Tác động của các yếu tố địa chất, địa hình và thổ nhưỡng đến sự phát triển và hình thành các vùng đất ngập nước?
kiến thức chung
Yếu tố địa chất
Các hoạt động kiến tạo cổ: hoạt động magma, phun trào, vận động tạo núi tạo nên các nét sơ khai của địa hình và tiếp nối phát triển trong giai đoạn Tân kiến tạo
Trải qua nhiều giai đoạn khác nhau: Giai đoạn tiền Cambri
Diễn ra các hoạt động vận động tạo núi => Các thành tạo địa chất này khi có điều kiện được đưa lên, lộ ra và biến đổi do các quá trình tân kiến tạo hiện đại, chính là yếu tố quyết định thành phần vật chất nền cho các loại ĐNN hiện nay.Giai đoạn Tân kiến tạo
Diễn ra các hoạt động Vùng nâng mạnh tạo các núi cao trung bình và núi cao, Vùng nâng trung bình tạo ra các vùng núi thấp, Vùng nâng yếu tạo ra vùng đồi và các bán bình nguyên, Xen kẽ giữa các vùng nâng mạnh, trung bình và yếu là những vùng trũng tạo ra suối, đầm và hồ. Giai đoạn từ 5.000 năm trở lại đây
Diễn ra Quá trình mở rộng đồng bằng châu thổ là tiền đề cho nhiều loại hình ĐNN ven biển như: cồn, bãi cửa sông, cồn ngầm cửa sông, bãi bùn cát vùng gian triều, RNM.Giai đoạn từ 1.000 năm trở lại đây
Với tốc độ dâng của nước biển 1 - 2 mm/năm, trầm tích Đệ tứ ven biển liên tục bị biến động theo hai hướng bồi tụ và xói lở. Từng giai đoạn/ thời kì khác nhau thì hình thành nên các kiểu đất ngập nước khác nhau và có các đặc trưng khác nhau.
Yếu tố địa hình.Với 3/4 diện tích tự nhiên Việt Nam là đồi núi, có hướng nghiêng chung từ Tây sang Đông. Đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ là những vùng trũng, tạo nên hai vùng đất ngập nước tiêu biểu là vùng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long. Yếu tố thổ nhưỡng
Lớp thổ nhưỡng là sản phẩm trên cùng của vỏ phong hoá, được thành tạo do quá trình tác động tương hỗ của đá gốc, địa hình, khí hậu, thuỷ văn, sinh vật và một yếu tố khác là thời gian phong hoá.
Nội dung liên quan
Hồng Bảo Ngân