Tác giả của câu nói “còn cái lai quần cũng đánh” là người nữ anh hùng nào?
tinh hoa việt nam
,lịch sử
Người anh hùng đó là: Chị Út Tịch
Bà tên thật là Nguyễn Thị Út, sinh ngày 19/04/1931, nguyên quán tại làng Tích Thiện, tổng Thạnh Trị, quận Cầu Kè, tỉnh Cần Thơ (nay thuộc xã Tam ngãi, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh).
Bà nổi tiếng với câu nói:
- Còn cái lai quần cũng đánh.
- Nó đánh mình, mình đánh nó!
thể hiện quyết tâm đấu tranh của mình.
Chị Nguyễn Thị Út - người mẹ 5 con, sinh ra trong một gia đình nghèo khổ, cả gia đình đều phải đi ở đợ. Chính vì vậy ngay từ khi còn nhỏ chị út đã phải đi ở đợ và bị chủ đối xử tàn bạo, bị bóc lột…và lần nào chị cũng vùng lên đánh trả lại.
Năm 13 tuổi được sự ủng hộ của các cán bộ Việt Minh, chị được chuộc ra khỏi nhà địa chủ, thoát khỏi cảnh nô lệ, là người có tính khí mạnh mẽ, chị sớm chịu ảnh hưởng từ sự tuyên truyền về cuộc cách mạng của các cán bộ việt minh, từ đó tích cực ủng hộ những người cộng sản cho đến sau này…
Khi người Pháp tái chiến Nam bộ, chị xung phong tham gia chiến đấu và lập nhiều chiến công vẻ vang. Chị trở thành người giao liên, liên lạc cho các cán bộ quân sự.
Năm 1965, bà được cử đi dự Đại hội anh hùng chiến sĩ thi đua lực lượng vũ trang toàn miền Nam và được bầu là nữ anh hùng lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam, được Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tặng thưởng Huân chương giải phóng hạng nhì với thành tích:
“Đã tham gia 23 trận lớn nhỏ (có 8 trận thời kháng chiến lần I)" góp phần quan trọng cùng đơn vị diệt và làm tan rã trên 200 giặc, thu 70 súng. Đồng chí là một chiến sĩ trinh sát dũng cảm và mưu trí, một chiến đấu viên ngoan cường, một chiến sĩ binh vận tài tình đã vận động phá vỡ nhiều binh sĩ địch, nhiều lần đưa bộ đội vào diệt bót lấy súng không tốn một viên đạn".
Chị Út Tịch - một người phụ nữ Việt Nam giỏi việc nước, đảm việc nhà thật xứng đáng với tám chữ vàng: "Anh hùng - Bất khuất - Trung hậu - Đảm đang".
Nguồn: trian.vn
Hue Nguyen
Người anh hùng đó là: Chị Út Tịch
Bà tên thật là Nguyễn Thị Út, sinh ngày 19/04/1931, nguyên quán tại làng Tích Thiện, tổng Thạnh Trị, quận Cầu Kè, tỉnh Cần Thơ (nay thuộc xã Tam ngãi, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh).
Bà nổi tiếng với câu nói:
- Còn cái lai quần cũng đánh.
- Nó đánh mình, mình đánh nó!
thể hiện quyết tâm đấu tranh của mình.
Chị Nguyễn Thị Út - người mẹ 5 con, sinh ra trong một gia đình nghèo khổ, cả gia đình đều phải đi ở đợ. Chính vì vậy ngay từ khi còn nhỏ chị út đã phải đi ở đợ và bị chủ đối xử tàn bạo, bị bóc lột…và lần nào chị cũng vùng lên đánh trả lại.
Năm 13 tuổi được sự ủng hộ của các cán bộ Việt Minh, chị được chuộc ra khỏi nhà địa chủ, thoát khỏi cảnh nô lệ, là người có tính khí mạnh mẽ, chị sớm chịu ảnh hưởng từ sự tuyên truyền về cuộc cách mạng của các cán bộ việt minh, từ đó tích cực ủng hộ những người cộng sản cho đến sau này…
Khi người Pháp tái chiến Nam bộ, chị xung phong tham gia chiến đấu và lập nhiều chiến công vẻ vang. Chị trở thành người giao liên, liên lạc cho các cán bộ quân sự.
Năm 1965, bà được cử đi dự Đại hội anh hùng chiến sĩ thi đua lực lượng vũ trang toàn miền Nam và được bầu là nữ anh hùng lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam, được Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tặng thưởng Huân chương giải phóng hạng nhì với thành tích:
“Đã tham gia 23 trận lớn nhỏ (có 8 trận thời kháng chiến lần I)" góp phần quan trọng cùng đơn vị diệt và làm tan rã trên 200 giặc, thu 70 súng. Đồng chí là một chiến sĩ trinh sát dũng cảm và mưu trí, một chiến đấu viên ngoan cường, một chiến sĩ binh vận tài tình đã vận động phá vỡ nhiều binh sĩ địch, nhiều lần đưa bộ đội vào diệt bót lấy súng không tốn một viên đạn".
Chị Út Tịch - một người phụ nữ Việt Nam giỏi việc nước, đảm việc nhà thật xứng đáng với tám chữ vàng: "Anh hùng - Bất khuất - Trung hậu - Đảm đang".
Nguồn: trian.vn
Friendly Me
-Nhắc đến câu nói bất hủ “ Còn cái lai quần cũng đánh” và “ Nó đánh mình, mình đánh nó” thì hầu như rất nhiều người biết đến người phụ nữ nam bộ chân chất đã nói lên những lời mộc mạc nhưng lẫm liệt khí phách anh hùng. Đó là nữ liệt sỹ AHLLVTND Nguyễn Thị Út mà mọi người quen gọi cái tên rất thân thương “ Chị Út Tịch”.
*Thông tin thêm về Chị Út Tịch:
Nguyễn Thị Út, sinh ngày 19.04.1931 tại xã Tam Ngãi, quận Cầu Kè, tỉnh Cần Thơ (nay là xã Tam Ngãi, huyện Cầu Kè tỉnh Trà Vinh)
*Chuyện và quá trình hoạt động cuả Chị Út Tịch
Từ bé, bà và hai chị của mình đã phải sống đời cơ cực, ở thuê cho địa chủ tên Hàm Giỏi. Có một câu chuyện mà người dân Tam Ngãi luôn đồn đại, kể về bà. Chuyện là năm 12 tuổi, trong một lần bị bắt nạt, bà đã ném con dao chẻ cau vào tay vợ tên Hàm Giỏi, ném ớt bột vào mắt vợ Hội đồng Thanh ( là con dâu Hàm Giỏi). Hành động ấy, khí chất ấy toát lên một tính cách anh hùng, không chịu cam phận của người con gái Tam Ngãi.
Đầu năm 1950, bà Nguyễn Thị Út xây dựng gia đình với Lâm Văn Tịch (người Khmer) cũng là chiến sĩ trong lực lượng vũ trang địa phương.Từ đó nhiều người gọi bà là “ Út Tịch”. Trong suốt quá trình chiến đấu đến lúc hy sinh năm 1968, bà đã lập nên nhiều chiến công oanh liệt. Cụ thể như chỉ huy giải thoát một lãnh đạo Đảng bị địch bắt giữ năm 1953 ( trong trận nầy bà tiêu diệt tên quận trưởng Cầu Kè) và vận chuyển nhiều vũ khí cho cách mạng. Cũng trong năm 1953, bà chỉ huy trận đánh đồn Cây Châu ( huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp). Năm 1954 bằng phương pháp binh vận khéo léo, bà tham gia lấy đồn Tám Thế mà không phải nổ súng đấu tranh. Chiến công nối tiếp chiến công, bà tiếp tục tham gia nhiều trận đánh lẫy lững như : trận đồn Chông Nô 2 và 3; bót ĐườngTrâu; bót Bà My, bót Thạnh Phú…
Năm 1964, bà Nguyễn Thị Út được kết nạp vào Đảng CSVN. Tháng 4.1965, bà được cử đi dự Đại hội anh hùng chiến sĩ thi đua lực lượng vũ trang toàn miền. Tại Đại hội, bà được bầu là nữ anh hùng lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam, được tặng thưởng Huân chương chiến công giải phóng hạng nhì với thành tích: tham gia 23 trận lớn nhỏ cùng đơn vị diệt trên 200 giặc, thu 70 súng các loại và nhiều vũ khí khác. Năm 1968, bà hy sinh ở chiến trường Châu Đốc (nay thuộc tỉnh An Giang), sau đó bà đã được phong tặng danh hiệu AHLLVTND. Riêng ông Lâm văn Tịch được điều về Trà Vinh và hy sinh năm 1974.
Để ghi nhớ, tôn vinh tấm gương của nữ AHLLVTND Nguyễn Thị Út, tỉnh Trà Vinh đã xây dựng một khu tưởng niệm trên phần đất rộng khoảng 14.000 mét vuông với các hạng mục chính bao gồm: nhà tưởng niệm; nhà trưng bày, nhà truyền thống; nhà hội thảo, nhà chiếu phim; đường giao thông, sân lễ; bãi xe…
(Thông tin có sự tham khảo từ nhiều nguồn khác nhau)