Tác động tích cực của du lịch
kiến thức chung
Về bản sắc văn hóa:
- Bảo vệ và phát huy văn hóa dân gian, văn hóa địa phương có giá trị lâu đời: Các ngành nghề, làng nghề truyền thống cũng như các công trình, các di tích lịch sử, các lễ hội đươc phục hồi, bảo tồn và phát triển. Một số ngành nghề truyền thống được khôi phục và phát triển theo hướng sản xuất hóa như nghề thêu dệt thổ cẩm, làm đồ chạm khắc bạc,..
Những năm qua, nhiều huyện như Mai Châu, Tân Lạc, Lạc Sơn... đã được khôi phục và phát triển trở lại nghề dệt thổ cẩm. Đặc biệt, trên địa bàn huyện Tân Lạc đã thành lập được hai hợp tác xã Vọng Ngàn và Suối Hai chuyên sản xuất hàng thổ cẩm truyền thống của địa phương. Bởi vì các sản phẩm dệt được làm thủ công rất thu hút và trở thành đồ lưu niệm hấp dẫn với khách du lịch. Chúng được bán chủ yêu các gian hàng ở khu vực du lịch và ở các hội chợ thương mại – du lịch [4]
Và du lịch là một trong những biện pháp vô cũng hữu ích để khuấy động lòng đam mê tìm hiểu văn hóa dân gian của giới trẻ bởi việc đươc tự mình trải nghiệm và chứng kiến sẽ thú vị hơn nhiều so với việc phải học các kiến thức khô khan từ giảng đường. Hơn thế nữa, nhu cầu về nâng cao nhận thức văn hóa trong chuyến đi của du khách thúc đẩy các nhà cung ứng chú ý yểm trợ cho việc phục hồi duy trì các di tích lễ hội, sản phẩm làng nghề hơn.
- Giao lưu văn hóa giữa các làng, vùng miền, quốc gia: Có lẽ du lịch là cách thức dễ dàng nhất để có thể truyền bá nền văn hóa của mỗi khu vực đến với khu vực khác. Nhờ nhu cầu thăm thú trải nghiệm của du khách mà nét văn hóa của nhiều vùng miền được biết đến nhiều hơn.
Về chất lượng cuộc sống:
- Đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi giải trí tận hưởng của con người: Khi đi du lịch, ngoài việc sẽ được tận hưởng các thú vui của cuộc sống, quan sát những khung cảnh tuyệt đẹp, còn được thưởng thức các món ăn mới lạ, các đặc sản từ những vùng miền khác nhau trên đất nước và trên thế giới.
Đất nước Mailaysia là một vùng đất nổi tiếng như là một thiên đường ẩm thực, ở đây có phong phú đa dạng các món ăn ngon giúp làm hài lòng bất cứ một vị khách sành ăn nào. Các món ăn như Satay, nem cuốn Popial, Lok lok, chè caking, Lok bak,..là những đặc sản với hương vị tuyệt vời.
- Giao lưu và phát triển khoa học kỹ thuật: Thông qua loại hình du lịch MICE – loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện, du lịch khen thưởng của các công ty cho nhân viên, đồi tác – đã tạo điều kiện cho Việt Nam được giao lưu , phát triển khoa học kỹ thuật.[5]
- Giải quyết vấn đề việc làm, giảm thất nghiệp, nâng cao mức sống, xuất hiện các ngành nghề mới: Phát triển du lịch được coi là một lối thoát lý tưởng để giảm bớt nạn thất nghiệp, nâng cao đời sống cho người dân.
Hiện nay, trên địa bàn TP.Vũng Tàu có 1.500 cơ sở lưu trú du lịch, trong đó có khoảng 500 khách sạn, nhà nghỉ với 7.000 phòng; hơn 100 khách sạn, resort đạt chuẩn từ 1-5 sao. Năm 2014, TP.Vũng Tàu đón hơn 3 triệu lượt khách, doanh thu du lịch ước đạt hơn 1 ngàn tỷ đồng với hàng ngàn nhân lực tham gia trực tiếp và gián tiếp. Du lịch đem đến công việc trực tiếp cho hàng ngàn lao động, nhân dân địa phương, từ các dịch vụ lưu trú như cho thuê nhà nghỉ, nhà trọ, khách sạn, resort, khu du lịch, bãi tắm. Đó là các lao động như quản lý khách sạn, lễ tân, phục vụ bàn, dọn phòng, phiên dịch, đầu bếp, kế toán, quản trị kinh doanh, marketing, thư ký, nhân viên văn phòng … đến các lao động vệ sinh môi trường bãi biển, tạo dáng cây cảnh, chăm sóc khuôn viên sân vườn, bảo vệ khu du lịch, bán vé hay lực lượng ứng cứu trên biến. Bên cạnh đó, các dịch vụ lữ hành tạo ra việc làm cho rất nhiều người: Đường bộ có các hãng xe như Thiên Phú, Kumho, Hoa Mai, Toàn Thắng, Rạng Đông…; các hang taxi Dầu Khí, Mai Linh; phương tiện thô sơ có xích lô, xe ôm, xe đạp đôi và xe kéo; đường biển có tuyến tàu cao tốc cánh ngầm Tp. Hồ Chí Minh – Vũng Tàu, Vũng Tàu – Côn Đảo và các dịch vụ ca nô, thuyền, lướt ván biển; đường hàng không có dịch vụ bay miền Nam. Ngoài ra, còn kể đến hàng trăm lao động làm việc trong các công ty,các khu du lịch, nhà hàng, khách sạn chuyên chở, đưa rước hành khách theo tuyến tua riêng. Các dịch vụ ăn uống cũng thu hút một lượng lớn lao động tham gia. Nhờ có du lịch, mà các dịch vụ ăn uống có điều kiện phát triển, nhiều gia đình mở quán ăn, nhà hàng, khách sạn, nhiều công ty mở dịch vụ ăn uống. Có thể nói, ngành du lịch Vũng Tàu phát triển mạnh mẽ đã giải quyết một số lượng lớn việc làm cho người lao động, giảm tỉ lệ thất nghiệp. [6]
- Động cơ để trau dồi giao tiếp, ngoại ngữ, văn hóa: Hiện nay xuất hiện nhiều trường lớp và trung tâm đào tạo các dịch vụ du lịch, cả nước có khoảng 40 trường cao đẳng du lịch, 43 trường trung cấp du lịch và các trung tâm đào tạo nghề hằng năm đào tạo hang chục ngàn sinh viên
- Cải thiện môi trường đầu tư, vốn đầu tư, cơ sở vật chất kỹ thuật, giao lưu hợp tác với nước ngoài: Sự phát triển của du lịch đã thúc đẩy các nhà đầu tư đổ vốn vào các công trình, các di tích lịch sử
Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Khu Di tích lịch sử Đền Hùng nhằm mục tiêu xây dựng Khu di tích xứng tầm là di tích quốc gia đặc biệt, quan trọng bậc nhất nước ta, đưa Khu Di tích lịch sử Đền Hùng thành một điểm du lịch hấp dẫn. Tỉnh Phú Thọ vừa công bố bản Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Khu Di tích lịch sử Đền Hùng đến năm 2025, với mục tiêu xây dựng Khu di tích xứng tầm là di tích quốc gia đặc biệt, đưa Khu Di tích lịch sử Đền Hùng thành một điểm du lịch hấp dẫn, thành phần quan trọng nhất của thành phố Việt Trì - Thành phố Lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam. Để thực hiện quy hoạch, dự kiến cần đầu tư khoảng 4.500 tỉ đồng để đầu tư bảo tồn và phát huy giá trị Khu Di tích lịch sử Đền Hùng. [7]
Về các giá trị tinh thần và trí tuệ, đạo đức
- Du lịch giúp tăng hiểu biết về thiên nhiên lịch sử địa lý đất nước con người, từ đó nuôi dưỡng lòng yêu nước, trách nhiệm xây dựng và bảo vệ đất nước
Đến thăm khu di tích Ngã Ba Đồng Lộc, du khách sẽ được nghe kể câu chuyên về 10 cô gái TNXP, từ đó mà con người có thể nhận ra giá trị nhân văn cao đẹp qua câu chuyện đằng sau khu du lịch đó, nhờ vậy biết trân trọng hơn cuộc sống hòa bình, cảm thấy yêu đất nước, biết ơn các vị anh hùng đã hy sinh xương máu để có một đất nước Việt Nam như ngày hôm nay. Hoặc là khi du khách đi du lịch trải nghiệm đến các khu vực nghèo khó , trải qua thực tế mới biết được xung quanh mình còn nhiều cuộc sống cơ cực và khó khắn, từ đó biết hài lòng với cuộc sống hiện tại và có thêm sự đồng cảm, yêu thương và sẻ chia với đồng loại
Ông cha ta có câu “ đi một ngày đàng học một sang khôn”, đi du lịch giúp con người trải nghiệm các vùng đất mới, giúp mở mang nền văn hóa từ khắp mọi miền trên thế giới. Nếu đi du lịch đến nhiều vùng đất khác nhau, bạn sẽ biết rằng, cách chào hỏi ở mỗi một vùng miền có những đặc trưng riêng và cách thể hiện riêng. Những người trong bộ tộc Maasai chào nhau bằng cách phun nước bọt vào nhau. Con người Nhật Bản chào bằng cách hai tay khép lại đặt song song với mép ngoài của đôi chân, nét mặt điềm tĩnh, nghiêm trang, sau đó cúi thấp đầu và người xuống (từ thắt lưng trở lên). Nếu càng muốn thể hiện sự tôn kính và trân trọng với đối phương thì người chào càng cuối thấp đầu xuống với thời gian càng lâu. Người Hy Lạp chào mừng bạn một cách đơn giản là vỗ nhẹ vào lưng và vai. Còn kiểu chào rất nổi tiếng và phổ biến của người Thái Lan, cách chào này được cho là ảnh hưởng từ Đạo Phật. Người chào sẽ chắp tay để ở vị trí ngang lồng ngực rồi cúi chào. Nếu càng thể hiện sự tôn trọng, người chào sẽ nâng cao hơn vị trí chấp tay đến cổ, mặt hay trán. [8]
- Khả năng lên kế hoạch, tăng kỹ năng sống , giải quyết vấn đề: Việc có những chuyến đi du lịch đòi hỏi phải định hình cho bản thân một kế hoạch chi tiết và rõ rang cho chuyến đi của mình đồng thời trong quá trình đi du lịch, chắc chắn đôi khi gặp những tình huống khó khăn phát sinh. Và đây là cơ hội để phát triển tư duy và thể hiện sự nhanh nhạy, kỹ năng sống.
- Thắt chặt tình cảm với người thân: điều kiện tiếp túc gần gũi nhau hơn, có cơ hội quan tâm nhau hơn khi rời xa cuộc sống mưu sinh với những công việc hằng ngày
- Mở rộng mối quan hệ hợp tác, giao lưu và Tăng tính đoàn kết thông qua các hoạt động tổ chức như giao lưu nghệ thuật, ẩm t hực, lễ hội. Một điển hình đó là liên hoan món ngon các nước năm 2008 tổ chức ở khu du lịch Văn Thánh Tp Hồ Chí Minh , du khách được thưởng thức những món ăn ngon của nhiều quốc gia, đặc biệt, Việt Nam đã có điều kiện để giới thiệu nền ẩm thực của đất nước mình đến bạn bè quốc tê
- Giữ gìn, phục hồi sức khỏe và và tăng cường sức sống cho người dân: Khi đi du lịch sẽ tăng cường độ hoạt động, giảm lương clo đáng kể do đi lại và tham gia các hoạt động tích cực, từ đó giúp hạn chế bệnh tật và kéo dài tuổi thọ cho con người. Ngoài ra, du lịch giúp tránh sự đơn điệu của cuộc sống, thay đổi không gian sống: tâm trí và cơ thể con người sẽ không bị đình trệ vì được ra ngoài hít thở không khí của vùng đất mới , qua có thể dễ thở để sẵn sang vượt qua những khó khăn của công việc hiện tại.
Theo các công trình nghiên cứu về y sinh học của Crivosev, Dorin năm 1981, nhờ chế độ nghỉ ngơi và du lịch tối ưu, bệnh tật của dân cư giảm trung bình 30%. Đặc biệt đối với một số bệnh phổ biến cho thấy du lịch có tác dụng rõ rệt. Bệnh tim mạch giảm 50%, bệnh thần kinh giảm 30%, bệnh đường tiêu hóa giảm 20%. [9]
Câu 2: Tác động tiêu cực của du lịch
Về bản sắc văn hóa
- Hàng hóa hóa, tầm thường hóa nền văn hóa dân tộc: chạy theo nhu cầu của du khách mà vứt bỏ ý nghĩa của tinh thần văn hóa dân tộc , chỉ giữ lại cái ‘ vỏ ngoài” của nó và thay đổi để làm thỏa mãn khách du lịch.
Chợ tình sa Pa vốn là một nét sinh hoạt du lịch đầy tính nhân văn và hấp dẫn du khách nhưng nó đang bị hao mòn bản chất. Hiện tượng các chàng trai cô gái địa phương thổi khèn, nhảy múa theo yêu cầu trong các phiên chợ cuối tuần và nhận những đồng tiền thù lao từ du khách ở Sa Pa là một dẫn chứng cụ thể. Những giá trị cộng đồng đán g lẽ phải được tôn trọng lại đưa ra làm trò mua vui cho du khách. Giá trị truyền thống vì thế bị lu mờ. Phong tục tập quán dân gian và hoạt động lễ hội truyền thống có thể tổ chức bất cứ đâu và bất cứ lúc nào, kiến trúc phỏng cổ, nhà ở danh nhân giả, đền thần giả, đồ cổ giả, thư họa giả lan tràn, nghệ thuật biểu diễn dân gian , nghi thức tôn giáo trở thành trò diễn để kiếm tiền [10]
Một hình ảnh xin tiền phàn cảm trong mùa lễ hội [11]
- Vứt bỏ lối sống, ngôn ngữ dân tộc và thay đổi hành vi tiêu dùng của cư dân địa phương: Các cô gái dân tộc nói tiếng Việt chưa sõi nhưng lại sử dụng tiếng Tây thành thạo để giao tiếp với du khách, và ngoài ra một trong những xu hướng thường thấy là khi các nước đang phát triển đón khách từ nước ngoài thường thường học hỏi theo mốt của du khách bởi tư tưởng vọng ngoại
- Đình trệ văn hóa: du khách muốn xem nếp sống cũ ở các vùng thôn quê nên sự phát triển ở các vùng có thể bị chững lại
- Kìm hãm các loại hình nghệ thuật cổ truyền, mất đi bản chất của văn hóa địa phương: Ngày nay chúng ta tổ chức các lễ hội trên sân khấu và nghệ nhân trở thanhg diễn viên làm đánh mất giá trị thiêng liêng của các lễ hội. Hiện nay việc lạm dụng tổ chức lễ hội đã dần mất đi ý nghĩa linh thiêng của nó. Sự đua chen tổ chức lễ hội một cách vô tội vạ, sự học tập, tiếp thu một cách xô bồ, thiếu chọn lọc của những thôn, làng, xã tại nhiều địa phương nước ta càng làm cho bộ mặt văn hóa lễ hội thêm méo mó. Theo thống kê, nước ta hiện có gần 8.000 lễ hội, tức là mỗi ngày, bình quân có tới hơn 20 lễ hội. Song thực tế cho thấy, hiếm tìm được lễ hội vẫn còn giữ được bản sắc riêng. Ði hội chùa Hương cũng na ná đi hội Bà Chúa Kho, đi hội Yên Tử cũng từa tựa đi hội cố đô Hoa Lư... Không khó để nhận ra, các lễ hội đang tăng mạnh về lượng, nhưng cũng giảm mạnh về chất. Ðấy là chưa tính chuyện, các địa phương còn đang có xu hướng thi nhau tổ chức các festival thu hút du lịch nhưng tổ chức không đến "độ" nên hiệu quả thu được chẳng là bao [12]
Về chất lượng cuộc sống :
- Các mặt hàng làm cẩu thả: Do chạy theo số lượng, nhiều mặt hàng truyến thống được chế tác làm lưu niệm cho khách một cách cẩu thả. Làng nghề thổ cẩm ở các huyện như Mai Châu, Tân Lạc, Lạc Sơn... Để chạy theo nhu cầu phục vụ cho khách du lịch mà thực tế đã dẫn đến hiện tượng đa số các gian hàng tại các điểm du lịch trên địa bàn đều bày bán sản phẩm giả thổ cẩm để kinh doanh.
- Phá hủy cơ sở vật chất, cảnh quan:
Những ngày qua, cánh đồng hoa hướng dương ở huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An đang thu hút số lượng lớn du khách ghé thăm và chụp ảnh. Điều đáng buồn là cánh đồng hoa hướng dương này đã trở thành nạn nhân của những du khách thiếu ý thức. Cảnh tượng nhiều thanh niên giẫm đạp, nhảy múa tứng bừng và còn dùng tay đấm tung bông hoa hướng dương lên trời được chia sẻ lên mạng vào sáng ngày 30/11 đã khiến nhiều người ngỡ ngàng [14]
Với mong muốn để người dân Thủ đô ai cũng được chiêm ngưỡng loài hoa đặc trưng của vùng núi phía Bắc - hoa tam giác mạch, anh Bùi Mạnh Hiếu, chủ nhân của thung lũng hoa Hồ Tây đã nảy ra ý tưởng miễn phí vé vào cửa trong vòng một tuần (từ 27/11 đến 3/12). Tuy nhiên, chỉ sau 2 ngày mở cửa miễn phí, chiến dịch này đã buộc phải dừng lại khi lượng người đổ về đây quá đông, nhiều người đua nhau giẫm nát hết các luống hoa khiến nơi đây từ một thung lũng có khung cảnh đẹp đẽ, thơ mộng trở nên xơ xác, tiêu điều [15]
Khung cảnh xơ xác tiêu điều của vườn hoa tam giác mạch sau hai ngày mở cửa [15]
Ngoài ra, có vô vàn những điểm du lịch, di tích lịch sử, công trình kiến trúc bị viết, vẽ bậy, ký tên nhằm ghi lại dấu ấn của du khách khi tới đây. Thói quen này là vô cùng nguy hiểm và gây ra hình ảnh phản cảm xấu xí.
- Thiệt thòi vì sống trong điểm du lịch : sự có mặt của nhiều du khách trong điểm dụ lịch ảnh hưởng đến tâm lý của người địa phương, vì du khách đến từ nhiều nền văn hóa khác nhau có thể có những hành vi thói quen không hợp với thuần phong mĩ tục
- Giảm chất lượng giáo dục: Trẻ em bỏ học đi bán hàng phục vụ ngành du lịch đang là một vấn nạn lớn của ngành du lịch.
Trẻ em ở các làng người H’Mông là điểm du lịch không đi học hoặc bỏ học nhiều hơn các làng không nằm trong tuyến du lịch, Làng Séo Mí Tỉ nằm trên sường núi Phan Xi Phăng, tỷ lệ trẻ em đến tuổi không đi học chỉ chiếm 17,8% nhưng ở xã Lao Chải, điều tra vào đầu tháng 10 – 2005 có tới 49,6% số học sinh từ 6 đến 14 tuổi không đến lớp học. Nguyên nhân chủ yếu là các em tham gia vào các hoạt động bán hàng của du lịch, nguồn thu khá hấp dẫn nên kích thích bỏ học.
- Gia tăng khoảng cách giàu nghèo: Du lịch phát triển chủ yếu nhờ vào sự đầu tư lớn của các tổ chức, tập thể, chính vì thế việc người dân được hưởng lợi từ du lịch là khá ít, do đó khoảng cách giàu nghèo ngàng càng bị mở rộng
- Tệ nạn xã hội: các tệ nạn xã hội không phải do ngành du lịch đẻ ra nhưng không thể phủ nhận rằng, du lịch là nguyên nhân thúc đảy sụ phát triển không đáng có của các tệ nạn xã hội
+ Mại dâm: Dường như du lịch là môi trưởng tốt để kẻ ham hưởng lạc và kẻ trục lợi gặp nhau. Công nghệ tình dục ở Thái Lan, dẫn đến có rất nhiều “ du khách tình dục” phương Tây đổ vào khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
+ Ma túy, cờ bạc: Hầu hết khắp mọi nơi ở cửa khẩu, hải quan đều phát hiện các du khách vận chuyển ma túy hay các chất liên quan đến ma túy làm cho tệ nạn xã hội ngày càng lan rộng
+ Trộm cắp: tình hình trấn lột, trộm cướp của khách du lịch ngày càng gia tăng do hầu hết các đối tượng phạm tội cho rằng khi đi du lịch thì du khách thường mang theo nhiều tài sản và tiền bạc. Du khách trở thành mục tiêu béo bở cho những kẻ tống tiền. Ngoài còn có nhiều vụ án nhân viên khách sạn, nhân viên chuyển hàng sân bay trộm cướp tài sản của du khách
Một điển hình là anh Nguyễn Quốc Thắng được sân bay Nội Bài nhận vào làm việc từ năm 2009. Nhân viên này được phân công nhiệm vụ giám sát việc vận chuyển hàng hóa, hành lý của hành khách, khách hàng từ khu vực tập kết lên tàu bay và ngược lại. Lợi dụng công việc, ngày 1-11-2014, Nguyễn Quốc Thắng trộm cắp 4 bộ điện thoại di động nhãn hiệu Masstel Star 500 của một doanh nghiệp gửi qua đường hàng không trị giá 8 triệu đồng.Thắng rao bán trên mạng Internet được gần 5 triệu đồng. Giữa năm 2014 Thắng được phân công giám sát chuyến bay từ Nội Bài đi TP.HCM; cùng làm có đối tượng Dương (chưa xác định được nhân thân) nhân viên bốc xếp, đối tượng Hồ Anh Tuấn (lái xe nâng). Trong quá trình chất xếp các thùng hàng lên tàu bay, Thắng phát hiện một thùng hàng có dấu niêm phong hàng giá trị cao nên cạy nắp thùng hàng lấy 3 bọc nilon đem sang hầm hàng rời trên tàu bay. Tại đây, Thắng cùng Tuấn xé 3 bọc nilon lấy được 13 điện thoại di động Samsung Galaxy J không có pin, 4 điện thoại iPhone 5 màu đen đã qua sử dụng.
Về các giá trị tinh thần
Việc đi du lịch khiến bản thân mệt mỏi và căng thẳng hơn, gây ấn tượng xấu cho du khách đối với khu vực mà du khách đến để tham quan. Do nhiều yếu tố khác nhau mà điểm du lịch làm xấu đi hình ảnh của vùng miền đó, gây mất thiện cảm đối với người đi du lịch, từ đó làm suy giảm đi tình thần yêu mến đất nước đó.
Dù lượng khách quuốc tế đến du lịch ở việt Nam những năm gần đây liên tục tăng nhưng điều đáng buồn là có đến 90% lần đầu tiên tới mảnh đất hình chữ S, số du khách quay lại các điểm du lịch rất thấp, chỉ chiếm khoảng 6%. Đó là thông tin từ Ban quản lý Chương trình phát triển năng lực lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội (Dự án EU), công bố kết quả khảo sát khách du lịch tại năm điểm chính: Sapa, Hạ Long, Huế, Đà Nẵng, Hội An. Nạn móc túi, cướp giật trên các tuyến đường, các khu du lịch đó ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý du khách. Hầu hết khách du lịch được hỏi cho rằng không muốn quay trở lại Việt Nam trong những lần du lịch sau, bởi một phần chính là những vấn nạn dẫn đến việc không hài lòng từ du khách. Tương tự, khách nội địa có 39% đến thăm lần đầu, 24% đến thăm lần thứ hai và chỉ có 13% đến thăm lần thứ 3.Thực tế là do ở Việt Nam cơ sở vật chất du lịch cũng như chất lượng dịch vụ của chúng ta vẫn còn nhiều hạn chế. Việc đầu tư ồ ạt không bài bản, thiếu chuyên nghiệp được ví như con dao hai lưỡi đang đe dọa sự phát triển bền vững của du lịch Việt Nam. Việc nôn nóng “đổ tiền” vào khai thác di sản cũng là một nguyên nhân. Sản phẩm du lịch đơn điệu, chậm đổi mới, thiếu sáng tạo và còn trùng lặp giữa các vùng miền, thiếu tính liên kết. Công tác xúc tiến quảng bá du lịch còn hạn chế, nghiên cứu thị trường còn thụ động, yếu kém. Hàng năm du lịch Việt Nam đã bỏ ra một khoản tiền không nhỏ để tổ chức, tham gia các hội chợ du lịch trong và ngoài nước. Tuy nhiên, hiệu quả lại không được như mong đợi. [17]
Nội dung liên quan
Hải Thế