Tại sao biển lại mặn?

  1. Hỏi xoáy Đáp hay

Từ khóa: 

biển mặn

,

hỏi đáp khoa học

,

hỏi xoáy đáp hay

Câu hỏi được gộp với Tại sao nước biển lại mặn, nước sông lại ngọt vậy mọi người mà rõ ràng sông đổ ra biển?

Vì trong nước biển có thành phần muối cho nên có vị mặn. Có điều là lượng muối đó hầu như đã có mặt ngay từ khi biển bắt đầu hình thành.

Xung quanh trái đất nóng vừa mới bắt đầu hình thành có lẫn hơi nước từ bên trong Trái Đất phun ra, trong đó có chứa thành phần axit clohyđric. Khi trái đất nguội đi thì hình thành nên biển axit clohyđric làm hòa tan natri và kali trong nham thạch ở xung quanh, thế là chất muối có chứa 2 thành phần natri và kali liền xuất hiện. 

Còn nước sông, hồ không có vị mặn vì nước ở sông, hồ là do nước ngầm và mưa, tuyết ngưng tụ từ hơi nước trong không khí đổ dồn vào trong hồ mà ra, lượng muối trong hồ chỉ bằng một phần vài trăm của nước biển, cho nên chúng ta không cảm nhận được vị mặn.

Trả lời

Vì trong nước biển có thành phần muối cho nên có vị mặn. Có điều là lượng muối đó hầu như đã có mặt ngay từ khi biển bắt đầu hình thành.

Xung quanh trái đất nóng vừa mới bắt đầu hình thành có lẫn hơi nước từ bên trong Trái Đất phun ra, trong đó có chứa thành phần axit clohyđric. Khi trái đất nguội đi thì hình thành nên biển axit clohyđric làm hòa tan natri và kali trong nham thạch ở xung quanh, thế là chất muối có chứa 2 thành phần natri và kali liền xuất hiện. 

Còn nước sông, hồ không có vị mặn vì nước ở sông, hồ là do nước ngầm và mưa, tuyết ngưng tụ từ hơi nước trong không khí đổ dồn vào trong hồ mà ra, lượng muối trong hồ chỉ bằng một phần vài trăm của nước biển, cho nên chúng ta không cảm nhận được vị mặn.

Thứ nhất, nước sông vẫn có một lượng khoáng chất (các muối) nhưng không đủ để có vị mặn, nhiều con sông cùng đổ ra biển nên lượng khoáng đấy tập trung ở biển nhiều hơn.

Thứ hai, ở biển, các hiện tượng hóa học cũng như địa lý xảy ra liên tục, vậy nên rất nhiều các khoáng chất được tạo ra ở trong lòng biển.

Vì 2 lý do trên, nước biển có vị mặn còn nước sông thì không. Thật ra thì ngoài biển, có một số những hồ, ao nước mặn nằm sâu trong đất liền vì lý do tương tự, tiêu biểu là hồ Natron ở châu Phi.

Để trả lời được câu hỏi này, các nhà khoa học đã có cả một quá trình nghiên cứu, tìm hiểu về sự hình thành và phát triển của trái đất nói chung, cũng như của đại dương bao la nói riêng. Lý do khiến nước biển mặn là do trong nước biển có chứa một lượng muối lớn. theo tính toán của các nhà khoa học, trên các đại dương của chúng ta có chứa khoảng 3,5% thành phần là muối, tương đương với 50 triệu tỷ tấn muối. Bởi vậy nước biển mặn.
Theo quá trình nghiên cứu lâu dài và có đầu tư thì lượng muối trong nước biển được sinh ra từ đá, các lớp trầm tích dưới đáy biển. lượng muối này cũng thoát ra từ các miệng núi lửa phun nằm sâu trong lòng đại dương. Bên cạnh đó, lượng muối lớn trong các đại dương lại bắt nguồn từ đất liền bao quanh đại dương.
Khi nước mưa rơi xuống hòa tan các khoáng chất, muối từ đá, và đất khô, cuốn chúng chảy ra sông. Lượng muối tích tụ ở các sông lâu dần được đưa tới các đại dương khi nước sông đổ ra biển qua các cửa biển. Lượng muối này ra biển được cô đặc bởi sức nóng của mặt trời khiên nước trên bề mặt bốc lên, để lai muối ở lại.
Quá trình cứ diễn ra như vậy theo thời gian. Lượng muối tăng lên đồng nghĩa với nước biển mặn.

https://cdn.noron.vn/2021/08/25/87132107531000113-1629881293.jpg

Nước biển mặn vì trong nước biển có rất nhiều muối, và vì trong muối ăn hòa tan sẽ tạo ra các ion Na+ và Cl-. Các ion Na+ sẽ kích thích các cơ quan cảm giác gọi là vị giác, từ đó tạo ra vị mặn.

Trong muối ăn, nhất là muối biển còn có MgCl2, ion Mg++ tạo ra vị chát nhiều hơn, nước biển mặn chát là do có lẫn MgCl2, các ion kim loại kiềm K+, Li+,... cũng tạo vị mặn tương tự Na+ nhưng ít hơn.

Nước trên lục địa có nguồn gốc từ nước biển bay hơi thành hơi nước. Hơi nước được gió thổi vào đất liền, sau đó gặp lạnh thì quay trở lại dạng giọt nước, rơi xuống thành mưa. Nước mưa 1 phần tạo thành các con suối, sông, hồ; 1 phần thấm xuống đất tạo thành các mạch nước ngầm; nước này lại chảy ra biển. Cái này gọi là vòng tuần hoàn của nước.

Nước ở trên lục địa ngọt vì thứ bốc hơi lên từ đại dương chỉ là nước nguyên chất ko kèm các loại muối có trong nước. Còn khi chảy ra biển nó mặn vì số lượng nước sông chảy ra biển chẳng thấm vào đâu so với lượng nước mặn có sẵn của đại dương. Tất cả nước ngọt trên lục địa chỉ chiếm khoảng 3% tổng lượng nước thôi.

Có nhiều lý giải nhưng mình thấy đơn giản và hợp lý nhất là: trước hết nước sông vẫn mặn, vẫn có Na+ và Cl- hòa tan nhưng cực kỳ ít. Trước đây, nước sông và biển đều mặn sơ sơ như trên, nhưng sông đổ ra biển, biển bốc hơi thì chỉ bốc phần nuocs phần muối còn y. Hơi bốc lên ngưng tụ mưa vào đất liền. Nước mưa thì ko có thứ gì hòa tan, mưa xuống, hòa tan muối trong đất (ít thôi) rồi chảy ra sông, sông lại ra biển, biển lại về sông. Cả tỷ năm các con sông chở muối từ trong đất liền ra biển. Vì vậy mà biển mặn vậy.

Vì nước biển có muối ăn (NaCl) hòa tan, đúng hơn nước biển mặn vì có hòa tan các ion Na+ với nồng độ khá lớn. Trong nước biển chứa trung bình khoảng 35g/1lít nước biển.

Vi co luong muoi nhieu hon noi khac
Vì có muối
Tại vì biển có muối