Tác động của du lịch đến môi trường tự nhiên

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

PHẦN 1: KHÁI QUÁT VỀ DU LỊCH VÀ MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN 1.1. Lí luận chung: 1.1.1. Khái niệm về du lịch: Khi nhắc đến du lịch thì có rất nhiều khái niệm, định nghĩa được đưa ra, đó là khái niệm của các học giả, các nhà khoa học hay của một tổ chức liên quan đến du lịch nào đó, bởi với họ do những địa điểm, thời gian, mục đích khác nhau, với những phương diện nghiên cứu khác nhau thì mỗi người có một cách hiểu và định nghĩa về du lịch khác nhau.Theo Điều 4 Luật Du lịch Việt Nam cho rằng : “ Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.”. Hay chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản “ du ” có nghĩa là đi chơi, “ lịch ” có nghĩa là từng trải, “ du lịch ” là hoạt động di chuyển đến nơi khác nhằm mục đích tham thú, thăm thân, giải trí hoặc có thể là kết hợp với cả công việc. Hoạt động du lịch giúp chúng ta thỏa mãn nhu cầu về tinh thần, sức khỏe, ngoài ra còn giúp chúng ta lĩnh hội kiến thức mở rộng tầm hiểu biết.... 1.1.2. Tổng quan về du lịch: Du lịch ngày nay đã trở thành một ngành kinh tế phát triển nhanh và chiếm vị trí quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.Theo thống kê của Tổ chức Du lịch trên thế giới (UNWTO) và Hiệp hội Lữ hành quốc tế (WTTC) năm 2000 thu nhập ngành du lịch chiếm tới 10,7% GDP của toàn thế giới. Ở Việt Nam năm 2015 đặt ra mục tiêu đón 7 - 7,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 36 - 37 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 10 - 11 tỷ USD, đóng góp 5,5 - 6% vào GDP cả nước; có tổng số 390.000 buồng lưu trú với 30 - 35% đạt chuẩn từ 3 đến 5 sao; tạo ra 2,2 triệu việc làm trong đó có 620.000 lao động trực tiếp du lịch. Mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam sẽ đón 10 - 10,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 47 - 48 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 18 - 19 tỷ USD, đóng góp 6,5 - 7% GDP cả nước; có tổng số 580.000 buồng lưu trú với 35 - 40% đạt chuẩn từ 3 đến 5 sao; tạo ra 3 triệu việc làm trong đó có 870.000 lao động trực tiếp du lịch. Năm 2030, tổng thu từ khách du lịch tăng gấp 2 lần năm 2020.. Ngành du lịch là một ngành công nghiệp “không có ống khói”, mang lại thu nhập GDP lớn cho nền kinh tế, giải quyết công ăn việc làm cho hàng vạn lao động, góp phần truyền bá hình ảnh Việt Nam ra toàn thế giới. Nhận thức được điều này, Đảng và Nhà nước đã đưa ra mục tiêu xây dựng ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Du lịch Việt Nam phát triển nhanh chóng như vậy cũng nhờ vào những thế mạnh về tài nguyên du lịch cũng như những điều kiện thuận lợi của môi trường ở Việt Nam. 1.1.3. Khái niệm về môi trường: Như chúng ta đã biết rằng để phát triển du lịch thì điều kiện đầu tiên không thể thiếu là tài nguyên thiên nhiên. Trong đó thì môi trường tự nhiên như môi trường nước, không khí, đất đai đồi núi là yếu tố chính nhằm đem đến sự thoả mãn cho du khách du lịch. Theo luật bảo vệ môi trường của nước ta công bố ngày 10/1/1994: “ Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.”. Khi du lịch ngày càng phát triển thì đồng nghĩa với tác động không nhỏ đến môi trường tự nhiên như suy thoái đất đai, nguồn nước, cảnh quan tự nhiên sẽ bị phá vỡ, dần dần thì vẻ đẹp tự nhiên của nó sẽ không còn nữa và thay vào đó là các hệ thống xử lý rác thải. 1.1.4. Khái quát về mối quan hệ giữa du lịch và môi trường tự nhiên: Du lịch và môi trường có mối quan hệ tác động qua lại tác động lẫn nhau:  Các hoạt động du lịch có quan hệ mật thiết với môi trường, khai thác tiềm năng của môi trường tự nhiên như các cảnh đẹp của núi, sông, biển....  Sự phát triển của du lịch phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng môi trường và các giá trị nguyên vẹn của các tài nguyên thiên nhiên. Các bãi biển, núi, sông, rừng và đa dạng sinh học của môi trường là những tài nguyên cơ bản mà nhờ vào đó ngành du lịch mới được phát triển rực rỡ.  Trên phạm vi toàn cầu cũng như khu vực, du lịch tất yếu có những tác động quan trọng đối với môi trường liên quan đến sự tiêu thụ tài nguyên, cũng như sự ô nhiễm do các chất thải từ du lịch.  Tuy nhiên du lịch cũng góp phần bảo vệ và tôn tạo môi trường đó là các chính sách bảo tồn đã tạo động lực thúc đẩy thiết lập các khu bảo tồn các giá trị tài nguyên du lịch.... PHẦN 2: TÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH ĐẾN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN 2.1. Xu hướng phát triển của du lịch hiện nay: 2.1.1. Gia tăng nhanh chóng về số lượng: Trong thời buổi hiện đại hóa như ngày nay thì nhu cầu hưởng thụ của con người ngày càng tăng lên rõ rệt thể hiện qua số lượng khách du lịch ra nước ngoài tăng rất nhanh, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này cụ thể do: giá cả dịch vụ hạ hơn so với trước trong khi đó mức thu nhập của họ lại tăng lên, mặt khác cơ sở vật chất của du lịch ngày càng hiện đại và thuận lợi hơn cho người dùng. Xã hội phát triển đồng nghĩa với việc đới sống nhân dân ngày càng tăng. Việc giáo dục cũng là nhân tố kích thích du lịch. Bên cạnh đó con người biết sử dụng hợp lí quỹ thời gian khiến con người có thời gian rảnh rỗi dành cho việc đi du lịch để nghỉ ngơi, cùng với đó là sự thuận lợi trong việc đi lại với sự tiện nghi của các phương tiện giao thông... Đó có lẽ là các yếu tố quan trọng thúc đẩy số lượng người đi du lịch 2.1.2. Xã hội hóa thành phần du khách: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cơ cấu thành phần du khách có nhiều thay đổi. Du lịch dường như không còn là của riêng tầng lớp quý tộc hay tầng lớp trên trong xã hội. Thời kì xã hội đang dần hiện đại con người đã tự khẳng định bản thân mình, mức sống đã được nâng lên, người dân đã dần biết hưởng thụ, biết tìm đến cái mới, cái đẹp, cái lạ bằng việc đi du lịch. Song song với đó chính quyền của các nước cũng có biện pháp khuyến khích người dân đi du lịch... 2.1.3. Mở rộng địa bàn: Địa bàn du lịch ngày càng được mở rộng, đăc biệt là mở rộng du lịch biển. Du lịch biển có lẽ là một loại hình du lịch là thế mạnh của Việt Nam với đường bờ biển trải dài từ bắc vào nam cùng với vịnh, vũng vịnh, đảo... làm nên vẻ đẹp riêng cho du lịch của nước ta. Cùng với đó là mở rộng du lịch về hướng các vùng núi cao, nhu cầu về với thiên nhiên hoang sơ, có không khí trong lành và hơn thế là để thử thách bản thân qua các loại hình thể thao như leo núi, săn bắn.... 2.1.4. Kéo dài thời vụ du lịch: Hoạt động du lịch mang tính thời vụ khá sâu sắc có lẽ là nó quá phụ thuộc vào thiên nhiên. Nhưng ngày nay với sự phát triển của khoa học công nghệ thì hạn chế này dần được khắc phục. Việc kéo dài thời vụ không những đáp ứng được nhu cầu của du khách mà còn giúp du lịch ngày càng phát triển rộng khắp...  Trong thời buổi hiện đại cùng với xu hướng toàn cầu hóa phát triển, ngành du lịch cũng đang trên đà phát triển với xu hướng và triển vọng nói trên dự báo trong tương lai không xa du lịch sẽ có bước đột phá. Nhưng bên cạnh sự phát triển đó phải kể đến vai trò đặc biệt quan trọng của yếu tố môi trường tự nhiên: đó là việc đem lại cho du lịch những khí hậu, vị trí địa lí,... thuận lợi, bên cạnh đó đem lại những nguồn tài nguyên quan trọng không chỉ cho du lịch mà còn cho cả nhân loại là thủy văn và tài nguyên nước, với sự đa dạng sinh học phù hợp cho loại hình du lịch sinh thái. Tóm lại môi trường tự nhiên đóng vai trò rất quan trọng cho sự phát triển của du lịch. Ngược lại thì du lịch cũng có những tác động hai chiều đến môi trường tự nhiên... 2.2. Tác động của du lịch đến môi trường tự nhiên: 2.2.1. Tác động tích cực: 2.2.1.1. Cung cấp nguồn tài chính: Du lịch cung cấp nguồn tài chính để bảo vệ môi trường, du lịch không những xây dựng nên các khu giải trí như các công viên, sở thú, ...mà còn đưa ra chính sách giúp bảo vệ các khu vực đó, tu bổ, bảo tồn sự đa dạng sinh học của các vườn quốc gia.... Ngoài ra còn kiếm thêm thu nhập từ việc bán vé vào các khu du lịch đó để có thể chi trả cho việc bảo vệ, quản lí và đa dạng hóa các khu sinh thái đó. Theo thông tin từ UNEP, 1999 cho hay “ Du lịch góp phần bảo vệ đười ươi: Tổ chức tour du lịch Khởi nguồn khám phá (Discovery Initiaties) là một thành viên của tổ chức Tour phát triển du lịch bền vững, hàng năm đã tạo ra nguồn tài chính cho Qũy bảo vệ đười ươi (Orangutan Foundation) khoảng 45.000 USD. Số tiền này kiếm được từ 5 nhóm Tour, mỗi nhóm gồm 10 người tổ chức tham quan Vườn Quốc gia Tanjing Putting ở miền Trung Kalimantan. Số tiền này tài trợ trực tiếp cho nhân viên và các kiểm lâm của vườn nhằm hỗ trợ cho việc bảo tồn đười ươi con và chăm sóc chúng. Đây là nguồn hỗ trợ kinh tế duy nhất để bảo tồn khu vườn này, nơi mà vé vào vườn chỉ 12 xu (pence)/1 ngày.”. Ở Việt Nam đã có nhiều hoạt động bảo tồn hệ thống môi trường thông qua các vườn quốc gia (70 khu bảo tồn tự nhiên và 34 khu rừng – văn hóa – lịch sử - môi trường). Nhờ những dự án có các công viên cảnh quan, khu nuôi chim thú hoặc bảo tồn đa dạng sinh học thông qua nuôi trồng nhân tạo phục vụ du lịch, làm tăng thêm mức độ đa dạng tại những điểm du lịch. Hoạt động du lịch tạo nên môi trường mới hay góp phần cải thiện môi trường như hiện nay đã xác định và đưa vào bảo vệ cấp độ quốc gia 134 khu rừng đặc dụng ( trong đó có 30 công trình xây dựng các công viên vui chơi giải trí, các công viên cây xanh, hồ nước nhân tạo, các làng văn hoá du lịch) 2.2.1.2. Gia tăng nhận thức đối với môi trường: Du lịch đem con người lại gần với thiên nhiên hơn, đặc biệt là loại hình du lịch sinh thái giúp con người tiếp xúc, hiểu biết nhiều hơn về các giá trị thiên nhiên và nắm bắt được hiện trạng môi trường du lịch để từ đó họ có nhưng hành vi, hoạt động tích cực để bảo vệ môi trường, bảo tồn các giá trị mà thiên nhiên ban tặng cho thế giới loài người. Để phát triển du lịch bền vững trong một thời gian dài, du lịch phải kết hợp chặt chẽ các nguyên tắc và các hoạt động tiêu dùng bền vững tức là phải tạo ra được các Tour du lịch sạch, các sản phẩm tiêu dùng bằng công nghệ sạch, và các dịch vụ đáp ứng nhu cầu du khách bằng phương pháp giảm thiểu tác động vào môi trường. Ngoài ra, việc giới thiệu quảng bá tour du lịch, cung cấp thông tin về môi trường, hậu quả của các hoạt động họ gây ra cho môi trường sẽ khiến các du khách thức tỉnh và nhận thức được hành động mình đang gây ra cho thiên nhiên . 2.2.1.3. Bảo vệ và gìn giữ môi trường: Du lịch góp phần bảo vệ môi trường, giữ gìn và bảo tồn đa dạng sinh học sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Hoạt động bảo vệ môi trường được thể hiện qua các tour du lịch xanh, các hoạt động nhằm bảo vệ môi trường.Trên thế giới, loại hình tour du lịch bảo vệ môi trường dành cho du khách đã phát triển từ nhiều năm nay. Còn tại Việt Nam, xu hướng này cũng đang nhận được sự hưởng ứng tích cực từ các doanh nghiệp lữ hành, người dân địa phương và cả du khách. Những tour du lịch vì môi trường thường được các đơn vị lữ hành triển khai như: trồng cây xanh, nhặt rác thải, phát túi nilon tự hủy... Và để hưởng ứng phong trào này Công ty Du lịch Vietravel đã tổ chức các chiến dịch "Vì một môi trường du lịch sạch" trên khắp các tỉnh, thành, những điểm du lịch nổi tiếng, tập trung đông du khách trên khắp đất nước. Chi nhánh Hà Nội phối hợp với Thành đoàn Hà Nội phát động tại tượng đài Lý Tự Trọng, phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ với sự tham gia của 850 nguyện viên là du khách và nhân viên công ty hưởng ứng phong trào với các hoạt động thiết thực có ích giúp bảo vệ môi trường như đạp xe, quét, thu gom rác kết hợp phát túi nilon tự hủy quanh các tuyến phố chính, các khu+C351 du lịch, khu chợ, bến xe… chương trình sẽ góp phần làm tăng sức hấp dẫn của điểm đến đối với du khách trong và ngoài nước, đồng thời tuyên truyền, vận động người dân, du khách nâng cao ý thức giữ gìn cảnh quan môi sinh, không gian du lịch. Ngoài ra còn tiếp tục triển khai xây dựng các tour du lịch thân thiện nhằm nâng cao nhận thức của khách hàng trong việc bảo vệ thiên nhiên, môi trường tại các điểm đến. Cùng với Vietravel, nhiều năm nay đã có rất nhiều đơn vị lữ hành tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường như đơn vị Saigontourist cũng đã triển khai thành công tour "Mỗi du khách một cây xanh cho Đà Lạt" với ý nghĩa: Khi tự tay trồng một cây xanh tại điểm du lịch, mỗi du khách sẽ góp phần tích cực giữ gìn, tôn tạo cảnh quan môi trường. Du lịch cũng có những ảnh hưởng tích cực đến những nỗ lực bảo vệ và giữ gìn thiên nhiên, đáng chú ý là ở châu Phi, Nam Mĩ, châu Á, châu Úc và Nam Thái Bình Dương. Trước nguy cơ nhiều loài động vật và thực vật đã trở nên tuyệt chủng hoặc có nguy cơ tuyệt chủng, nhiều nước đã thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên và ban hành luật nghiêm ngặt để bảo vệ các loài động vật có thể thu hút du khách yêu chuộng thiên nhiên. Kết quả là nhiều loài có nguy cơ bị de dọa trước đây đã dần được phục hồi. 2.2.2. Tác động tiêu cực: Cũng như các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xây dựng... khác bên cạnh những mặt tích cực mà hoạt động du lịch mang lại cho môi trường thì cũng có không ít những mặt tiêu cực đáng chú ý của ngành du lịch tác động đến môi trường tự nhiên xung quanh chủ yếu là việc gây sức ép lên môi trường, tài nguyên thiên nhiên, phá hủy các hệ sinh thái... 2.2.2.1. Môi trường: Du lịch cũng gây ra các hình thức ô nhiễm môi trường giống như bất kì các ngành công nghiệp khác như: khí thải, tiếng ồn, chất thải rắn, nước thải, dầu, các hóa chất,... thậm chí cả ô nhiễm mĩ quan, thẩm mĩ. Ô nhiễm không khí và tiếng ồn: Ô nhiễm không khí và tiếng ồn xảy ra gắn liền với các hoạt động xây dựng các công trình du lịch, giao thông vận chuyển hành khách, quá trình tổ chức dịch vụ cho du khách... Trước hết là ô nhiễm không khí do giao thông vận tải. Tổ chức du lịch thế giới đã thống kê có khoảng 37%-45% du khách tới bằng đường bộ và khoảng 40%-45% du khách tới bằng máy bay. Không giống như đối với ô tô, ô nhiễm từ máy bay ( trừ tiếng ồn ) ít khi được nhân thấy trực tiếp. Thế nhưng riêng trong năm 1990, ngành hàng không đã tiêu thụ hết khoảng 176 triệu tấn xăng máy bay, từ đó thải ra 550 triệu tấn khí nhà kính CO2 và 3,5 triệu tấn oxy nitơ, gây mưa axit và ô nhiễm quang - hoá. Việc sản xuất và sử dụng năng lượng trong giao thông có liên quan đến mưa axit, hiệu ứng nhà kính và sương mù quang hóa. Ô nhiễm không khí do việc sử dụng năng lượng trong các phương tiện giao thông dùng để vận chuyển khách du lịch.thải ra carbon dioxide (CO2) đã có tác động đến quy mô toàn cầu, khiến không khí ở địa phương trở nên ô nhiễm nhiều hơn. Ô nhiễm tiếng ồn từ các phương tiện giao thông chuyên chở khách du lịch cùng với đó là các phương tiện giải trí trong gói dịch vụ của du khách như karaoke, dancing... Vô hình chung những hoạt động tưởng như bình thường lại gây khó chịu, thậm chí là mất thính giác đối với con người đặc biệt là suy thoái môi trường tự nhiên nhất là ở những khu vực nhạy cảm...  Ô nhiễm nước: Các hoạt động du lịch có thể gây ô nhiễm nước thông qua các hoạt động: Xả thải bừa bãi các nước thải từ các hoạt động xây dựng, đất đá, các chất thải bừa bãi vào nguồn nước trong quá trình xây dựng, bên cạnh đó còn có lượng thải xăng dầu nhất định trong quá trình vận hành các thiết bị làm ảnh hưởng đến cả nước mặt và mặt nước ngầm. Cùng với hoạt động xây dựng các công trình du lịch giải phóng mặt bằng và san ủi đất để phục vụ việc xây dựng gây xói mòn và sạt lở đất,và việc chặt phá rừng ngập mặn không có quy hoạch. Loại hình du lịch biển với các hoạt động dùng các phương tiện đường thủy như: tàu, thuyền du lịch, ca nô... đã thải dầu mỡ, các chất hidro cacbon,... vào các nguồn nước. Du khách đi du lịch qua đêm cần có khu vực lưu trú vì vậy hình thành ra loại hình lưu trú khách sạn, hoạt động của khách sạn, khu nghỉ mát và các cơ sở vật chất khác thường dẫn đến gia tăng ô nhiễm do nước thải. Nước thải chưa được xử lí tốt vì không có hay không đủ thiết bị xử lí hoặc không có hệ thống xử lí nước thải hợp lí đúng quy trình hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn được ban hành. Về phía du lịch biển thì nước thải từ du lịch cũng đe dọa nghiêm trọng đến các rạn san hô vì nó kích thích sự phát triển của tảo bao quanh san hô ngăn cản sự hấp thụ thức ăn của san hô. Sự thay đổi độ lắng đọng bùn và sự thay đổi độ mặn có thể gây ảnh hưởng lớn đến môi trường ven biển. Nước thải cũng có thể đe dọa đến sức khỏe con người và động vật. Một lí do đến từ du khách đó là việc xả thải bừa bãi khi sử dụng các phương tiện giao thông đường thủy. Việc khai thác nước ngầm phục vụ cho sinh hoạt của du khách ở vùng ven biển cũng ảnh hưởng đến môi trường nước, làm cho nước ngầm bị nhiễm mặn, khi nhu cầu của du khách càng lớn thì nguồn nước ngầm bị khai thác càng nhiều.  Ô nhiễm do rác thải: Các địa điểm du lịch với phong cảnh thiên nhiên hấp dẫn tập chung nhiều du khách đông đúc thì việc xử lí rác thải của khu vực đó lại là một vấn đề gây nhức nhối cho ban quản lí khu du lịch đó cũng như chính quyền địa phương sở tại. Nếu xử lí không tốt thì sẽ gây ra nhiều tác động bất lợi đối với môi trường tự nhiên cũng như nhân tạo. Rác thải vô tình đã làm mất đi mỹ quan của địa điểm du lịch, đem đến cái nhìn không thiện cảm của du khách về khu du lịch đó. Đối với du lịch biển, việc xả rác thải bừa bãi ra biển còn làm thây đổi hướng dòng chảy tự nhiên, không chỉ biến đổi đặc điểm lí, hóa của dòng biển mà còn làm mất cảnh quan khiến cho sinh vật biển khó có thể tồn tại trong môi trường ô nhiễm nặng nề như thế. Một ví dụ về vấn đề rác thải của du lịch trên thế giới: “ Ở vùng biển Caribe trải dài từ Florida đến Guianan đón 63.000 tàu thủy cập cảng mỗi năm và chúng thải ra 82.000 tấn rác với khoảng 77% lượng rác thải là chai lọ từ tàu. Một tàu trung bình có 600 thủy thủ và 1.400 hành khách. Trung bình mỗi hành khách trên tàu thải 3,5kg rác/ngày – so với 0.8kg rác của một người ở trên bờ biển (UNEP, 1999)”. Còn ở Việt Nam vào năm 1995, tổng lượng chất thải rắn từ hoạt động du lịch khoảng 11.388 tấn thì đến năm 2000 đã tăng lên đến 19.146 tấn đặc biệt đến năm 2002 đã lên đến con số 32.273 tấn. Tổng lượng chất thải lỏng tương ứng là 1.775.394 m3, 2.971.852 m3, 4.817.000 m3. Còn trên miền núi, du khách chủ yếu là đi bộ, leo núi, đi thám hiểm... họ đã thải ra rất nhiều chất thải đó là rác rưởi với chai nước với chất liệu plastic và thậm chí là các dụng cụ cắm trại. Các hành động đó đã làm suy thoái môi trường bằng tất cả các loại vật phẩm mà con người mang lại cho thiên nhiên. Đó cũng là lí do tại sao một số con đường ở dãy núi Andes của Peru và ở Nepan thường được du khách đến thăm có tên riêng là “đường Coca-Cola”, “đường giấy Toilet”...  Ô nhiễm thẩm mĩ: Nhắc đến du lịch hiển nhiên chúng ta nghĩ ngay đến cái đẹp, độc, lạ... đó là nhưng phong cảnh thiên nhiên hấp dẫn sinh động, hay những địa điểm mới lạ, độc đáo đem lại cho chúng ta sự tò mò bắt buộc phải tìm hiểu và khám phá nó. Nhưng ngày nay có lẽ địa điểm du lịch đã ngày càng bị lạm dụng cho mục đích kinh doanh: thông thường họ thiết kế kiến trúc trong du lịch thiếu đi sự hòa hợp giữa môi trường tự nhiên và kiến trúc truyền thống. Những khu du lịch cao tầng được mọc lên để thiết kế phục vụ cho mục đích kinh doanh du lịch đã làm phá vỡ cảnh quan thiên nhiên của địa phương cũng như kiến trúc về xây dựng ở địa phương. Ô nhiễm thẩm mĩ có thể xảy ra do khách sạn, nhà hàng có kiến trúc xấu xí, thô kệch, vật liệu xây dựng không phù hợp, bố trí các dịch vụ thiếu khoa học, không hợp lí và thuận lợi, thẩm mĩ kém, chế độ bảo dưỡng kém với đối với công trình xây dựng và các thiết bị trong khu du lịch. Sự phát triển du lịch hỗn tạp, lộn xộn là một trong những hoạt động gây suy thoái môi trường tự nhiên và môi trường cảnh quan nhất. 2.2.2.2. Tài nguyên: Cũng như các hoạt động kinh tế, khai thác,... khác thì ít nhiều du lịch cũng gây lên sức ép cho các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Các nguồn tài nguyên bị ảnh hưởng xấu đem đến những bất lợi vô cùng lớn mà nguyên nhân cơ bản gây ra yếu tố tiêu cực này một phần là do các hoạt động từ du lịch.
Trả lời
PHẦN 1: KHÁI QUÁT VỀ DU LỊCH VÀ MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN 1.1. Lí luận chung: 1.1.1. Khái niệm về du lịch: Khi nhắc đến du lịch thì có rất nhiều khái niệm, định nghĩa được đưa ra, đó là khái niệm của các học giả, các nhà khoa học hay của một tổ chức liên quan đến du lịch nào đó, bởi với họ do những địa điểm, thời gian, mục đích khác nhau, với những phương diện nghiên cứu khác nhau thì mỗi người có một cách hiểu và định nghĩa về du lịch khác nhau.Theo Điều 4 Luật Du lịch Việt Nam cho rằng : “ Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.”. Hay chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản “ du ” có nghĩa là đi chơi, “ lịch ” có nghĩa là từng trải, “ du lịch ” là hoạt động di chuyển đến nơi khác nhằm mục đích tham thú, thăm thân, giải trí hoặc có thể là kết hợp với cả công việc. Hoạt động du lịch giúp chúng ta thỏa mãn nhu cầu về tinh thần, sức khỏe, ngoài ra còn giúp chúng ta lĩnh hội kiến thức mở rộng tầm hiểu biết.... 1.1.2. Tổng quan về du lịch: Du lịch ngày nay đã trở thành một ngành kinh tế phát triển nhanh và chiếm vị trí quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.Theo thống kê của Tổ chức Du lịch trên thế giới (UNWTO) và Hiệp hội Lữ hành quốc tế (WTTC) năm 2000 thu nhập ngành du lịch chiếm tới 10,7% GDP của toàn thế giới. Ở Việt Nam năm 2015 đặt ra mục tiêu đón 7 - 7,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 36 - 37 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 10 - 11 tỷ USD, đóng góp 5,5 - 6% vào GDP cả nước; có tổng số 390.000 buồng lưu trú với 30 - 35% đạt chuẩn từ 3 đến 5 sao; tạo ra 2,2 triệu việc làm trong đó có 620.000 lao động trực tiếp du lịch. Mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam sẽ đón 10 - 10,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 47 - 48 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 18 - 19 tỷ USD, đóng góp 6,5 - 7% GDP cả nước; có tổng số 580.000 buồng lưu trú với 35 - 40% đạt chuẩn từ 3 đến 5 sao; tạo ra 3 triệu việc làm trong đó có 870.000 lao động trực tiếp du lịch. Năm 2030, tổng thu từ khách du lịch tăng gấp 2 lần năm 2020.. Ngành du lịch là một ngành công nghiệp “không có ống khói”, mang lại thu nhập GDP lớn cho nền kinh tế, giải quyết công ăn việc làm cho hàng vạn lao động, góp phần truyền bá hình ảnh Việt Nam ra toàn thế giới. Nhận thức được điều này, Đảng và Nhà nước đã đưa ra mục tiêu xây dựng ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Du lịch Việt Nam phát triển nhanh chóng như vậy cũng nhờ vào những thế mạnh về tài nguyên du lịch cũng như những điều kiện thuận lợi của môi trường ở Việt Nam. 1.1.3. Khái niệm về môi trường: Như chúng ta đã biết rằng để phát triển du lịch thì điều kiện đầu tiên không thể thiếu là tài nguyên thiên nhiên. Trong đó thì môi trường tự nhiên như môi trường nước, không khí, đất đai đồi núi là yếu tố chính nhằm đem đến sự thoả mãn cho du khách du lịch. Theo luật bảo vệ môi trường của nước ta công bố ngày 10/1/1994: “ Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.”. Khi du lịch ngày càng phát triển thì đồng nghĩa với tác động không nhỏ đến môi trường tự nhiên như suy thoái đất đai, nguồn nước, cảnh quan tự nhiên sẽ bị phá vỡ, dần dần thì vẻ đẹp tự nhiên của nó sẽ không còn nữa và thay vào đó là các hệ thống xử lý rác thải. 1.1.4. Khái quát về mối quan hệ giữa du lịch và môi trường tự nhiên: Du lịch và môi trường có mối quan hệ tác động qua lại tác động lẫn nhau:  Các hoạt động du lịch có quan hệ mật thiết với môi trường, khai thác tiềm năng của môi trường tự nhiên như các cảnh đẹp của núi, sông, biển....  Sự phát triển của du lịch phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng môi trường và các giá trị nguyên vẹn của các tài nguyên thiên nhiên. Các bãi biển, núi, sông, rừng và đa dạng sinh học của môi trường là những tài nguyên cơ bản mà nhờ vào đó ngành du lịch mới được phát triển rực rỡ.  Trên phạm vi toàn cầu cũng như khu vực, du lịch tất yếu có những tác động quan trọng đối với môi trường liên quan đến sự tiêu thụ tài nguyên, cũng như sự ô nhiễm do các chất thải từ du lịch.  Tuy nhiên du lịch cũng góp phần bảo vệ và tôn tạo môi trường đó là các chính sách bảo tồn đã tạo động lực thúc đẩy thiết lập các khu bảo tồn các giá trị tài nguyên du lịch.... PHẦN 2: TÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH ĐẾN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN 2.1. Xu hướng phát triển của du lịch hiện nay: 2.1.1. Gia tăng nhanh chóng về số lượng: Trong thời buổi hiện đại hóa như ngày nay thì nhu cầu hưởng thụ của con người ngày càng tăng lên rõ rệt thể hiện qua số lượng khách du lịch ra nước ngoài tăng rất nhanh, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này cụ thể do: giá cả dịch vụ hạ hơn so với trước trong khi đó mức thu nhập của họ lại tăng lên, mặt khác cơ sở vật chất của du lịch ngày càng hiện đại và thuận lợi hơn cho người dùng. Xã hội phát triển đồng nghĩa với việc đới sống nhân dân ngày càng tăng. Việc giáo dục cũng là nhân tố kích thích du lịch. Bên cạnh đó con người biết sử dụng hợp lí quỹ thời gian khiến con người có thời gian rảnh rỗi dành cho việc đi du lịch để nghỉ ngơi, cùng với đó là sự thuận lợi trong việc đi lại với sự tiện nghi của các phương tiện giao thông... Đó có lẽ là các yếu tố quan trọng thúc đẩy số lượng người đi du lịch 2.1.2. Xã hội hóa thành phần du khách: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cơ cấu thành phần du khách có nhiều thay đổi. Du lịch dường như không còn là của riêng tầng lớp quý tộc hay tầng lớp trên trong xã hội. Thời kì xã hội đang dần hiện đại con người đã tự khẳng định bản thân mình, mức sống đã được nâng lên, người dân đã dần biết hưởng thụ, biết tìm đến cái mới, cái đẹp, cái lạ bằng việc đi du lịch. Song song với đó chính quyền của các nước cũng có biện pháp khuyến khích người dân đi du lịch... 2.1.3. Mở rộng địa bàn: Địa bàn du lịch ngày càng được mở rộng, đăc biệt là mở rộng du lịch biển. Du lịch biển có lẽ là một loại hình du lịch là thế mạnh của Việt Nam với đường bờ biển trải dài từ bắc vào nam cùng với vịnh, vũng vịnh, đảo... làm nên vẻ đẹp riêng cho du lịch của nước ta. Cùng với đó là mở rộng du lịch về hướng các vùng núi cao, nhu cầu về với thiên nhiên hoang sơ, có không khí trong lành và hơn thế là để thử thách bản thân qua các loại hình thể thao như leo núi, săn bắn.... 2.1.4. Kéo dài thời vụ du lịch: Hoạt động du lịch mang tính thời vụ khá sâu sắc có lẽ là nó quá phụ thuộc vào thiên nhiên. Nhưng ngày nay với sự phát triển của khoa học công nghệ thì hạn chế này dần được khắc phục. Việc kéo dài thời vụ không những đáp ứng được nhu cầu của du khách mà còn giúp du lịch ngày càng phát triển rộng khắp...  Trong thời buổi hiện đại cùng với xu hướng toàn cầu hóa phát triển, ngành du lịch cũng đang trên đà phát triển với xu hướng và triển vọng nói trên dự báo trong tương lai không xa du lịch sẽ có bước đột phá. Nhưng bên cạnh sự phát triển đó phải kể đến vai trò đặc biệt quan trọng của yếu tố môi trường tự nhiên: đó là việc đem lại cho du lịch những khí hậu, vị trí địa lí,... thuận lợi, bên cạnh đó đem lại những nguồn tài nguyên quan trọng không chỉ cho du lịch mà còn cho cả nhân loại là thủy văn và tài nguyên nước, với sự đa dạng sinh học phù hợp cho loại hình du lịch sinh thái. Tóm lại môi trường tự nhiên đóng vai trò rất quan trọng cho sự phát triển của du lịch. Ngược lại thì du lịch cũng có những tác động hai chiều đến môi trường tự nhiên... 2.2. Tác động của du lịch đến môi trường tự nhiên: 2.2.1. Tác động tích cực: 2.2.1.1. Cung cấp nguồn tài chính: Du lịch cung cấp nguồn tài chính để bảo vệ môi trường, du lịch không những xây dựng nên các khu giải trí như các công viên, sở thú, ...mà còn đưa ra chính sách giúp bảo vệ các khu vực đó, tu bổ, bảo tồn sự đa dạng sinh học của các vườn quốc gia.... Ngoài ra còn kiếm thêm thu nhập từ việc bán vé vào các khu du lịch đó để có thể chi trả cho việc bảo vệ, quản lí và đa dạng hóa các khu sinh thái đó. Theo thông tin từ UNEP, 1999 cho hay “ Du lịch góp phần bảo vệ đười ươi: Tổ chức tour du lịch Khởi nguồn khám phá (Discovery Initiaties) là một thành viên của tổ chức Tour phát triển du lịch bền vững, hàng năm đã tạo ra nguồn tài chính cho Qũy bảo vệ đười ươi (Orangutan Foundation) khoảng 45.000 USD. Số tiền này kiếm được từ 5 nhóm Tour, mỗi nhóm gồm 10 người tổ chức tham quan Vườn Quốc gia Tanjing Putting ở miền Trung Kalimantan. Số tiền này tài trợ trực tiếp cho nhân viên và các kiểm lâm của vườn nhằm hỗ trợ cho việc bảo tồn đười ươi con và chăm sóc chúng. Đây là nguồn hỗ trợ kinh tế duy nhất để bảo tồn khu vườn này, nơi mà vé vào vườn chỉ 12 xu (pence)/1 ngày.”. Ở Việt Nam đã có nhiều hoạt động bảo tồn hệ thống môi trường thông qua các vườn quốc gia (70 khu bảo tồn tự nhiên và 34 khu rừng – văn hóa – lịch sử - môi trường). Nhờ những dự án có các công viên cảnh quan, khu nuôi chim thú hoặc bảo tồn đa dạng sinh học thông qua nuôi trồng nhân tạo phục vụ du lịch, làm tăng thêm mức độ đa dạng tại những điểm du lịch. Hoạt động du lịch tạo nên môi trường mới hay góp phần cải thiện môi trường như hiện nay đã xác định và đưa vào bảo vệ cấp độ quốc gia 134 khu rừng đặc dụng ( trong đó có 30 công trình xây dựng các công viên vui chơi giải trí, các công viên cây xanh, hồ nước nhân tạo, các làng văn hoá du lịch) 2.2.1.2. Gia tăng nhận thức đối với môi trường: Du lịch đem con người lại gần với thiên nhiên hơn, đặc biệt là loại hình du lịch sinh thái giúp con người tiếp xúc, hiểu biết nhiều hơn về các giá trị thiên nhiên và nắm bắt được hiện trạng môi trường du lịch để từ đó họ có nhưng hành vi, hoạt động tích cực để bảo vệ môi trường, bảo tồn các giá trị mà thiên nhiên ban tặng cho thế giới loài người. Để phát triển du lịch bền vững trong một thời gian dài, du lịch phải kết hợp chặt chẽ các nguyên tắc và các hoạt động tiêu dùng bền vững tức là phải tạo ra được các Tour du lịch sạch, các sản phẩm tiêu dùng bằng công nghệ sạch, và các dịch vụ đáp ứng nhu cầu du khách bằng phương pháp giảm thiểu tác động vào môi trường. Ngoài ra, việc giới thiệu quảng bá tour du lịch, cung cấp thông tin về môi trường, hậu quả của các hoạt động họ gây ra cho môi trường sẽ khiến các du khách thức tỉnh và nhận thức được hành động mình đang gây ra cho thiên nhiên . 2.2.1.3. Bảo vệ và gìn giữ môi trường: Du lịch góp phần bảo vệ môi trường, giữ gìn và bảo tồn đa dạng sinh học sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Hoạt động bảo vệ môi trường được thể hiện qua các tour du lịch xanh, các hoạt động nhằm bảo vệ môi trường.Trên thế giới, loại hình tour du lịch bảo vệ môi trường dành cho du khách đã phát triển từ nhiều năm nay. Còn tại Việt Nam, xu hướng này cũng đang nhận được sự hưởng ứng tích cực từ các doanh nghiệp lữ hành, người dân địa phương và cả du khách. Những tour du lịch vì môi trường thường được các đơn vị lữ hành triển khai như: trồng cây xanh, nhặt rác thải, phát túi nilon tự hủy... Và để hưởng ứng phong trào này Công ty Du lịch Vietravel đã tổ chức các chiến dịch "Vì một môi trường du lịch sạch" trên khắp các tỉnh, thành, những điểm du lịch nổi tiếng, tập trung đông du khách trên khắp đất nước. Chi nhánh Hà Nội phối hợp với Thành đoàn Hà Nội phát động tại tượng đài Lý Tự Trọng, phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ với sự tham gia của 850 nguyện viên là du khách và nhân viên công ty hưởng ứng phong trào với các hoạt động thiết thực có ích giúp bảo vệ môi trường như đạp xe, quét, thu gom rác kết hợp phát túi nilon tự hủy quanh các tuyến phố chính, các khu+C351 du lịch, khu chợ, bến xe… chương trình sẽ góp phần làm tăng sức hấp dẫn của điểm đến đối với du khách trong và ngoài nước, đồng thời tuyên truyền, vận động người dân, du khách nâng cao ý thức giữ gìn cảnh quan môi sinh, không gian du lịch. Ngoài ra còn tiếp tục triển khai xây dựng các tour du lịch thân thiện nhằm nâng cao nhận thức của khách hàng trong việc bảo vệ thiên nhiên, môi trường tại các điểm đến. Cùng với Vietravel, nhiều năm nay đã có rất nhiều đơn vị lữ hành tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường như đơn vị Saigontourist cũng đã triển khai thành công tour "Mỗi du khách một cây xanh cho Đà Lạt" với ý nghĩa: Khi tự tay trồng một cây xanh tại điểm du lịch, mỗi du khách sẽ góp phần tích cực giữ gìn, tôn tạo cảnh quan môi trường. Du lịch cũng có những ảnh hưởng tích cực đến những nỗ lực bảo vệ và giữ gìn thiên nhiên, đáng chú ý là ở châu Phi, Nam Mĩ, châu Á, châu Úc và Nam Thái Bình Dương. Trước nguy cơ nhiều loài động vật và thực vật đã trở nên tuyệt chủng hoặc có nguy cơ tuyệt chủng, nhiều nước đã thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên và ban hành luật nghiêm ngặt để bảo vệ các loài động vật có thể thu hút du khách yêu chuộng thiên nhiên. Kết quả là nhiều loài có nguy cơ bị de dọa trước đây đã dần được phục hồi. 2.2.2. Tác động tiêu cực: Cũng như các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xây dựng... khác bên cạnh những mặt tích cực mà hoạt động du lịch mang lại cho môi trường thì cũng có không ít những mặt tiêu cực đáng chú ý của ngành du lịch tác động đến môi trường tự nhiên xung quanh chủ yếu là việc gây sức ép lên môi trường, tài nguyên thiên nhiên, phá hủy các hệ sinh thái... 2.2.2.1. Môi trường: Du lịch cũng gây ra các hình thức ô nhiễm môi trường giống như bất kì các ngành công nghiệp khác như: khí thải, tiếng ồn, chất thải rắn, nước thải, dầu, các hóa chất,... thậm chí cả ô nhiễm mĩ quan, thẩm mĩ. Ô nhiễm không khí và tiếng ồn: Ô nhiễm không khí và tiếng ồn xảy ra gắn liền với các hoạt động xây dựng các công trình du lịch, giao thông vận chuyển hành khách, quá trình tổ chức dịch vụ cho du khách... Trước hết là ô nhiễm không khí do giao thông vận tải. Tổ chức du lịch thế giới đã thống kê có khoảng 37%-45% du khách tới bằng đường bộ và khoảng 40%-45% du khách tới bằng máy bay. Không giống như đối với ô tô, ô nhiễm từ máy bay ( trừ tiếng ồn ) ít khi được nhân thấy trực tiếp. Thế nhưng riêng trong năm 1990, ngành hàng không đã tiêu thụ hết khoảng 176 triệu tấn xăng máy bay, từ đó thải ra 550 triệu tấn khí nhà kính CO2 và 3,5 triệu tấn oxy nitơ, gây mưa axit và ô nhiễm quang - hoá. Việc sản xuất và sử dụng năng lượng trong giao thông có liên quan đến mưa axit, hiệu ứng nhà kính và sương mù quang hóa. Ô nhiễm không khí do việc sử dụng năng lượng trong các phương tiện giao thông dùng để vận chuyển khách du lịch.thải ra carbon dioxide (CO2) đã có tác động đến quy mô toàn cầu, khiến không khí ở địa phương trở nên ô nhiễm nhiều hơn. Ô nhiễm tiếng ồn từ các phương tiện giao thông chuyên chở khách du lịch cùng với đó là các phương tiện giải trí trong gói dịch vụ của du khách như karaoke, dancing... Vô hình chung những hoạt động tưởng như bình thường lại gây khó chịu, thậm chí là mất thính giác đối với con người đặc biệt là suy thoái môi trường tự nhiên nhất là ở những khu vực nhạy cảm...  Ô nhiễm nước: Các hoạt động du lịch có thể gây ô nhiễm nước thông qua các hoạt động: Xả thải bừa bãi các nước thải từ các hoạt động xây dựng, đất đá, các chất thải bừa bãi vào nguồn nước trong quá trình xây dựng, bên cạnh đó còn có lượng thải xăng dầu nhất định trong quá trình vận hành các thiết bị làm ảnh hưởng đến cả nước mặt và mặt nước ngầm. Cùng với hoạt động xây dựng các công trình du lịch giải phóng mặt bằng và san ủi đất để phục vụ việc xây dựng gây xói mòn và sạt lở đất,và việc chặt phá rừng ngập mặn không có quy hoạch. Loại hình du lịch biển với các hoạt động dùng các phương tiện đường thủy như: tàu, thuyền du lịch, ca nô... đã thải dầu mỡ, các chất hidro cacbon,... vào các nguồn nước. Du khách đi du lịch qua đêm cần có khu vực lưu trú vì vậy hình thành ra loại hình lưu trú khách sạn, hoạt động của khách sạn, khu nghỉ mát và các cơ sở vật chất khác thường dẫn đến gia tăng ô nhiễm do nước thải. Nước thải chưa được xử lí tốt vì không có hay không đủ thiết bị xử lí hoặc không có hệ thống xử lí nước thải hợp lí đúng quy trình hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn được ban hành. Về phía du lịch biển thì nước thải từ du lịch cũng đe dọa nghiêm trọng đến các rạn san hô vì nó kích thích sự phát triển của tảo bao quanh san hô ngăn cản sự hấp thụ thức ăn của san hô. Sự thay đổi độ lắng đọng bùn và sự thay đổi độ mặn có thể gây ảnh hưởng lớn đến môi trường ven biển. Nước thải cũng có thể đe dọa đến sức khỏe con người và động vật. Một lí do đến từ du khách đó là việc xả thải bừa bãi khi sử dụng các phương tiện giao thông đường thủy. Việc khai thác nước ngầm phục vụ cho sinh hoạt của du khách ở vùng ven biển cũng ảnh hưởng đến môi trường nước, làm cho nước ngầm bị nhiễm mặn, khi nhu cầu của du khách càng lớn thì nguồn nước ngầm bị khai thác càng nhiều.  Ô nhiễm do rác thải: Các địa điểm du lịch với phong cảnh thiên nhiên hấp dẫn tập chung nhiều du khách đông đúc thì việc xử lí rác thải của khu vực đó lại là một vấn đề gây nhức nhối cho ban quản lí khu du lịch đó cũng như chính quyền địa phương sở tại. Nếu xử lí không tốt thì sẽ gây ra nhiều tác động bất lợi đối với môi trường tự nhiên cũng như nhân tạo. Rác thải vô tình đã làm mất đi mỹ quan của địa điểm du lịch, đem đến cái nhìn không thiện cảm của du khách về khu du lịch đó. Đối với du lịch biển, việc xả rác thải bừa bãi ra biển còn làm thây đổi hướng dòng chảy tự nhiên, không chỉ biến đổi đặc điểm lí, hóa của dòng biển mà còn làm mất cảnh quan khiến cho sinh vật biển khó có thể tồn tại trong môi trường ô nhiễm nặng nề như thế. Một ví dụ về vấn đề rác thải của du lịch trên thế giới: “ Ở vùng biển Caribe trải dài từ Florida đến Guianan đón 63.000 tàu thủy cập cảng mỗi năm và chúng thải ra 82.000 tấn rác với khoảng 77% lượng rác thải là chai lọ từ tàu. Một tàu trung bình có 600 thủy thủ và 1.400 hành khách. Trung bình mỗi hành khách trên tàu thải 3,5kg rác/ngày – so với 0.8kg rác của một người ở trên bờ biển (UNEP, 1999)”. Còn ở Việt Nam vào năm 1995, tổng lượng chất thải rắn từ hoạt động du lịch khoảng 11.388 tấn thì đến năm 2000 đã tăng lên đến 19.146 tấn đặc biệt đến năm 2002 đã lên đến con số 32.273 tấn. Tổng lượng chất thải lỏng tương ứng là 1.775.394 m3, 2.971.852 m3, 4.817.000 m3. Còn trên miền núi, du khách chủ yếu là đi bộ, leo núi, đi thám hiểm... họ đã thải ra rất nhiều chất thải đó là rác rưởi với chai nước với chất liệu plastic và thậm chí là các dụng cụ cắm trại. Các hành động đó đã làm suy thoái môi trường bằng tất cả các loại vật phẩm mà con người mang lại cho thiên nhiên. Đó cũng là lí do tại sao một số con đường ở dãy núi Andes của Peru và ở Nepan thường được du khách đến thăm có tên riêng là “đường Coca-Cola”, “đường giấy Toilet”...  Ô nhiễm thẩm mĩ: Nhắc đến du lịch hiển nhiên chúng ta nghĩ ngay đến cái đẹp, độc, lạ... đó là nhưng phong cảnh thiên nhiên hấp dẫn sinh động, hay những địa điểm mới lạ, độc đáo đem lại cho chúng ta sự tò mò bắt buộc phải tìm hiểu và khám phá nó. Nhưng ngày nay có lẽ địa điểm du lịch đã ngày càng bị lạm dụng cho mục đích kinh doanh: thông thường họ thiết kế kiến trúc trong du lịch thiếu đi sự hòa hợp giữa môi trường tự nhiên và kiến trúc truyền thống. Những khu du lịch cao tầng được mọc lên để thiết kế phục vụ cho mục đích kinh doanh du lịch đã làm phá vỡ cảnh quan thiên nhiên của địa phương cũng như kiến trúc về xây dựng ở địa phương. Ô nhiễm thẩm mĩ có thể xảy ra do khách sạn, nhà hàng có kiến trúc xấu xí, thô kệch, vật liệu xây dựng không phù hợp, bố trí các dịch vụ thiếu khoa học, không hợp lí và thuận lợi, thẩm mĩ kém, chế độ bảo dưỡng kém với đối với công trình xây dựng và các thiết bị trong khu du lịch. Sự phát triển du lịch hỗn tạp, lộn xộn là một trong những hoạt động gây suy thoái môi trường tự nhiên và môi trường cảnh quan nhất. 2.2.2.2. Tài nguyên: Cũng như các hoạt động kinh tế, khai thác,... khác thì ít nhiều du lịch cũng gây lên sức ép cho các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Các nguồn tài nguyên bị ảnh hưởng xấu đem đến những bất lợi vô cùng lớn mà nguyên nhân cơ bản gây ra yếu tố tiêu cực này một phần là do các hoạt động từ du lịch.