Ta tồn tại trên thế gian này để làm gì?
Đã bao giờ bạn tự hỏi mình sống để làm gì chưa?
Với riêng mình, đích đến cuối cùng mình muốn hướng đến đó là "Sống một cuộc đời có ý nghĩa". Thế nào là có ý nghĩa? Mỗi ng sẽ có câu trả lời khác nhau, và sau đó cứ theo lý tưởng đó mà sống, và tất nhiên, trên đường đời ta sẽ gặp rất nhiều khó khăn để đi đến cái đích đó, vậy hãy sử dụng Phật giáo để giải quyết những khó khăn đó. Phật sẽ chỉ cho ta biết ta phải làm gì. :) Còn bạn, mục đích sống của bạn là gì?
phong cách sống
Ở một thời điểm thì mỗi người sẽ có một câu trả lời khác nhau cho riêng mình. Đối với mình ở thời điểm này là: "chiến đấu và tránh làm việc ác". Từ lúc sinh ra đến lớn lên mỗi người trong chúng ta sẽ phải trải qua rất nhiều chuyện: ốm đau, bệnh tật, áp lực cuộc sống, chia ly... để vượt qua được những thử thách ấy đòi hỏi chúng ta phải là một chiến binh dũng mạnh để có thể chiến đấu được với tất cả thử thách ấy.
Nguyen Cuong
Ở một thời điểm thì mỗi người sẽ có một câu trả lời khác nhau cho riêng mình. Đối với mình ở thời điểm này là: "chiến đấu và tránh làm việc ác". Từ lúc sinh ra đến lớn lên mỗi người trong chúng ta sẽ phải trải qua rất nhiều chuyện: ốm đau, bệnh tật, áp lực cuộc sống, chia ly... để vượt qua được những thử thách ấy đòi hỏi chúng ta phải là một chiến binh dũng mạnh để có thể chiến đấu được với tất cả thử thách ấy.
Kien "Bốn Bốn" Nguyễn
“Cái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình, để khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người...”
Mẹ mình rất hay trích đoạn này, trong quyển Thép đã tôi thế đấy của Ostrovsky, và nó theo mình từ tuổi thơ tới giờ, mặc dù mãi tới lúc ngấp nghé 20 mới hiểu.
Kha Nguyen
Đây là câu hỏi truyền thống của các tôn giáo, không riêng gì Phật giáo. Và hầu hết các tôn giáo đều đưa ra rất nhiều luận điểm để giải đáp cho câu hỏi đó.
"Sống một cuộc đời có ý nghĩa" là một câu trả lời chung, có thể 90% người đều nghĩ vậy, nhưng như bạn đã đề cập, điểm khác biệt nằm ở chỗ định nghĩa "thế nào là ý nghĩa", và đó cũng là câu hỏi gây chia rẽ nhất. Các tôn giáo chia rẽ, và các suy nghĩ đối lập của những người ngoại tôn giáo, đôi lúc dẫn tới chiến tranh, thù hận và chia rẽ.
Bạn có niềm tin vào Phật. Rất tốt. Và mình có niềm tin vào Thiên Chúa, người khác có thể có niềm tin khác. Nhưng nhìn chung là mỗi đều cố gắng hoàn thiện niềm tin của mình, và đôi lúc thoả hiệp với nhiều thứ. Và chính chuyện thoả hiệp này là nguyên nhân gây chia rẽ về mục đích. Khi mà có người nói "tôi muốn giúp đỡ mọi người" và để giúp đỡ thì "phải có nhiều tiền mới giúp đỡ nhiều người nhất", hoặc "có ít thì giúp ít, chứ đợi có nhiều tiền thì đợi đến bao giờ",... Và các khó khăn đều từ đó mà ra, khi chúng ta phải thoả hiệp càng lúc càng nhiều và sẽ đến lúc chúng ta đi xa rời chân lý của tôn giáo ban đầu.
Tóm lại, dù cho có theo một tôn giáo nào đó, thì chuyện khó khăn trong đường đời là có, và chúng ta phải hiểu được đâu là giới hạn.
Aci Home
Ghost Wolf
Chẳng có "Phật" nào chỉ cho bạn biết phải làm gì, Tất Đạt Đa chẳng để lại 1 ghi chép nào luôn, tất cả kinh phật đều là do giáo chúng sau này ghi lại theo trí nhớ và sự sáng tạo của bản thân, mà 99% phật tử các bạn cũng đọc ko hiểu kinh nguyên gốc bằng tiếng phạn.
Phật giáo ko giải quyết được khó khăn của bạn đâu, hay ý bạn là thỉnh vong về giúp như ở 3gold =)). Kinh phật của các bạn ko có chỗ nào dạy làm thế nào để sinh ra điện, làm thế nào để cây mọc với năng suất cao, dạy làm thế nào để sản xuất ra thuốc với vaccine... Rất nhiều người có kiểu có bệnh đi viện chữa, uống thuốc cộng thêm với đi chùa cúng, nhưng khỏi bệnh thì là nhờ phù hộ.
Mục đích sống của m ý hả, ngoài trách nhiệm ra thì hẳn là trải nghiệm những thứ mới lạ, học hỏi những điều mới, quan trọng nhất vẫn là sống sao cho khi nhìn lại thấy ít nuối tiếc nhất có thể.
H Doanh Bya