Tác phẩm Tu viện thành Parme?
Qua tiểu thuyết "Tu viện thành Parme" của Stendhal, nhà văn hiện thực lớn của Pháp nửa đầu thế kỉ 19. Hãy tìm hiểu nghệ thuật thể hiện tâm lí trước và trong tình yêu của Stendhal?
kiến thức chung
1. Tình yêu của Fabrice.
- Fabrice hăng hái lặn lội sang Pháp với ý định phụng sự con người từng “giải phóng nước Italy” và “muốn rửa nhục cho nhân dân Italy”. Thực tế thô bạo và thấp hèn ở chiến trường Waterloo và cảnh bại trận thảm hại của “Đạo quân vỹ đại” đã làm chàng tỉnh mộng. Chàng cũng mất lý tưởng, đang lao vào những đam mê linh cảm chật hẹp. Từ đây Fabrice dần chuyển sang cuộc sống của những công tử vô công rồi nghề chỉ gây phiền nhiễu cho mọi người.
- Tình yêu dành cho Gina và Clelina.
+ Nhờ có Gina, Fabrice khi trở về Milan, chàng bị tình nghi, cô đã đưa Fabrice sang cư trú ở Công quốc Parma. Gina, bây giờ là Nữ Công quốc Sanseverina, cùng với người yêu là Thủ tướng Tosca, giới thiệu Fabrice đi học ở Viện Thần học Naplơ, mong cho chàng tiến thân trong Giáo hội. Ba năm sau,chàng trở về và vẫn yêu mến bà cô như trước. Cánh thù địch của Mosca và nữ Công tước lập mưu bắt Fabrice giam riêng ở tầng cao chót vót ngục tháp Phacnedơ. Tại đây, chàng đem lòng yêu mến Clelina thực sự. Fabrice thực sự si tình, si tình đến mức không muốn rời xa Clelina và thậm chí Fabrice ngày đêm chỉ nghĩ đến Clelia, chàng đã trở vào ngục Phacnedơ để chờ tái thẩm vụ án.
2. Gina và Clelina.
+ Gina sống hồn nhiên, sôi động, đầy ước mơ và là hiện thân của chủ nghĩa lãng mạn khao khát những điều đẹp đẽ và phi thường. Nàng không chấp nhận cái quan niệm hôn nhân tính toán vụ lợi của xã hội, đã khước từ “một nhân vật rất giàu, xuất thân đại thế phiệt”, và nàng đã “chơi ngông lấy bá tước Pietranera”, một bá tước nghèo. Gina như tìm thấy những lí tưởng, con người của mình, tư tưởng thầm kín của mình trong Fabrice. Gina yêu Fabrice không chỉ vì tình yêu đơn thuần, Gina cho rằng Fabrice có khả năng tiếp tực lối sống và hoài bão của bà. Khi Fabrice bị giam, bà bằng sự thông minh và biết sự dụng sắc đẹp của mình đúng chỗ đã cứu được Fabrice.Tình yêu của bà dành cho Fabrice rất sâu kín nên Fabrice có dan díu với người phụ nữ khác không tỏ tình mà chỉ tỏ ra thân mật với bà thì bà cũng cảm thấy hạnh phúc. Chỉ khi Fabrice yêu Clelina, rời xa bà, đề phòng bà thì bà mới cảm thấy đau đớn tuyệt vọng.
+ Clelina dịu dàng ngoan ngoãn, chịu sức hút tự nhiên của chàng trai Fabrice. Nàng tin rằng Fabrice ở tù buồn chán, anh ve vãn phụ nữ cho đỡ buồn, một khi được tự do thì anh sẽ bỏ mặc nàng. Biết là thế, nàng vẫn cứ bị cuốn vào tình yêu của Fabrice và rất si tình. Clélia cũng ghen thầm, nhưng đồng thời lại thông cảm với bà công tước vì Fabrice quá đáng yêu. Fabrice không chịu bỏ trốn vì không muốn rời xa Clelina, điều ấy càng làm nàng ta yêu Fabrice hơn. Vì phản quyền lợi cha quá nghiêm trọng và suýt làm cho cha chết vì độc dược, Clelia phát thệ sẽ đoạn tuyệt với Fabrice và lấy người chồng do cha chọn. Nàng làm đúng lời thề. Tuy nhiên, Fabrice bây giờ thừa kế chức Tổng giám mục, đã làm hết cách để nối lại cuộc tình duyên xưa. Không cầm lòng được, Clelia vi phạm lời thề. Họ có với nhau một đứa con. Fabrice thấy mình sống cô đơn, cố đòi bắt con về nuôi – đứa bé chết – Clelia coi đó là một sự trừng phạt của Chúa, rồi ốm chết.
Ngoài ra còn có tình yêu của Mosca và Gina. Gina có tình cảm với Mosca song song với tình cảm dành cho Fabrice. Còn với Mosca, ngài vì ghen tuông mà suýt phạm phải tội giết người.
Nội dung liên quan
Quang Toàn Hồng