Tác hại của ánh sáng lên tài liệu thư viện?
kiến thức chung
Tài liệu thư viện chủ yếu tồn tại ở dạng giấy nên rất dễ bị xâm hại và hư hỏng. Các yếu tố khách quan như: ánh sáng, tia cực tím, nhiệt độ và độ ẩm, côn trùng, thảm họa tự nhiên đều gây hư hại cho tài liệu. Ngoài ra, các yếu tố chủ quan như: sử dụng tài liệu chư đúng cách, di chuyển kho, bảo quản tài liệu không hợp lí,…cũng ảnh hưởng rất lớn đến công tác bảo quản tài liệu trong các cơ quan thông tin – thư viện. Vì thế bảo quản vốn tài liệu trong các cơ quan thông tin – thư viện vô cùng cần thiết.
1. Khái niệm, mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản tài liệu
Khái niệm: Bảo quản là những hoạt động liên hệ đến việc bảo trì tài liệu thư viện hay tài liệu lưu trữ để sử dụng dưới hình thức nguyên thủy của nó hay dưới hình thức khác có thể sử dụng được. Bảo quản vốn tài liệu là một quá trình thống nhất và liên tục, bắt đầu từ khi tài liệu nhập vào thư viện và tiếp tục thường xuyên trong thời gian bảo quản và sử dụng.
Việc bảo quản tài sản của cơ quan thư viện được chia thành hai loại: bảo quản dự phòng và bảo quản phục chế. Bảo quản dự phòng chú trọng đến việc ngăn chặn sự xuống cấp của toàn bộ các tư liệu nói chung. Bảo quản phục chế nhằm swaur lại tình trạng xuống cấp về mặt lý tín hoặc hóa tính của tài liệu.
Mục đích: giữ vững tính hữu dụng hay đặc tính khai thác của tài liệu. Phục vụ tốt nhất nhu cầu tin của người dùng tin.
Ý nghĩa: bảo quản vố tài liệu là bảo quản kho tang văn hóa dân tộc và thế giới; bảo quản tài sản của thư viện và quốc gia; nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc ở phương diện đáp ứng được nhiều yêu cầu của bạn đọc do kho sách được bảo quản tốt; tăng giá trị vốn tài liệu do giữ được nhiều tài liệu qua các thời kỳ lịch sử khác nhau; tăng giá trị của các thư viện.
2. Tác hại của ánh sáng lên tài liệu thư viện
Ánh sáng là một trong các yếu tố khách quan gây hư hại cho tài liệu. Ánh sáng mặt trời có các tia cực tím và bước sóng ngắn chứa rất nhiều năng lượng đủ khả năng phá vỡ bất kỳ liên kết hóa học nào. Giấy và các loại tài liệu khác phải chịu hư hỏng do phơi ra ánh sáng. Tia cực tím và sóng ngắn mang đến rất nhiều thay đổi về tính chất vật lý và hóa học. Thành phần chính của giấy là Cellulose khi bị tia cực tím chiếu thì sẽ xảy ra ba hiện tượng: hai hiện tượng đầu, phá vỡ các liên kết gluxit ( chứa glucoza và glucosid), làm yếu các liên kết khác là hiện tượng quang hóa học. Hiện tượng thứ ba làm vỡ những liên kết yếu là hiện tượng hóa học. Sản phẩm của các loại tác động này sau đó sẽ tấn công cellulose, bẻ gãy các mắt xích của phần tử và làm yếu tài liệu. Tài liệu bị phơi bày trong thời gai dài dưới tia cực tím sẽ trở nên giòn và kém dai. Các loại phẩm có trong tài liệu rất dễ bị oxy hóa. Ảnh hưởng cuối cùng của sự chiếu sáng là phá hoặc đổi màu. Ngoài ra, ánh sáng còn đốt nóng và làm khô giấy, da, vải và các loại vật liệu khác.
Bên cạnh đó, ánh sáng nhân tạo cũng gây nhiều hư hại cho tài liệu. Hai nguồn ánh sáng nhân tạo làm tài liệu biến đổi là bóng đèn dây tóc và đèn huỳnh quang. Đèn dây tóc phát ra 4% các bức xạ tử ngoại hoặc ít hơn và 90% bức xạ hồng ngoại nhưng gây nóng liên tục. Đèn huỳnh quang phát ra nhiều tia tử ngoại vì thế đây là một trong những nguồn sáng gây nhiều hư hỏng nhất.
Tác động của ánh sáng là tác động tích tụ. Hư hỏng do phơi tài liệu ra ngoài ánh sáng mạnh trong một thời gian ngắn cũng bằng ra ngoài ánh sáng yếu trong một thời gian dài. Nguồn ánh sáng thấy được và tia hồng ngoại như ánh mặt trời, đèn bóng tròn thì tạo sức nóng, sự tăng nhiệt độ sữ thúc đẩy các phản ứng hóa học và ảnh hưởng đến độ ẩm tương đối.
3. Biện pháp khắc phục
Cần điều chỉnh ánh sáng ở mức độ phù hợp với người sử dụng và trong thời gian ngắn nhất. Chỉ nên để tài liệu tiếp xúc với ánh sáng khi có người sử dụng. Chỉ nên thắp sáng bằng các bóng đèn có ánh sáng nóng và phải để xa tài liệu vì bóng đèn ánh sáng nóng sản sinh ra nhiệt lượng. Nếu trưng bày tài liệu, tuyệ đối không để ánh sáng mặt trời chiếu thẳng vào và nên trưng bày trong thời gian phù hợp. Các cơ quan thông tin – thư viện nên trang bị hệ thống rèm cửa để tránh ánh sáng mặt trời chiếu vào từ các khung cửa. Đối với tài liệu giấy thì độ chiếu sáng lớn nhất không quá 501lux.
4. Liên hệ với thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội
4.1) Giới thiệu về thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội
Thành lập vào ngày 14/2/1997
Địa chỉ: Nhà CT1, Số 144, Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.
Hệ thống phục vụ của Trung tâm gồm bốn phòng dịch vụ thông tin đặt tại bốn địa điểm thuộc quận Cầu Giấy và quận Thanh Xuân: trụ sở chính đặt tại số 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy; phòng phục vụ bạn đọc Thượng Đình (gồm cả bộ phận phục vụ ở Mễ Trì và bộ phận phục vụ ở khoa Hóa, 19 – Lê Thánh Tông); phòng phục vụ bạn đọc ở trường Đại học Ngoại Ngữ, Cầu Giấy.
Hiện nay trung tâm sở hữu một lượng tài liệu rất phong phú: hơn 120.000 tên sách với 700.000 bản, 2.145 tên tạp chí với hơn 140.900 bản, 2000 thác bản văn bia. Cùng với bộ sư tập tài liệu điện tử đa dạng.
4.2) Công tác khắc phục tác hại của ánh sáng lên tài liệu thư viện.
Trong thời gian tìm hiểu, hệ thống đèn chiếu sáng tại trung tâm thông tin – thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội sử dụng đèn huỳnh quang. Trong thời gian phục vụ bạn đọc, các cửa sổ đều được mở, không kéo rèm và đèn điện bật sáng. Các giá sách được thiết kế khá kín, ngoại trừ mặt bên ngoài của giá sách cạnh cửa sổ, các giá khác đều có thể ít khả năng bị ánh sáng mặt trời cũng như hệ thống đèn điện chiếu trực tiếp.
Tuy nhiên, tác động của ánh sáng là tác động tích tụ, để tài liệu ngoài ánh sáng mạnh trong một thời gian ngắn cũng bằng với ánh sáng yếu trong một thời gian dài. Vì thế, trong khi phục vụ bạn đọc, người thủ thư nên tắt một số bóng đèn không cần thiết, kéo rèm để giảm thiểu tối đa lượng ánh sáng có thể ảnh hưởng đến tài liệu.
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Bích Dạ