Tại sao bò có lỗ khoan trên người, vết thương hở như vậy mà nó không bị nhiễm trùng à?

  1. Khoa học

Hôm nay cùng mấy đứa cháu đi thăm quan 1 cái trang trại nhiều loài động vật tôi bị mấy đứa trẻ con nó hỏi tại sao con bò này bị đục 1 lỗ như này trên da mà ko biết trả lời thế nào?

https://cdn.noron.vn/2023/01/01/20170517-100850-cannulatedcow00defense-animale-01600x429-1672591112.jpg
Từ khóa: 

khoa học

Nói sơ qua 1 chút, người ta đục những lỗ như thế này thường để tiến hành thí nghiệm nhưng với số lượng lớn trong trường hợp trên thì mình ko rõ.
Thứ 2, những chiếc lỗ xuất hiện ở vị trí dạ cỏ, cơ quan tiêu hoá đặc trưng của động vật dạ dày kép, nơi tiêu hoá thức ăn đầu tiên. Vết khoét chỉ ở phần da và 1 phần vách dạ cỏ và ko có đụng chạm gì đến các phủ tạng khác nên sẽ ko có vấn đề gì đến tuổi thọ.
Thứ 3, việc lấy các chất màu xanh thực chất là thực vật đang trong quá trình tiêu hoá vs vô vàn vi sinh vật dạ cỏ, lấy chúng từ cơ thể khoẻ mạnh ép nước nhằm mục đích lọc lấy vi sinh vật dạ cỏ đó mang cho những con bị vấn đề về tiêu hoá như rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy hay hàm lượng vi sinh vật dạ cỏ quá thấp ảnh hưởng đến hiệu quả tiêu hoá.
Thứ 4, trong quá trình tiêu hoá ở dạ cỏ, thức ăn bị lên men và sinh hơi (chủ yếu là CO2) tạo khí metan. Nếu lượng khí này sinh ra nhiều có thể gây ngộ độc.
Đó là những gì mình biết, mong rằng nó có ích.
Trả lời
Nói sơ qua 1 chút, người ta đục những lỗ như thế này thường để tiến hành thí nghiệm nhưng với số lượng lớn trong trường hợp trên thì mình ko rõ.
Thứ 2, những chiếc lỗ xuất hiện ở vị trí dạ cỏ, cơ quan tiêu hoá đặc trưng của động vật dạ dày kép, nơi tiêu hoá thức ăn đầu tiên. Vết khoét chỉ ở phần da và 1 phần vách dạ cỏ và ko có đụng chạm gì đến các phủ tạng khác nên sẽ ko có vấn đề gì đến tuổi thọ.
Thứ 3, việc lấy các chất màu xanh thực chất là thực vật đang trong quá trình tiêu hoá vs vô vàn vi sinh vật dạ cỏ, lấy chúng từ cơ thể khoẻ mạnh ép nước nhằm mục đích lọc lấy vi sinh vật dạ cỏ đó mang cho những con bị vấn đề về tiêu hoá như rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy hay hàm lượng vi sinh vật dạ cỏ quá thấp ảnh hưởng đến hiệu quả tiêu hoá.
Thứ 4, trong quá trình tiêu hoá ở dạ cỏ, thức ăn bị lên men và sinh hơi (chủ yếu là CO2) tạo khí metan. Nếu lượng khí này sinh ra nhiều có thể gây ngộ độc.
Đó là những gì mình biết, mong rằng nó có ích.
Ở Mỹ và New Zealand người nuôi bò thường khoan một cái lỗ vào bụng con bò như ảnh. Tác dụng là để làm sạch bụng bò khi những người nông dân chăn thả ngoài bãi cỏ. Đôi khi, bò ăn phải nhựa nylon như túi rác khiến bị bệnh rồi có khả năng sẽ tử vong. Để tránh điều này xảy ra, một cái lỗ sẽ được khoan vào bụng bò, được đóng lại bằng một nắp nhựa (được gọi là Fistula) và những túi nilon sẽ được loại bỏ bằng cách đeo bao tay thục vào bụng lũ bò rồi lấy ra ngoài. 
Thật ra cái lỗ này nó không đau lắm đâu và cũng không ảnh hưởng đến tuổi thọ của con bò.
Lỗ thông sau đó được cắm một chiếc cốc nhựa, các nhà khoa học mở nó ra nếu họ cần tiếp cận đến dạ dày của con bò. Điều này giúp người ta hiểu cách thức dạ dày của bò hoạt động, và nó cũng có thể được sử dụng để giúp đỡ những con bò bị bệnh khác. Bác nông dân sẽ lấy ra cái ''đống màu xanh'' trong bụng con bò khoẻ mình sau nó ép lấy nước, nước ép này đưa vào một con bò bị bệnh thông qua một đường ống cho ăn. Phương pháp này giúp tăng cường khả năng tiêu hóa cho con bò bị bệnh.
https://cdn.noron.vn/2023/01/02/7444590912861614515639424655543467085135872n-1672654875.jpg
Ngoài những lý do trên, ngày nay, người ta còn tạo ra các lỗ khoan để thu khí metan trực tiếp từ dạ dày bò. 

Người chăn bò đục cái lỗ trên bụng bò vậy để kiểm soát và can thiệp các bệnh đường tiêu hoá của bò, điển hình là chướng hơi. Sau khi phẫu thuật ngta đặt ống và bịt lại chỉ khi nào cần dùng mới mở ra. Quá trình phẫu thuật tất nhiên là phải được khử trùng nghiêm ngặt. Sau khi vết thương lành thì sẽ không còn đau đớn hay nhiễm trùng ngoài da được nữa. Tương tự như việc nong tai nong mũi ở người vậyhttps://cdn.noron.vn/2023/01/02/3914140101966131-1672631385.jpg