Tại sao biển buổi sáng thường lặng?

  1. Khoa học

Mình quan sát thấy buổi vào buổi sáng thường lặng, ít sóng hơn buổi chiều. Vì lý do gì thế?

Từ khóa: 

khoa học

Nguyên nhân chủ yếu hình thành sóng biển là do gió biển. Gió biển càng mạnh thì sóng sẽ càng mạnh
Nguyên nhân hình thành gió biển lại là do chênh lệch nhiệt độ giữa đất liền và mặt biển.
 
Nguyên nhân có sự chênh lệch nhiệt độ giữa đất liền và mặt biển là do phần đất liền hấp thụ nhiệt kém hơn, nhưng lại bức xạ nhiệt tốt hơn phần mặt biển.
Vậy nên, vào sáng sớm, khi nhiệt độ giữa đất liền và mặt biển không quá chênh lệch (vì cả hai đã bức xạ hết vào ban đêm) thì gió rất yếu. Do đó, sóng cũng yếu theo
Tầm chiều tối, nhiệt độ chênh lệch nhiều nhất (do mặt trời mới lặn, đất liền tán xạ nhanh hơn biển)  thì gió cũng thổi mạnh hơn. Sóng vì thế cũng rất mạnh.
Trả lời
Nguyên nhân chủ yếu hình thành sóng biển là do gió biển. Gió biển càng mạnh thì sóng sẽ càng mạnh
Nguyên nhân hình thành gió biển lại là do chênh lệch nhiệt độ giữa đất liền và mặt biển.
 
Nguyên nhân có sự chênh lệch nhiệt độ giữa đất liền và mặt biển là do phần đất liền hấp thụ nhiệt kém hơn, nhưng lại bức xạ nhiệt tốt hơn phần mặt biển.
Vậy nên, vào sáng sớm, khi nhiệt độ giữa đất liền và mặt biển không quá chênh lệch (vì cả hai đã bức xạ hết vào ban đêm) thì gió rất yếu. Do đó, sóng cũng yếu theo
Tầm chiều tối, nhiệt độ chênh lệch nhiều nhất (do mặt trời mới lặn, đất liền tán xạ nhanh hơn biển)  thì gió cũng thổi mạnh hơn. Sóng vì thế cũng rất mạnh.

Mình nghĩ do là gió biển. Sóng biển do gió tạo nên, nên nếu ko có gió thì biển sẽ khá lặng. Ở 1 vùng bờ biển, nếu loại trừ gió mùa, gió bão,... nói chung thì sẽ có 1 loại gió mang tính cục bộ tại khu vực, đó là gió biển. Gió này có tại bờ biển và phụ thuộc vào sự chiếu sáng của Mặt Trời.

* Gió biển hình thành do sự hấp thụ nhiệt ko đồng đều giữa nước biển và mặt đất. Mặt đất hấp thụ nhiệt kém và bức xạ nhiệt nhanh trong khi nước biển thì ngược lại. Dẫn đến khi Mặt Trời chiếu xuống, phần đất liền nóng lên nhanh chóng, mặt biển lại khó nóng lên hơn. Từ đó, khiến không khí trên phần đất liền nóng lên, nở ra và bay lên (áp suất thấp). Không khí trên mặt biển vẫn không thay đổi nhiều (áp suất cao). Vì không khí di chuyển từ nơi áp cao đến nơi áp thấp, luồng không khí di chuyển đó chính là gió. Ban ngày, sẽ có gió thổi từ biển vào đất liền.

Tương tự, ngược lại vào ban đêm khi mặt đất nguội nhanh hơn nước biển, 2 vùng khí áp đổi chỗ vị trí và ta có gió thổi từ đất liền ra biển (gió đất). Hiện tượng tương tự cũng có ở sông hay hồ (gió sông), nói chung là 1 vùng mặt nước rộng.

* Trở lại câu hỏi. Từ trên sẽ thấy buổi trưa đến chiều là thời gian gió biển hoạt động mạnh nhất, sóng biển là do tác động của gió lên mặt nước tạo ra. Do đó, buổi chiều sóng sẽ rất nhiều. Trong khi đó, buổi sáng, khi cả mặt đất và mặt biển đều đã bức xạ hết nhiệt vào buổi tối, nhiệt độ tương đương nhau nên sẽ ko có gió biển (hoặc gió đất). Nếu ko có các loại gió khác, mặt biển sẽ ko có thứ gì tạo ra sóng, biển sẽ êm ả.

** Tóm lại, buổi sáng biển êm hơn buổi chiều có thể do buổi sáng ko có gió biển như buổi chiều.