Suy nghĩ tích cực mang lại kết quả tích cực?

  1. Tâm lý học

Suy nghĩ tích cực có thể làm chúng ta cảm thấy tốt hơn trong ngắn hạn, nhưng trong dài hạn, nó dần dần phá hoại động lực, cản trở việc đạt được mục tiêu hay mong muốn của mình, và để lại cảm giác bối rối, lúng túng, bế tắc.

Nếu chúng ta thật sự muốn phát triển trong cuộc sống, tương tác với thế giới và năng động, chúng ta cần phải đi xa hơn việc suy nghĩ tích cực, và kết nối với những trở ngại mà mình có thể gặp phải trên đường đi. Bằng cách mang giấc mơ của mình tiếp xúc với thực tại, chúng ta có thể giải phóng nguồn năng lượng của mình ở mức tối đa và đạt được những bước tiến lớn trong cuộc sống.

Có thể bạn đang thắc mắc nếu suy nghĩ tích cực thật sự có hại?

Suy nghĩ tích cực làm giảm năng suất vì nó làm chúng ta thư giãn và làm cạn dần năng lượng chúng ta cần để hành động. Trong một nghiên cứu, người tham gia được yêu cầu tưởng tượng tích cực về tương lai trong vòng một vài phút, kết quả là sự giảm sút trong áp lực bơm máu, một thang đo lường điển hình của năng lượng mỗi người. Sự giảm sút là đáng kể, khi hút một điếu thuốc có thể làm tăng mức năng lượng của một người từ 5 đến 10 điểm, thì suy nghĩ tích cực trong vài phút có thể làm giảm mức năng lượng xuống còn một nửa mức đó.

Vậy nếu suy nghĩ tích cực không phải là giải pháp tốt nhất, thì đó là điều gì?

Câu trả lời là kết hợp tưởng tượng với thực tế – mang suy nghĩ tích cực thử thách lại với những dự đoán về khó khăn trong cả quá trình.

“Sự đối lập tinh thần” (mental contrasting), thật sự thúc đẩy mọi người và nâng cao năng suất của họ. Đối lập trong tinh thần tăng cường khả năng nhận biết các trở ngại trong quá trình của mỗi người. Nó cũng củng cố các liên kết nhận thức giữa tương lai và trở ngại, cũng như giữa những trở ngại và những gì chúng ta cần làm để vượt qua chúng. Tất cả những điều này khiến chúng ta phải giải quyết những trở ngại có thể vượt qua, và tránh xa những trở ngại mà chúng ta cho là không thể vượt qua được.

Nguồn:

Bài viết 

Don’t think too positive
 trên tạp chí Aeon.co, tác giả Gabriele Oettingen – professor of psychology at New York University and the University of Hamburg

Người dịch:

Tamlyhoctoipham.com

Xem chi tiết bài dịch

Từ khóa: 

tâm lý học

Mình nghĩ bạn nên để đây là bài viết thì ổn hơn là câu hỏi.
Tại nếu ở góc độ bài viết thì bạn có thể so sánh thêm khía cạnh suy nghĩ tiêu cực ảnh hưởng thế nào. 
Tất nhiên cái gì quá cũng không tốt, hẳn bạn cũng biết điều đó mà
Trả lời
Mình nghĩ bạn nên để đây là bài viết thì ổn hơn là câu hỏi.
Tại nếu ở góc độ bài viết thì bạn có thể so sánh thêm khía cạnh suy nghĩ tiêu cực ảnh hưởng thế nào. 
Tất nhiên cái gì quá cũng không tốt, hẳn bạn cũng biết điều đó mà