Tại sao 52,6% sinh viên ra trường mất định hướng trong công việc?
Có ai trải qua giai đoạn này giống tui khi còn năm cuối CĐ, ĐH khum ? Chia sẻ vài ý kiến của bạn về vấn đề nhày nhen.
nghề nghiệp hứng thú
,sinh viên
,job
,xã hội
,thấu ngành hiểu nghề
,hướng nghiệp
,chuyện tuổi 20s
,phong cách sống
Vì học là 1 chuyện nhưng làm lại là câu chuyện rất khác
Nội dung liên quan
Rukahn
Vì học là 1 chuyện nhưng làm lại là câu chuyện rất khác
Nguyenphuhoang Nam
Có lẽ vì thiếu chủ động. Sự thiếu chủ động này bắt nguồn từ việc thiếu hiểu biết.
Thiếu chủ động: Hướng nghiệp là câu chuyện tự thân và chỉ bản thân chúng ta mới có thể tìm ra điều gì phù hợp với mình. Nhưng nếu chưa bao giờ đặt ra câu hỏi về nghề nghiệp, ngại khám phá, thử nghiệm, ngại tìm tòi mà luôn bắt chước đám đông, luôn theo những lời khuyên một cách thủ động thì dễ mất định hướng.
Đây là trách nhiệm của các bạn sinh viên.
Thiếu hiểu biết: Trường lớp chỉ tập trung vào trang bị kiến thức mà thiếu đi các cuộc trò chuyện, tư vấn định kỳ để các bạn trẻ hiểu rằng việc học có mục đích phát triển khả năng tự lập (chứ không phải học là để đi thi). Cha mẹ nâng đỡ con quá sớm hay hoàn toàn không quan tâm đến nghề nghiệp tương lai của con, phần nào khiến các bạn trẻ hoang mang, buông xuôi theo ngày tháng (có khó quá thì về nhà cha mẹ nuôi hoặc nhờ người thân xin việc; hay vừa mới tìm được việc thì đã bị cha mẹ hỏi về mức thu nhập rồi đem so sánh với con cái của người khác).
Đây là trách nhiệm của gia đình và nhà trường.
Nguyễn Thị Thu Hương
Cho hỏi con số 52,6% bạn lấy ở nguồn thống kê nào vậy? Định hướng phải làm từ khi bé tí, chứ đâu phải học xong 16 năm mới định hướng... Hỏi tại sao làm gì? Đặt câu hỏi "Làm sao để sinh viên ra trường có định hướng trong sự nghiệp?" thì sẽ giải quyết vấn đề nhiều hơn
Mạc Đông Phương
Mình nghĩ vấn đề định hướng này là vấn đề phải xác định từ đầu, có thể trong những năm cấp 3 đã phải nhận thức được điều này để chọn trường đại học rồi, chứ không thể để đến sau này khi ra trường mới chợt nhận ra rằng mình chưa biết đi hướng nào (trừ những trường hợp xác định sẵn nhưng khi đi làm/thực tập thấy mình không hợp với ngành nghề đó). Ngoài ra, có nhiều bạn chọn đại học chỉ vì phụ huynh, hay danh tiếng của trường mà bỏ qua sở thích, đam mê của mình, dẫn đến việc trong quá trình học thiếu hứng thú với chuyên ngành của mình, mông lung trước con đường phía trước. Một số khác thì mình nghĩ, có nhiều trường hợp hiểu rõ mình thích gì, đam mê gì, nhưng sau khi thực tập, va chạm thực tế lại nhận ra mình không hợp với ngành nghề đó, mãi đến khi ra trường mới nhận thức được.
Tuấn Đinh
Thực ra thì các bạn mất định hướng từ lúc ra khỏi cấp 3 rồi, chứ không hẳn là đại học hay cao đẳng. Hồi đấy gần như không có ai định hướng cho, bố mẹ nhiều người cũng không có kiến thức về việc chọn trường hay định hướng cho con họ, nên chọn đh xong thì coi như ở vùng an toàn thêm 4 năm nữa...Cuối cùng vẫn chưa biết mình muốn gì. Khủng hoảng tuổi 20! Phần lớn đều "tự bơi" ở đời hết nên cứ làm thì mới biết mình muốn làm cái gì, có những người được bố mẹ vẽ đường mở lối rồi, nhưng đi trên đó đâu có chắc nó là việc mình thích đâu. Nên là con số 52.6% nào đó vẫn còn thấp lắm, tôi đang nghĩ đến con số 70-80% thì hơn.