Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929-1933 và ảnh hưởng đến quan hệ quốc tế những năm 1930?
lịch sử
Cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đã tàn phá nặng nề chủ nghĩa tư bản thế giới nói chung và từng nước tư bản nói riêng. Các nước Đức, Italia, Nhật Bản bị thiệt thòi trong việc phân chia thế giới theo hệ thống Versailles - Washington, cho nên muốn thủ tiêu hệ thống này bằng một cuộc chiến tranh để phân chia lại thế giới. Trong những năm 1929 – 1933, giới cầm quyền các nước này đã “phát xít hóa” nền thống trị trong nước họ, từng bước phá vỡ những quy chế, điều khoản chính yếu của hệ thống Versailles - Washington .
Trật tự Versailles - Washington được thiết lập sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất, với một loạt các hiệp định được kí giữa các bên thắng và thua trận. Sau khi được hình thành vẫn mang đầy đủ các mâu thuẫn trước của chiến tranh thế giới lần thứ nhất, và còn kết hợp với nhiều mâu thuẫn mới. Trong những năm 1929 - 1936, giới cầm quyền các nước nói trên đã từng bước phá vỡ những điều khoản chính yếu của hệ thống Versailles - Washington và tích cực chuẩn bị cuộc chiến tranh để phân chia lại thế giới. Trong khi đó các nước Mỹ, Anh, Pháp... đã tìm cách thoát ra khỏi khủng hoảng bằng những cải cách kinh tế - xã hội , duy trì nền dân chủ tư sản đại nghị, đồng thời chủ trương duy trì nguyên trạng hệ thống Versailles - Washington. Quan hệ giữa các cường quốc tư bản trong thập niên 30 chuyển biến ngày càng phức tạp. Sự hình thành hai khối đối lập - một bên là Đức, Italia, Nhật Bản với một bên là Mĩ, Anh, Pháp và cuộc chạy đua vũ trang giữa hai khối đã phá vỡ hệ thống thoả hiệp tạm thời Versailles - Washington dẫn tới sự hình thành các lò lửa chiến tranh, báo hiệu một cuộc chiến tranh thế giới mới.
Sự xuất hiện của ba lò lửa chiến tranh thế giới trong giai đoạn này là một vấn đề lớn. Trước hết, lò lửa chiến tranh ở Viễn Đông. Nhật Bản là nước đầu tiên có tham vọng phá vỡ hệ thống Versailles - Washington bằng sức mạnh quân sự. Từ 1927 đã vạch ra một kế hoạch chiến tranh toàn cầu đệ trình lên Thiên hoàng dưới hình thức bản “tấu thỉnh”, trong đó khẳng định phải dùng chiến trnah để xóa bỏ những “bất công mà Nhật phải chấp nhận” trong các Hiệp ước Washington và kế hoạch cụ thể xâm chiến Trung Quốc, từ đó mở rộng ra xâm lược toàn thế giới. Năm 1931 Nhật Bản cho dựng “Sự kiện đường sắt Nam Mãn Châu”, nơi tập trung 77% tổng số vốn của Nhật ở Trung Quốc. Khi chiếm được vùng đất này, quân Nhật dựng lên một nhà nước với chính phủ bù nhìn do Phổ Nghi đứng đầu biến vùng Bắc Trung Quốc thành thuộc địa và bàn đạp cho những chính sách quân sự mới. Việc Nhật Bản xâm lược Đông Bắc Trung Quốc đã động chạm đến quyền lợi của các nước tư bản phương Tây đặc biệt là Mỹ song cả Mỹ, Anh và Pháp đã nhân nhượng, dung túng cho hành động đó với tính toán Nhật sẽ tiêu diệt phong trào cách mạng ở Trung Quốc, tiến hành chiến tranh xâm lược Liên Xô.Ngày 24 - 2 - 1933 Hội Quốc liên đã thông qua Báo cáo công nhận chủ quyền của Trung Quốc ở Mãn Châu, không công nhận “nước Mãn Châu” nhưng mặt khác lại đề nghị duy trì “những quyền lợi đặc biệt của Nhật” ở Trung Quốc, công khai tuyên bố “hành động của Nhật là xâm lược và không quyết định một hình phạt nào đối với Nhật. Trước sức mạnh quân sự, Hội Quốc liên đã sử dụng sức mạnh tinh thần song Nhật Bản tiếp tục mở rộng xâm lược Trung Quốc, chiếm đóng hai tỉnh Nhiệt Hà và Hà Bắc. Để có thể tự do hành động, ngày 24 - 3 - 1933 Nhật Bản tuyên bố rút khỏi Hội Quốc liên. Hành động của Nhật đã phá tan nguyên trạng ở Đông Á do Hiệp ước Washington năm 1922 qui định, đánh dấu sự tan vỡ bước đầu của Hệ thống Versailles – Washington.
Thứ hai là sự hình thành lò lửa chiến tranh nguy hiểm nhất ở châu Âu. Lò lửa chiến tranh thế giới nguy hiểm nhất là đế quốc Đức đã nuôi chí phục thù ngay sau khi bị bạn trận. Với quân phiệt Đức, đó là một sự thiệt thòi lớn là một “quốc sỉ”, một sự “nhục nhã” nhất định phải xóa bỏ.Đầu năm 1930, Briining lên nắm chính quyền đã đánh dầu một thời kì chuyển biến mới trong chính sách đổi nội cũng như đối ngoại ở Đức, thực hiện dần từng bước việc thanh toán hệ thống Versailles và chuẩn bị cho chiến tranh thế giới mới. Năm1933 Hitler lên làm Thủ tướng, mở đầu một thời kỳ đen tối trong lịch sử nước Đức.Việc Hitler lên cầm quyền “đánh dấu một bước ngoặt quyết định trong lịch sử quan hệ quốc tế”. Bởi lẽ, “đối mặt với Hitler, chủ nghĩa “xoa dịu” của Anh, sự trì trệ của Pháp và chủ nghĩa trung lập của Mỹ là những hiện tượng tiêu biểu nhất của thời kỳ tiếp theo” Quốc tế cộng sản đã chỉ ra rằng "chủ nghĩa phát xít - đó là nền chuyên chính khủng bố công khai của những phần tử phản động nhất, sôvanh nhất và đế quốc chủ nghĩa nhất của tư bản tài chính". Từ những năm 20, Hitler và Đảng Quốc xã đã công khai bày tỏ tham vọng bá chủ thế giới của mình. Theo đó Đức dự định là sẽ chinh phục châu Âu, trong đó chủ yếu là chiếm đoạt các vùng lãnh thổ ở phía đông châu Âu, trước hết là Nga và các vùng phụ cận Nga. Song cũng không loại trừ cuộc chiến tranh với phương Tây để xâm chiếm lãnh thổ phía tây mà trong đó nước Pháp được coi là “kẻ thù truyền thống”. Hitler còn đề ra kế hoạch Eurasia và Eurafrica nhằm xâm chiếm lãnh thổ của các nước châu Phi, châu Á và châu Mĩ. Việc làm đầu tiên của Hitler sau khi lên nắm quyền là tái vũ trang nước Đức và thoát khỏi những ràng buộc quốc tế để chuẩn bị cho những hành động xâm lược. Tháng 10 - 1933 Chính phủ Đức quốc xã đã rời bỏ Hội nghị giải trừ quân bị ở Genova và sau đó tuyên bố rút khỏi Hội Quốc liên. Ngày 16 - 3 - 1935, Hitler công khai vi phạm Hoà ước Versailles, công bố đạo luật cưỡng bức tòng quân, thành lập 36 sư đoàn.Ba tháng sau, Đức kí với Anh Hiệp định về hải quân, theo đó Đức được phép xây dựng hạm đội tàu nổi bằng 35% và Hạm đội tàu ngầm bằng 45% sức mạnh hải quân của Anh. Hiệp định này trực tiếp vi phạm Hiệp ước Versailles và tăng cường sức mạnh quân sự của nước Đức. Đồng thời, Hitler tìm cách bí mật thủ tiêu các chính khách phương Tây cản trở kế hoạch xâm lược của mình, như Thủ tướng Rumani I. Duca, Ngoại trưởng Pháp L. Barthou, nhà vua Nam Tư Alexandre I và thủ tướng Áo E. Dollfuss. Không dừng lại ở đó, ngày 7 - 3 - 1936 Hitler ra lệnh tái chiếm vùng Rheinanie, công khai xé bỏ Hoà ước Versailles, Hiệp ước Locarno và tiến sát biên giới nước Pháp. Lò lửa chiến tranh nguy hiểm nhất đã xuất hiện ở châu Âu.
Lò lửa chiến tranh thứ hai ở châu Âu của Italia. Mặc dù là nước thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai nhưng Italia không thỏa mãn với việc phân chia theo hòa ước Versailles.Tham vọng của nước này là muốn mở rộng ảnh hưởng ở vùng Ban căng, chiếm đoạt các thuộc địa ở châu Phi, làm chủ vùng biển Địa Trung Hải... Để thoát ra khỏi cuộc đại khủng hoảng kinh tế 1929-1933 và xem xét lại Hệ thống Versailles - Washington có lợi cho mình, giới cầm quyền phát xít ở Italia chủ trương quân sự hoá nền kinh tế, tăng cường chạy đua vũ trang và thực hiện chính sách bành trướng xâm lược ra bên ngoài. Thất bại trong việc ký kết Hiệp ước Tay Tư (Italia - Anh - Đức - Pháp) tháng 6 - 1933, từ năm 1934 Mussolini ráo riết chuẩn bị kế hoạch xâm lược, thi hành đạo luật quân sự hoá đất nước. Lúc này Italia với Đức còn căng thẳng do mâu thuẫn về quyền lợi ở vùng Ban căng. Khi Đức đưa ra đạo luật cưỡng bách tòng quân (3 - 1935), Italia đã kí kết với Anh, Pháp bản Hiệp ước Stresa ngày 14 - 4 - 1935 nhằm thiết lập liên minh chống Đức. Nhưng liên minh này đã nhanh chóng tan vỡ bằng việc Anh kí với Đức một hiệp ước riêng rẽ về hạn chế lực lượng hải quân (6 - 1935) và sự kiện Italia chính thức xâm lược Êtiôpia ngày 3 - 10 - 1935. Bốn ngày sau sự kiện này, ngày 7 - 10 - 1935 Hội Quốc Liên ra tuyên bố lên án Italia và thông qua nghị quyết trừng phạt bằng những biện pháp kinh tế - tài chính. Tuy nhiên, “lệnh trừng phạt chỉ làm Italia bực mình chứ không thực sự ngăn cản họ tiếp tục các chiến dịch”. Những sự kiện trên đây đã khiến Mussolini rời bỏ liên minh Anh, Pháp, xích lại gần hơn với nước Đức phát xít. Trong khi đó, sự bất lực của Hội Quốc liên cùng với thái độ và hành động thoả hiệp của các nước Anh, Pháp, Mỹ đã khuyến khích hành động xâm lược của phát xít Italia. Sau khi chiếm được Êtiôpia, Italia đã ký với Đức Nghị định thư tháng 10 - 1936, đánh dấu sự hình thành trục Beclin - Rôma. Mặc dù chính sách trừng phạt rất hạn chế của Quốc Liên hội không đem lại hiệu quả nhưng phát xít Italia cũng rút ra khỏi hội bào 3-12-1937.
Liên Xô cũng có sự đấu tranh nhằm củng cố vị trí quốc tế của mình và bảo vệ hòa bình giữa các dân tộc. Liên Xô ra khỏi tình trạng phức tạp về đối ngoại trong những năm khủng hoảng kinh tế của thế giới tư bản. Bằng chính sách đối ngoại hòa bình kiên quyết và khéo léo, Liên Xô đã đập tan âm mưu thành lập những khối nước thù địch chống lại mình, đã kí những hiệp ước trung lập và không xâm lược với phần đông các nước láng giềng các nước phương Tây vào năm 1932, trong đó có cả Ba Lan, Phần Lan và Pháp. Năm 1933, Liên Xô lại kí một hiệp ước xác định “thế nào là xâm lược” với các nước láng giềng, kể cả những nước trong khối Tiếu hiệp ước. Đây là những thắng lợi to lớn về ngoại giao của Liên Xô, nhờ đó củng cố được vị trí quốc tế của mình.
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Phục Lâm Tiên