Tại sao ánh sáng có thể thay đổi đường đi đột ngột khi đi qua mặt phân cách 2 môi trường?

  1. Khoa học

Bằng một cách nào đó, ánh sáng không cần phải "ôm cua" mà vẫn có thể thay đổi đường đi. Có lẽ vì nó không có khối lượng nên không có quán tính.

Ở một góc nhìn khác. Đường đi của một tia sáng luôn luôn là đường mà nó ít tốn thời gian nhất.

Thật khó hiểu tại sao lại như vậy.

Từ khóa: 

ánh sáng

,

khoa học

Nó có ôm cua đấy chứ.

Lý giải là khi truyền trong các môi trường khác nhau, ánh sáng sẽ có vận tốc khác nhau (do tương tác với vật chất trong môi trường). Điều này dẫn đến việc khi chiếu đến mặt phân cách ở 1 góc nghiêng so với pháp tuyến, 1 bên sẽ đến trước, 1 bên sẽ đến sau. Ví dụ từ môi trường ánh sáng đi nhanh sáng ánh sáng đi chậm thì bên đến trước bị chậm lại, trong khi bên kia vẫn còn giữ tốc độ cũ. Hệ quả tương tự như 1 bánh xe nối nhau bởi 1 trục cố định, 1 bên đi chậm lại 1 bên vẫn đi nhanh thì hướng di chuyển sẽ bị xoay về phía đi chậm hơn. Ánh sáng bị bẻ góc với lý do tương tự.

Tương tự cho môi trường ngược lại, từ chậm sang nhanh, ánh sáng cũng sẽ xoay sang bên sóng bị chậm hơn.

Trả lời

Nó có ôm cua đấy chứ.

Lý giải là khi truyền trong các môi trường khác nhau, ánh sáng sẽ có vận tốc khác nhau (do tương tác với vật chất trong môi trường). Điều này dẫn đến việc khi chiếu đến mặt phân cách ở 1 góc nghiêng so với pháp tuyến, 1 bên sẽ đến trước, 1 bên sẽ đến sau. Ví dụ từ môi trường ánh sáng đi nhanh sáng ánh sáng đi chậm thì bên đến trước bị chậm lại, trong khi bên kia vẫn còn giữ tốc độ cũ. Hệ quả tương tự như 1 bánh xe nối nhau bởi 1 trục cố định, 1 bên đi chậm lại 1 bên vẫn đi nhanh thì hướng di chuyển sẽ bị xoay về phía đi chậm hơn. Ánh sáng bị bẻ góc với lý do tương tự.

Tương tự cho môi trường ngược lại, từ chậm sang nhanh, ánh sáng cũng sẽ xoay sang bên sóng bị chậm hơn.

Ủa cái này ko phải được giải thích bằng khúc xạ ánh sáng à?