Tại sao báo chí phải có tính nhân đạo, nhân văn?
kiến thức chung
Đối với bất kì ngành nghề nào, đạo đức nghề nghiệp cũng phải được đặt lên hàng đầu bởi đây chính là thước đo giá trị của việc hành nghề chân chính. Song, với báo chí - một lĩnh vực nghề nghiệp đặc thù, khi mà chỉ cần vài thông tin viết ra đã có thể mang đến cơ hội đổi thay cuộc đời hoặc có thể đẩy ai đó vào chân tường thì vấn đề đạo đức, lương tâm nghề nghiệp càng cần được chú trọng. Báo chí luôn cần đưa tin khách quan, trung thực nhưng không phải tất cả những gì mắt thấy, tai nghe đều có thể đưa lên mặt báo mà trước khi đưa ra thông tin, báo chí phải cân nhắc đến cả tính hiệu quả cũng như sự tác động của thông tin tới công chúng, từ đó lựa chọn cách thức khai thác cho phù hợp. Tính nhân văn của báo chí chính là thể hiện ở chỗ đó. Dù là phản ánh tiêu cực thì thông tin báo chí cũng phải có hướng tiếp cận để tạo ra hiệu ứng xã hội tích cực. Đặc biệt trong thời đại báo chí hiện đại, khi mà tin nóng, nhanh chính là đòi hỏi sống còn của từng tòa soạn, hơn lúc nào hết, bên cạnh "cái đầu lạnh", mỗi nhà báo còn cần phải có một "trái tim nóng" để không bước qua ranh giới mong manh giữa đạo đức hành nghề và sự cám dỗ của vật chất.
Nội dung liên quan
Quỳnh Kunn