Tại sao bức họa Mona Lisa lại nổi tiếng và được nhiều người biết đến thế?

  1. Nghệ thuật

Mình thấy có rất nhiều tác phẩm khác của Leonardo DaVinci có giá trị nghệ thuật cao không kém gì Mona Lisa như Người Vitruvius và Salvator Mundi. Nhưng tại sao chỉ Mona Lisa trở thành biểu tượng và được biết đến rộng rãi trên toàn thế giới?

Từ khóa: 

nghệ thuật

+ có những yếu tố còn bí ẩn

+ bức ảnh được đầu tư kĩ lưỡng vô cùng chi tiết và tỉ lệ giống thực tế

+ tác giả

+ bức ảnh mang lại ấn tượng cho người đứng trước

+ dễ nhìn , người không chuyên cũng thấy đẹp

Trả lời

+ có những yếu tố còn bí ẩn

+ bức ảnh được đầu tư kĩ lưỡng vô cùng chi tiết và tỉ lệ giống thực tế

+ tác giả

+ bức ảnh mang lại ấn tượng cho người đứng trước

+ dễ nhìn , người không chuyên cũng thấy đẹp

Tôi đã đến xem tận mắt bức tranh này tại Bảo tảng mỹ thuật Louvre ở Paris (Pháp). Lúc nào cũng đông nghịt người vây quanh bức tranh. Để bảo vệ lâu dài bức tranh này người ta đã cấm chụp ảnh vì sợ tác hại của ánh sáng đèn chớp. Chúng ta biết rằng tác giả của bức tranh là danh họa Leonardo da Vinci (1452-1519). Vinci bắt đầu vẽ hoạ phẩm Mona Lisa vào năm 1503.Tác phẩm còn có tên “La Gioconda", được cho là bức chân dung vợ Francesco del Giocondo. Tên của bức hoạ là phép chơi chữ theo tên của người chồng và nó cũng có nghĩa là “quý bà vui vẻ” theo tiếng Italy. Gần đây bằng "phần mềm giải mã cảm xúc”, các nhà khoa học tại Đại học Amsterdain (Hà Lan) đã tìm ra bí mật trong nụ cười của nàng Mona Lisa. Các nhà khoa học đánh giá nụ cười của nàng có 83% hạnh phúc, 9% phẫn nộ, 6% lo sợ và 2% tức giận. Còn chuyên lạ hơn nữa là người ta tìm cách tạo ra tiếng nói của nàng. Theo thông tin trên mạng www.vast.ac. vn thì nụ cười của nàng Mona Lisa có lẽ còn che giấu nhiều bí mật, nhưng giọng nói của nàng có thể không còn là bí mật nữa nhờ nghiên cứu của một chuyên gia pháp y người Nhật. Matsumi Suzuki, một chuyên gia pháp y chuyên phân tích giọng nói và âm học, cho biết, ông đã tái tạo lại giọng của người phụ nữ ngồi làm mẫu cho kiệt tác của danh họa Leonardo đa Vinci. Suzuki - người đồng nhận giải Ig Nobel Hòa Bình năm 2002 cho nghiên cứu thiết bị dịch tiếng chó sang tiếng người đã đảm nhận dự án này như một phần trong chiến dịch quảng cáo ra mắt bộ phim Mật mã Da Vinci ở Nhật. Ig Nobel là giải thưởng được Tạp chí Nghiên cứu Biên niên sử trao cho các nghiên cứu khiến mọi người cười, và sau đó là suy ngẫm. Ông Suzuki cho biết thông thường công ty Japan Acoustic Lab. chỉ thực hiện các nghiên (Hình ảnh : nàng Mona Lisa, trang 108) cứu về tội phạm, tái tạo lại giọng nói của những kẻ nghi phạm dựa vào thông tin về đặc điểm cơ thể, lối sống, phương ngữ,v.v...Tuy nhiên đôi khi Japan Acoustic Lab. cũng nhận được hợp đóng tái tạo lại giọng của những nhân vật lịch sử. Vì vậy yêu cầu “giải mã" giọng nói nàng Mona Lisa và Da Vinci không có gì là khác thường cả. Công ty Japan Acoustic Lab của Suzuki nghiên cứu một bức ảnh chụp bức hoạ Mona Li sa để đo đạc chi tiết gương mặt, bàn tay của cô. Họ sử dụng số liệu này để tái tạo lại xương sọ và ước tính chiều cao của cô, khoảng l,67m. Sau đó số liệu này được chạy trong các chương trình mô phỏng giọng nói trong phòng thí nghiệm để tái tạo lại các dây thanh âm và các bộ phận khác để tạo ra giọng nói của người phụ nữ bí ẩn này. Để đảm bảo giọng nói, ngữ điệu tái tạo thật chuẩn, cần tuyển một người nói giọng Italy chính gốc. Phòng nghiên cứu phải dựa vào nghiên cứu trên bức ảnh chụp bức chân dung tự họa của La Vinci. Nghiên cứu này hơi khó bởi mặt của (la Vinci bị che khuất bởi bộ râu rậm. Giọng nói tái tạo của Mona Lisa cuối cùng đã hoàn thành: "Tên tôi là Mona Lisa. Nhận dạng của tôi vẫn nằm trong bí mật. Một số người nói tôi là Mary Magdala, vợ của Giocondo, Isabela d'Este hay mẹ của Leonardo da Vinci. Một số lại cho rằng tôi chính là Leonardo. Nhưng một điều mà ai cũng công nhận rằng tôi là người phụ nữ được yêu mến nhất trên thế giới, một người có nụ cười đầy bí ẩn”. Chuyện này rất khó tin nhưng đủ chứng tỏ mức phát triển cao của nền khoa học hiện đại.