Tại sao bạn lại thất bại trong các lần phỏng vấn xin việc?
Cách đây tầm hơn 1 năm, là khoảng thời gian "đen tối" với mình khi chật vật tìm kiếm nơi thực tập nhưng cứ hễ qua vòng CV, đến vòng phỏng vấn xong là mình lại bị fail.
Mãi đến sau này, khi đi làm và công việc yêu cầu phỏng vấn các bạn Intern, CTV mới vào, mình đã thấm thía ra dần các lỗi mình mắc phải trước đây.
- Điều đầu tiên, hãy lựa chọn 1 bộ trang phục nghiêm túc: Người phỏng vấn sẽ có thiện cảm và đánh giá tốt sự chuẩn bị kỹ càng cũng như thái độ tôn trọng văn hóa DN, tôn trọng người PV. Cố gắng đừng mặc jeans + áo thun vì NTD sẽ đánh giá bạn là người xuề xòa, dễ dãi.
- Thái độ tự tin, thẳng thắn, nhiệt tình và cầu tiến: Nhìn thẳng vào mắt nhà TD khi trả lời câu hỏi, đừng úp mở, ấp úng mà hãy trình bày mạch lạc, rõ ràng nhất có thể, quan trọng là mình cứ phải tự tin với chính mình, giữ bình tĩnh.
- Biết cách đặt câu hỏi để tránh thụ động: Mình thích cách biến buổi PV thành 1 buổi nói chuyện cởi mở để 2 bên hiểu nhau hơn là chỉ ngồi trả lời các câu hỏi 1 cách ngột ngạt, như v sẽ nhẹ nhàng và bớt áp lực hơn. Đặt câu hỏi thông minh và đúng trọng tâm sẽ khiên người PV cảm thấy bạn quan tâm nhiều đến công việc và công ty. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý 1 chút với các câu hỏi dạng đặc điểm, tính chất, phương thức kinh doanh... của công ty sẽ khiến nhà TD nghĩ bạn chưa tìm hiểu chút nào về cty đấy nhé.
Trên đây là những kinh nghiệm rút ra từ bản thân mình, bạn có những góp ý bổ sung nào không, bổ sung cùng mình nhaa.
phỏng vấn
,kỹ năng mềm
,kỹ năng mềm
Với kinh nghiệm phỏng vấn ứng viên & đi tham gia phỏng vấn của mình thì có một số lưu ý dành cho các bạn ứng viên để chuẩn bị cho 1 buổi gặp gỡ, trao đổi tốt, đạt được hiệu quả bao gồm :
- Hãy chắc chắn rằng bạn hiểu giá trị/ vị trí của bản thân : Bạn đang đi sale bản thân mình, vì thế bạn cần chắc chắn hiểu được bản thân mình (điểm mạnh/ điểm yếu/ xuất phát điểm/ mục tiêu công việc, nghề nghiệp của bạn...) & hãy chọn 1 key point (như là 1 unique selling point của bạn tại thời điểm đó) để có thể nhấn mạnh, tạo ấn tượng với người tuyển dụng. Đừng lo rằng em còn là sinh viên, em mới tốt nghiệp thì em lấy gì ra để sale đây? Em có, em có mục tiêu cụ thể, em hiểu vị trí của em ở đâu và con đường em muốn tới, em có một thái độ chuyên nghiệp, nghiêm túc & đam mê, cầu tiến để có thể tích lũy tri thức , kinh nghiệm & phát triển.
- Hiểu về vị trí ,công việc mà mình apply: Hiểu được những yêu cầu, điều kiện mà công việc đòi hỏi cho vị trí mình apply; hiểu được bản thân phù hợp tới mức độ nào. Ko nhất thiết lúc nào bạn cũng phải show hết mọi điểm mạnh, điểm phù hợp; đôi khi nói rõ được cả điểm yếu của bạn - nhưng em cần công việc này để khắc phục những vấn đề đó; em cũng đã có plan cho việc khắc phục yếu điểm đó như thế nào.
- Nắm được những thông tin cơ bản về tổ chức, DN, sản phẩm mà mình apply: Đừng quên tìm hiểu những thông tin cơ bản về tổ chức, cảm nhận về văn hóa tổ chức để xác nhận được mức độ phù hợp với NTD
- Thái độ cầu tiến, chuyên nghiệp: Bình tĩnh, tự tin - ko thái quá. Quan trọng là biết mình có gì, thiếu gì và muốn gì; thể hiện được sự cầu tiến , học hỏi
- Chủ động: chủ động chia sẻ, chủ động trao đổi, đặt câu hỏi là một cách bạn tạo thiện cảm với nhà tuyển dụng
- Ăn mặc: Cái này tùy tính chất công việc, tùy môi trường & văn hóa nhé, cái này ko có công thức chung đâu nên bạn có đủ các thông tin ở trên sẽ có thể ra quyết định cho style phỏng vấn của mình. Cơ bản với mình trẻ trung, lịch sự là ok hết.
Nội dung liên quan
Ms Lean in
Với kinh nghiệm phỏng vấn ứng viên & đi tham gia phỏng vấn của mình thì có một số lưu ý dành cho các bạn ứng viên để chuẩn bị cho 1 buổi gặp gỡ, trao đổi tốt, đạt được hiệu quả bao gồm :
Adele Doan
Mình thường chọn vị trí và công ty rất kỹ nên rất ít khi fail phỏng vấn. Lí do thường gặp là:
Cà Pháo