Tại sao bề mặt Mặt Trăng lại sáng rất đều, trong khi nó là một vật thể hình cầu?

  1. Khoa học

Nếu Mặt Trăng là một thiên thể hình cầu, thì đáng lẽ khi nhận ánh sáng từ Mặt Trời, bề mặt nó phải trông như vầy mới đúng chứ?

https://cdn.noron.vn/2020/03/27/0e8d2c1d0fb910e1c07263e73d43a0be.png

Thay vào đó, mỗi khi quan sát Mặt Trăng, nhất là vào những ngày rằm, ta lại thấy ánh sáng phân bổ trên bề mặt nó rất đều.

https://cdn.noron.vn/2020/03/27/ea461712f715626319082cf99ceac273.png

Cảm giác như Mặt Trăng là một hình tròn phẳng được ''dán'' lên bề mặt vũ trụ, chứ không phải một thiên thể hình cầu vậy?

Từ khóa: 

mặt trăng

,

hình cầu

,

hình tròn

,

ánh sáng

,

thiên văn

,

khoa học

Bạn thấy rõ hay mờ là do lượng ánh sáng chiếu vào mắt. Ánh sáng từ mặt trăng là phản chiếu từ mặt trời, nhưng nó không phải hiện tượng phản xạ thông thường mà là tán xạ. Nói nôm na là khi ánh sáng chiếu vào một hạt bụi, sẽ có xu hướng bắn ra không phải chỉ bằng với phương phản chiếu mà nhiều phương khác. Tất nhiên, lượng ánh sáng đi vào phương phản chiếu là nhiều nhất, nhưng trên mặt trăng thì có vô vàn hạt bụi/cát nên tập hợp vô số các phương phản chiếu khác nhau. Chính vì vậy, khi chiếu đến mắt người quan sát thì độ lệch ánh sáng của vùng rìa và vùng tâm không còn chênh lệch mấy.

Nói nôm na, nếu bạn tìm thấy một hạt cát ở tâm phản chiếu 100% ánh sáng từ mặt trời đến mắt bạn, thì cũng dễ dàng tìm được một hạt cát khác ở vùng rìa phản chiếu 100% ánh sáng.

Giống như bạn đặt 2 cái gương mà cái này nằm xa hơn cái kia một chút xíu, nhưng đều vuông góc với hướng nhìn của bạn, bạn sẽ thấy cả 2 tấm gương phản chiếu 100% hình ảnh của bạn thôi.

Vậy khi nào thì ta nhìn thấy vật có hình cầu theo kiểu ở rìa mờ hơn tâm?

Trả lời: Khi vật đó có mức độ trơn nhẵn cao, tức là không phải bề mặt sần sùi nơi mà ta có thể tìm một hạt cát nằm ở góc nhưng có thể phản chiếu hoàn toàn ánh sáng. Khi đó, ánh sáng chiếu vào vùng rìa sẽ khó phản chiếu ngược lại hơn là cho nó đi xéo góc hướng về phía trước.

Đó cũng chính là lý do các bức ảnh sao Thổ, sao Thiên Vương, sao Hải Vương,... đều có dạng hình cầu (vùng rìa ít sáng hơn). Thời xưa, khi chưa có công cụ phân tích bức xạ ánh sáng, khi nhìn vào ảnh chụp các hành tinh xa xôi đó, người ta đã dự đoán là bề mặt khí hoặc lỏng rồi, cơ bản vì chất lỏng thì hiện tượng tán xạ xảy ra không đều bằng bề mặt rắn và nhiều cát bụi.

Trả lời

Bạn thấy rõ hay mờ là do lượng ánh sáng chiếu vào mắt. Ánh sáng từ mặt trăng là phản chiếu từ mặt trời, nhưng nó không phải hiện tượng phản xạ thông thường mà là tán xạ. Nói nôm na là khi ánh sáng chiếu vào một hạt bụi, sẽ có xu hướng bắn ra không phải chỉ bằng với phương phản chiếu mà nhiều phương khác. Tất nhiên, lượng ánh sáng đi vào phương phản chiếu là nhiều nhất, nhưng trên mặt trăng thì có vô vàn hạt bụi/cát nên tập hợp vô số các phương phản chiếu khác nhau. Chính vì vậy, khi chiếu đến mắt người quan sát thì độ lệch ánh sáng của vùng rìa và vùng tâm không còn chênh lệch mấy.

Nói nôm na, nếu bạn tìm thấy một hạt cát ở tâm phản chiếu 100% ánh sáng từ mặt trời đến mắt bạn, thì cũng dễ dàng tìm được một hạt cát khác ở vùng rìa phản chiếu 100% ánh sáng.

Giống như bạn đặt 2 cái gương mà cái này nằm xa hơn cái kia một chút xíu, nhưng đều vuông góc với hướng nhìn của bạn, bạn sẽ thấy cả 2 tấm gương phản chiếu 100% hình ảnh của bạn thôi.

Vậy khi nào thì ta nhìn thấy vật có hình cầu theo kiểu ở rìa mờ hơn tâm?

Trả lời: Khi vật đó có mức độ trơn nhẵn cao, tức là không phải bề mặt sần sùi nơi mà ta có thể tìm một hạt cát nằm ở góc nhưng có thể phản chiếu hoàn toàn ánh sáng. Khi đó, ánh sáng chiếu vào vùng rìa sẽ khó phản chiếu ngược lại hơn là cho nó đi xéo góc hướng về phía trước.

Đó cũng chính là lý do các bức ảnh sao Thổ, sao Thiên Vương, sao Hải Vương,... đều có dạng hình cầu (vùng rìa ít sáng hơn). Thời xưa, khi chưa có công cụ phân tích bức xạ ánh sáng, khi nhìn vào ảnh chụp các hành tinh xa xôi đó, người ta đã dự đoán là bề mặt khí hoặc lỏng rồi, cơ bản vì chất lỏng thì hiện tượng tán xạ xảy ra không đều bằng bề mặt rắn và nhiều cát bụi.