có lẽ nên nhìn nhận vấn đề hai chiều, theo hướng đây là một mối quan hệ hợp tác. Nếu các công ty không tuyển thực tập sinh, thì những bạn này sẽ lấy đâu ra kinh nghiệm để phát triển bản thân và thăng tiến, tìm kiếm các cơ hội việc làm tốt, khi hầu hết các đơn vị đều yêu cầu ứng viên có kinh nghiệm?
Tóm lại, mình nghĩ chúng ta nên tìm hiểu kỹ về công ty trước khi quyết định thực tập. Nếu trở thành thực tập sinh ở một công ty tử tế thì hãy trân trọng cơ hội và làm việc với tâm thế tích cực.