Tại sao bố mẹ thường coi chuyện kết hôn như một “nghĩa vụ” của con cái?
Mình năm nay 28 tuổi, không chỉ chưa kết hôn mà còn độc thân khá lâu rồi. Tuy nhiên mình vẫn cảm thấy thoải mái với cuộc sống của bản thân, chỉ là ngoài mình ra thì không ai nghĩ như vậy.
Thấy bạn bè mình thì cứ lấy chồng lấy vợ quanh năm suốt tháng, còn mình vẫn ung dung tự do kiếm tiền du lịch, rồi thì họ hàng hỏi tới hỏi lui, bố mẹ mình bắt đầu sốt ruột. Từ khi ra trường đến nay, không khi nào về nhà là bố mẹ hỏi: “Khi nào thì tính đến chuyện yêu đương? Rốt cuộc bao giờ mới chịu lấy chồng?”. Mình nghe nhiều cũng chán, dù biết bố mẹ lo lắng nhưng duyên số chưa tới thì mình sao mà nghĩ tới chuyện hôn nhân được.
Đỉnh điểm là dạo gần đây, bố mẹ mình đang gọi bằng được mình về nhà để xem mắt. Nghe đâu cô hàng xóm giới thiệu “Thằng này 34, tốt tính, nhưng ham làm quá nên chưa lấy vợ”. Bố mẹ mình nghe vậy thì ưng quá đi chứ, chỉ muốn tống khứ mình nhanh nhất có thể. Họ hàng nhà mình vài người cũng vậy, không chịu sớm lấy chồng sinh con sớm thì gần 30 tuổi kiểu gì cũng sẽ được mai mối cho ai đó và rồi 100% tiến đến hôn nhân sau 2-3 tháng làm quen. Mình không biết họ có thật sự hạnh phúc hay không nhưng mình nhận thấy quan điểm hôn nhân ở quê mình giống như “Có chồng, có vợ là được rồi, hạnh phúc hay không không quan trọng”.
Mình không muốn sống một cuộc đời giống như vậy, nhưng cũng không biết phải thuyết phục bố mẹ thế nào. Tại sao bố mẹ thường coi chuyện kết hôn sinh con như một “nghĩa vụ” của con cái vậy nhỉ? Mình nên nói gì với bố mẹ để họ hiểu và thông cảm bây giờ?
Myhangu
Cuong Hoang
Hồi trước chứ giờ ai quan tâm chuyện hôn nhân nữa. Cứ theo ý mình mà làm.
Linhhalav
Nguyễn Kim Ngân
Mình ủng hộ bạn cứ sống hết mình đi, chuyện yêu đường hôn nhân chưa đến thì cứ để nó tự nhiên đi. Nhưng nếu suy nghĩ theo quan điểm của các bậc làm cha, làm mẹ cho rằng việc kết hôn là "nghĩa vụ" của con cái vì họ nghĩ là cha mẹ sinh con, nuôi con ăn học, khôn lớn và trưởng thành cũng mong con có thể đền đáp công ơn sinh thành. Mà khi con cái của mình yên bề gia thất, một phần cha mẹ yên tâm cho cuộc sống của con có người bên cạnh để chăm sóc, cũng một phần là mong muốn được bồng con, bồng cháu hay có người qua tâm, chăm sóc khi về già.