Tại sao bệnh HIV-AIDS từng bị gọi là "ung thư đồng tính nam"?

  1. Sức khoẻ

  2. Xã hội

Lúc những ca nhiễm AIDS đầu tiên phát hiện ở Mỹ năm 1981, phần lớn là ở những người có quan hệ đồng tính nam. Lúc đó giới chức y tế gọi là "ung thư đồng tính nam"hay là "chứng suy giảm miễn dịch liên quan đến ng đồng tính". Sau 4 năm, con số lên tới 558000 người. Lúc đó dư luận phản ứng ra sao với dịch bệnh mới này? Có kì thì và tấn công họ không ạ?

Từ khóa: 

sức khoẻ

,

xã hội

Hoa Kỳ, 1981. Một nhóm 5 người đồng tính nam được phát hiện bị viêm phổi nấm Pneumocystis carinii, vốn là loại yếu hiếm khi tấn công người khỏe mạnh. Từ đây, người ta phát hiện ra virus HIV- virus gây suy giảm hệ thống miễn dịch mắc phải.

Về cơ chế lây truyền thì bạn có thể tra gg tìm hiểu kĩ hoặc bạn lầu dưới nói rất rõ.

Giữa những năm 1980, HIV còn khá mơ hồ, các nhà khoa học vẫn chưa hiểu tận tường nó là gì, con đường lây nhiễm ra sao. Chỉ biết nó được phát hiện trong nhóm người đồng tính, khi ấy đồng tính là đề tài cấm kị và bất hợp pháp ở nhiều nước, trong đó có hàng loạt bang ở Hoa Kì. Việc công khai danh tính người đồng tính nhằm khoanh vùng nguy cơ đã thổi bùng lên làn sóng kì thị, tấn công những con người khốn khổ ấy. Cho đến bây giờ, các con đường lây nhiễm HIV đã được làm rõ, nhìn lại mới thấy dư luận xã hội đã dã man với đồng loại như thế nào, tất cả xuất phát từ nỗi sợ.

Dư luận lúc đó cùng với những bài báo đã làm dễ dàng thổi bùng lên phong trào cáo buộc, xỉ vả và đấu tố những người được cho là gây ra thiên tai, bệnh dịch và chết chóc. Dù cho rằng họ vô tình nhiễm bệnh hay có khi chẳng liên quan j cả. Những con người đó vừa mang nỗi lo lắng của bệnh tật, vừa phải chịu sự kì thị của đám đông.

Cũng như bệnh nhân số 17 mắc Covid vậy, ko sớm thì muộn cũng sẽ có bệnh nhân số 17 khác. Nếu nhìn một cách tích cực, bệnh nhân số 17 đã giúp cả hệ thống phòng dịch vốn tập trung kiểm soát con đường lây nhiễm đến từ phía Bắc, nhận ra sự lỏng lẻo trong quản lý phòng dịch với làn sóng về từ châu Âu.

Dàn hỏa thiêu được dựng lên dư luận. Tất cả những ai lên tiếng phân tích theo cách nhân văn cũng bị quy chụp thành dị giáo. Đám đông được thỏa mãn thú vui giết chóc của mình. Theo một khía cạnh nào đó, đám đông luôn hung hăng và bảo thủ.

Trả lời

Hoa Kỳ, 1981. Một nhóm 5 người đồng tính nam được phát hiện bị viêm phổi nấm Pneumocystis carinii, vốn là loại yếu hiếm khi tấn công người khỏe mạnh. Từ đây, người ta phát hiện ra virus HIV- virus gây suy giảm hệ thống miễn dịch mắc phải.

Về cơ chế lây truyền thì bạn có thể tra gg tìm hiểu kĩ hoặc bạn lầu dưới nói rất rõ.

Giữa những năm 1980, HIV còn khá mơ hồ, các nhà khoa học vẫn chưa hiểu tận tường nó là gì, con đường lây nhiễm ra sao. Chỉ biết nó được phát hiện trong nhóm người đồng tính, khi ấy đồng tính là đề tài cấm kị và bất hợp pháp ở nhiều nước, trong đó có hàng loạt bang ở Hoa Kì. Việc công khai danh tính người đồng tính nhằm khoanh vùng nguy cơ đã thổi bùng lên làn sóng kì thị, tấn công những con người khốn khổ ấy. Cho đến bây giờ, các con đường lây nhiễm HIV đã được làm rõ, nhìn lại mới thấy dư luận xã hội đã dã man với đồng loại như thế nào, tất cả xuất phát từ nỗi sợ.

Dư luận lúc đó cùng với những bài báo đã làm dễ dàng thổi bùng lên phong trào cáo buộc, xỉ vả và đấu tố những người được cho là gây ra thiên tai, bệnh dịch và chết chóc. Dù cho rằng họ vô tình nhiễm bệnh hay có khi chẳng liên quan j cả. Những con người đó vừa mang nỗi lo lắng của bệnh tật, vừa phải chịu sự kì thị của đám đông.

Cũng như bệnh nhân số 17 mắc Covid vậy, ko sớm thì muộn cũng sẽ có bệnh nhân số 17 khác. Nếu nhìn một cách tích cực, bệnh nhân số 17 đã giúp cả hệ thống phòng dịch vốn tập trung kiểm soát con đường lây nhiễm đến từ phía Bắc, nhận ra sự lỏng lẻo trong quản lý phòng dịch với làn sóng về từ châu Âu.

Dàn hỏa thiêu được dựng lên dư luận. Tất cả những ai lên tiếng phân tích theo cách nhân văn cũng bị quy chụp thành dị giáo. Đám đông được thỏa mãn thú vui giết chóc của mình. Theo một khía cạnh nào đó, đám đông luôn hung hăng và bảo thủ.

Chào bạn, quan hệ tình dục đồng giới thường có nguy cơ nhiễm HIV cao gấp nhiều lần so với quan hệ tình dục khác giới, đặc biệt là đồng giới nam (đồng giới nữ cũng có nhưng tỷ lệ thấp hơn).

HIV lây truyền chủ yếu qua 3 con đường: đường máu, đường tình dục, từ mẹ sang con. Trong đó quan hệ tình dục với người nhiễm HIV có nguy cơ lây nhiễm cao nhất là qua đường hậu môn rồi tới đường âm đạo và cuối cùng là đường miệng. Mà người đồng giới nam quan hệ tình dục chủ yếu qua đường hậu môn và đường miệng. Do niêm mạc ở hậu môn mỏng và niêm mạc trực tràng nhiều mao mạch nên rất dễ bị tổn thương, chảy máu. Thêm vào đó, hậu môn cũng không có tuyến tiết chất nhờn để bôi trơn nên lại càng dễ trầy xước và chảy máu. Qua những vết thương hở đó, virus HIV dễ dàng xâm nhập vào cơ thể. Quan hệ đường miệng có nguy cơ nhiễm HIV thấp hơn nhưng không phải là không có, nếu ở miệng có vết lở loét hoặc chảy máu chân răng thì virus HIV vẫn có thể xâm nhập.

Những người quan hệ tình dục bừa bãi, không chung thủy với một bạn tình mà đi quan hệ tình dục với nhiều người hoặc mại dâm,... nhất là những người song tính (quan hệ với cả nam và nữ) là nguồn lây bệnh chủ yếu trong cộng đồng. Những người ít hiểu biết về việc quan hệ đồng giới, không trang bị kiến thức để tự bảo vệ bản thân sẽ dễ bị dụ dỗ quan hệ không an toàn, không sử dụng bao cao su. Và cứ thế virus HIV truyền từ người này sang người khác trong cộng đồng.

Sự kỳ thị

Kể từ lần đầu được phát hiện cho đến nay thì những bệnh nhân HIV vẫn bị kỳ thị rất nặng nề, đặc biệt là những bệnh nhân đồng giới. Khi HIV-AIDS mới được phát hiện, người ta không có nhiều hiểu biết về căn bệnh này và trong thời gian đó truyền thông tuyên truyền HIV gắn liền với hình ảnh ma túy, mại dâm, lối sống buông thả, thác loạn nên mọi người đều lo sợ, lánh xa, không dám đến gần, thậm chí cả người nhà cũng không muốn tiếp xúc với bệnh nhân.

"Một số lượng lớn nhân viên y tế từ chối chăm sóc bệnh nhân AIDS vì sợ phải tiếp xúc trực tiếp. Nhiều người nhất quyết mặc đồ bảo hộ (được gọi là đồ vũ trụ thời đó) để bảo vệ bản thân trước căn bệnh lạ.
Quan niệm sai lầm về AIDS khiến rất nhiều bệnh nhân đồng tính nam bị phân biệt đối xử trong môi trường bệnh viện. Họ ít được chăm sóc hơn các bệnh nhân khác dù có nhiễm AIDS hay không. Vandenberg, bản thân là một người đồng tính nam, đã trực tiếp trải nghiệm sự phân biệt này khi ông nhập viện.
"Nhân viên y tế ném khay thức ăn vào phòng bệnh, mọi thứ đều được đựng trong hộp nhựa", ông nhớ lại. "Mở hộp ra, đồ ăn được gói trong túi nhựa y tế. Mọi người đều mặc đồ kín từ đầu đến chân khi bước vào, dù chỉ để nói chuyện với tôi"."

Sự kỳ thị chỉ khiến những bệnh nhân đồng giới nhiễm HIV không dám công khai bệnh tình khiến họ không được chữa trị kịp thời, thậm chí nhiều người chọn tự kết liễu đời mình vì không chịu nổi sự ghẻ lạnh của chính người thân và mọi người xung quanh. Họ vẫn có một cơ hội để làm lại cuộc đời vì vậy hãy nói không với kỳ thị và phân biệt đối xử. Hi vọng mọi người trong cộng đồng biết yêu lấy bản thân mình, biết trang bị kiến thức đầy đủ trước khi đồng ý quan hệ để căn bệnh quái ác này không còn là nỗi đau.

Một thuyết âm mưu đạt ra là người Mỹ chính là những người cố tình tạo ra HIV để thanh trừng người da đen và người đồng tính. Tỷ lệ nhiễm HIV ở các nhóm người này cao hơn hẳn so với người bình thường