Tài chính cá nhân phần nhiều là cá nhân hơn là tài chính?

  1. Đầu tư & Tài chính

Tài chính cá nhân muốn nắm vững tại gốc rễ thì phải đi từ khía cạnh cá nhân về tư duy, thái độ trước rồi mới đến kỹ thuật tài chính sau. Tư duy đúng rồi hãy nói đến công cụ hay sản phẩm tài chính. Bạn nghĩ sao về điều này?
Từ khóa: 

quản lý tài chính cá nhân

,

kỹ năng tài chính

,

tài chính cá nhân

,

tài chính gia đình

,

đầu tư & tài chính

Mình đồng ý với quan điểm của bạn, phải đi từ khía cạnh cá nhân về tư duy, thái độ trước rồi mới đến kỹ thuật tài chính sau.

Khi còn học Đại học, mình có chơi thân với 1 đứa bạn nó học ngành Kế toán - tài chính và bản thân nó cũng là đứa quản lý tài chính cá nhân rất tốt. Và mình cũng đề nghị nó chia sẻ và giúp mình trong việc quản lý tài chính cá nhân. Nó chỉ cho mình tất cả các phương pháp, công cụ để quản lý tài chính cá nhân và giúp mình áp dụng vào cuộc sống của mình. Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu mình là 1 đứa lúc đó có thái độ và tư duy muốn quản lý tài chính cũng như tiết kiệm. Tại thời điểm đó, mình còn đi học và bố mẹ chu cấp đầy đủ (mình cũng không có ý định sẽ đi làm thêm kiếm tiền) nên mình cứ xài thoải mái vô tư thôi (nhưng không xài hoang phí gì cả, bố mẹ cho mình nhiêu thì mình 1 tháng bao nhiêu thì mình xài và không xin thêm). Cuối cùng, mình áp dụng được các phương pháp của bạn mình được cỡ chừng 1 tháng là mình lại quay về cách tiêu xài cũ, không quản lý tài chính cá nhân gì nữa... có bao nhiêu xài hết bấy nhiêu, mua sắm theo sở thích và vô tội vạ (có rất nhiều thứ mình mua xong cả năm ko đụng tới). 

Cho đến hiện tại, tư duy về quản lý tài chính cá nhân của mình cũng đã thay đổi rồi (kể từ khi đi làm kiếm được tiền). Mình tự nhận thấy mình đã chi tiêu hợp lý hơn rồi, ngoài những chi phí cuộc sống thiết yếu như (nhà ở, ăn uống, xăng xe...) thì mình mua sắm những thứ cần chứ không phải những thứ muốn nữa. Mỗi tháng đều dành 1 khoảng tiền gửi cho mẹ và để ống heo tiết kiệm cho bản thân. Còn về khoản đầu tư tiền nhàn rỗi hay gửi ngân hàng tiết kiệm như mấy đứa bạn mình thì mình không. 

Trả lời

Mình đồng ý với quan điểm của bạn, phải đi từ khía cạnh cá nhân về tư duy, thái độ trước rồi mới đến kỹ thuật tài chính sau.

Khi còn học Đại học, mình có chơi thân với 1 đứa bạn nó học ngành Kế toán - tài chính và bản thân nó cũng là đứa quản lý tài chính cá nhân rất tốt. Và mình cũng đề nghị nó chia sẻ và giúp mình trong việc quản lý tài chính cá nhân. Nó chỉ cho mình tất cả các phương pháp, công cụ để quản lý tài chính cá nhân và giúp mình áp dụng vào cuộc sống của mình. Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu mình là 1 đứa lúc đó có thái độ và tư duy muốn quản lý tài chính cũng như tiết kiệm. Tại thời điểm đó, mình còn đi học và bố mẹ chu cấp đầy đủ (mình cũng không có ý định sẽ đi làm thêm kiếm tiền) nên mình cứ xài thoải mái vô tư thôi (nhưng không xài hoang phí gì cả, bố mẹ cho mình nhiêu thì mình 1 tháng bao nhiêu thì mình xài và không xin thêm). Cuối cùng, mình áp dụng được các phương pháp của bạn mình được cỡ chừng 1 tháng là mình lại quay về cách tiêu xài cũ, không quản lý tài chính cá nhân gì nữa... có bao nhiêu xài hết bấy nhiêu, mua sắm theo sở thích và vô tội vạ (có rất nhiều thứ mình mua xong cả năm ko đụng tới). 

Cho đến hiện tại, tư duy về quản lý tài chính cá nhân của mình cũng đã thay đổi rồi (kể từ khi đi làm kiếm được tiền). Mình tự nhận thấy mình đã chi tiêu hợp lý hơn rồi, ngoài những chi phí cuộc sống thiết yếu như (nhà ở, ăn uống, xăng xe...) thì mình mua sắm những thứ cần chứ không phải những thứ muốn nữa. Mỗi tháng đều dành 1 khoảng tiền gửi cho mẹ và để ống heo tiết kiệm cho bản thân. Còn về khoản đầu tư tiền nhàn rỗi hay gửi ngân hàng tiết kiệm như mấy đứa bạn mình thì mình không. 

Đúng rồi, kỹ năng nào thì chúng ta muốn thực sự giỏi, cũng cần phải hiểu các quy luật căn bản. Ví dụ như viết lách thì quy tắc là viết sao cho người khác đọc được hiểu được. Muốn giảm cân thì phải bảo đảm năng lượng nạp vào < năng lượng thải ra. Xây nhà thì nền móng phải vững chắc thì mới không sợ sập. Tương tự trong quản lý tài chính, muốn sống thoải mái thì phải đảm bảo rằng số tiền chi tiêu < số tiền kiếm được.

Có cái căn bản (tư duy) rồi thì mới tính đến cách thức, công cụ cụ thể được. :D