Tại sao bạn cắn móng tay?
Có phải các bạn cắn móng tay vì lười tỉa không? Hay vì 1 lý do nào khác?
hỏi xoáy đáp hay
Một số người cắn móng tay vì… lười tỉa móng hoặc để “chữa cháy” tạm thời (như khi bị xước móng chẳng hạn). Tuy nhiên, còn nhiều nguyên nhân khác đằng sau thói quen này.
1. Tính cách cầu toàn
Dựa theo 1 nghiên cứu, những người trong nhóm “cắn móng tay” cho biết nhu cầu thực hiện hành vi này cao hơn đáng kể khi họ tiếp xúc với những tình huống gây ra cảm giác thất vọng, buồn chán. Chỉ ít phút sau khi các tình huống này kết thúc, họ đã đưa ngay ngón tay lên miệng.
Như vậy, tình trạng buồn chán hoặc thất vọng dẫn đến nhu cầu cắn móng tay tăng cao. Nó liên quan đến tính cách cầu toàn.
2. Thói quen từ bé
Cắn móng tay có thể là thói quen hình thành từ ngày còn bé. Trẻ em không có năng lực cảm xúc đủ mạnh để đối diện với trạng thái lo âu hoặc căng thẳng ở nhà và / hoặc ở trường học. Phản ứng cắn móng tay được hình thành như một cách để các em tự xoa dịu bản thân.
Thói quen này vẫn rất khó bỏ khi trưởng thành. Thống kê ở những người từng cắn móng tay khi còn bé cho thấy một nửa trong số đó vẫn làm thế ở tuổi thiếu niên. Khi lên Đại học, con số này giảm còn ⅓.
3. Ảnh hưởng của hiện tượng “cắm chốt” giai đoạn miệng (oral fixation)
Theo thuyết phân tâm của Sigmund Freud, tính cách con người được phát triển qua một chuỗi các giai đoạn trong thời thơ ấu, đây là khoảng thời gian các thôi thúc tìm kiếm sự dễ chịu bản năng tập trung tại một số vùng gây khoái cảm tính dục nhất định.
Vùng khoái cảm này được định hình bởi một bộ phận trên cơ thể đặc biệt nhạy với kích thích. 5 giai đoạn tâm lý tính dục bao gồm: giai đoạn miệng (oral), hậu môn (anal), dương vật (phallic), tiềm tàng (latent) và sinh dục (genital).
Lê Tú
Một số người cắn móng tay vì… lười tỉa móng hoặc để “chữa cháy” tạm thời (như khi bị xước móng chẳng hạn). Tuy nhiên, còn nhiều nguyên nhân khác đằng sau thói quen này.
1. Tính cách cầu toàn
Dựa theo 1 nghiên cứu, những người trong nhóm “cắn móng tay” cho biết nhu cầu thực hiện hành vi này cao hơn đáng kể khi họ tiếp xúc với những tình huống gây ra cảm giác thất vọng, buồn chán. Chỉ ít phút sau khi các tình huống này kết thúc, họ đã đưa ngay ngón tay lên miệng.
Như vậy, tình trạng buồn chán hoặc thất vọng dẫn đến nhu cầu cắn móng tay tăng cao. Nó liên quan đến tính cách cầu toàn.
2. Thói quen từ bé
Cắn móng tay có thể là thói quen hình thành từ ngày còn bé. Trẻ em không có năng lực cảm xúc đủ mạnh để đối diện với trạng thái lo âu hoặc căng thẳng ở nhà và / hoặc ở trường học. Phản ứng cắn móng tay được hình thành như một cách để các em tự xoa dịu bản thân.
Thói quen này vẫn rất khó bỏ khi trưởng thành. Thống kê ở những người từng cắn móng tay khi còn bé cho thấy một nửa trong số đó vẫn làm thế ở tuổi thiếu niên. Khi lên Đại học, con số này giảm còn ⅓.
3. Ảnh hưởng của hiện tượng “cắm chốt” giai đoạn miệng (oral fixation)
Theo thuyết phân tâm của Sigmund Freud, tính cách con người được phát triển qua một chuỗi các giai đoạn trong thời thơ ấu, đây là khoảng thời gian các thôi thúc tìm kiếm sự dễ chịu bản năng tập trung tại một số vùng gây khoái cảm tính dục nhất định.
Vùng khoái cảm này được định hình bởi một bộ phận trên cơ thể đặc biệt nhạy với kích thích. 5 giai đoạn tâm lý tính dục bao gồm: giai đoạn miệng (oral), hậu môn (anal), dương vật (phallic), tiềm tàng (latent) và sinh dục (genital).
Nguyễn Hữu Long