Suy nghĩ quá mức gây ra sự phiền muộn và tăng các nguy cơ về sức khỏe tâm thần

  1. Tâm lý học

Đối với một người bình thường, trong một ngày tâm trí của họ sẽ xuất hiện rất nhiều các vấn đề tạicùng một thời điểm, nhưng với những người có trạng thái tâm lý suy nghĩ quá mứcthì trong hầu hết thời gian ý thức của họ là sự “nhai đi nhai lại” một vấn đề nào đó, và họ tự đặt áp lực lên chính mình. Đây là một trong những trạng thái suy nghĩ dễ dẫn đến các rối loạn lo âu và trầm cảm nhất.

https://cdn.noron.vn/2021/03/23/340107508742581-1616502246.jpg

Có những người đã miêu tả dòng suy nghĩ ấy của mình như một cái cây chỉ một vấn đề ban đầu họ sẽ nghĩ ra rất nhiều tính huống giả định và phát triển dần dần lên. Chẳng hạn như việc bạn trai không trả lời tin nhắn của mình, cô gái nghĩ rằng anh ấy không có thời gian trả lời tin nhắn, vậy là mình không phải người quan trọng với anh ấy, anh ấy không yêu mình. Anh ấy không yêu mình vì mình xấu xí, mình chưa có sự thành quả nào trong cuộc sống. Anh ấy yêu người khác rồi, người đấy xinh đẹp, giỏi giang hơn mình,… Liệu mình nhắn tin như vậy có làm phiền anh ấy, anh ấy có chia tay với mình không nhỉ? Như vậy, chuỗi suy nghĩ này là cô gái đã tự vận mọi điều tồi tệ vào chính bản thân mình khiến cho giá trị bản thân của mình bị thấp đi.

Suy nghĩ quá mức có thể phá hủy và làm kiệt quệ tinh thần, nó khiến chúng ta cảm thấy bạn đang bế tắc ở một chỗ nào đó và nếu bạn không hành động, nó có thể tác động lên cuộc sống hàng ngày của bạn. Nó có thể nhanh chóng đặt sức khỏe tâm trí và cảm nhận hạnh phúc của bạn ở dưới mức nguy cơ. Việc lặp đi lặp lại các suy nghĩ tiêu cực này khiến bạn nhạy cảm hơn, dễ cáu gắt hơn, có nhiều phiền muộn và lo lắng. Việc suy nghĩ quá mức kéo dài có thể làm giảm cảm giác kiểm soát cuộc sống của bạn. Nó lấy đi khả năng tham gia tích cực của bạn vào mọi thứ xung quanh mình. Nếu chúng ta hỏi những người thường xuyên suy nghĩ quá mức như thế này rằng “bạn có đang hạnh phúc không?” thì hầu hết sẽ cảm thấy khổ sở trong tâm trí.

Làm thế nào để đánh bại suy nghĩ quá mức (Overthinking) và cân bằng cuộc sống

Suy nghĩ quá mức là một quá trình tâm lý cho nên sẽ có bắt đầu, diễn biến và kết thúc. Điều chúng ta cần làm là luyện tập cho mình thói quen để não bộ nhìn nhận cuộc sống từ một góc cạnh khác tích cực hơn. Tái cấu trúc nhận thức là phương pháp được cho là hiệu quả trong hiện tượng tâm lý này

Bạn có thể diễn giải tình huống khó chịu của mình theo một dòng suy nghĩ khác.

Hãy tự hỏi bản thân:

* Tỉ lệ phần trăm những suy nghĩ lo sợ sẽ trở thành hiện thực?

* Nếu tỉ lệ thấp thì liệu có kết quả nào khác có thể xảy ra không?

Thực hành viết ra vấn đề mà liên tục lặp đi lặp lại trong suy nghĩ và viết lại vấn đề ấy theo hướng tích cực mà bạn đang tìm kiếm. Ví dụ: Thay vì “ Tôi đã chán nản với công việc hiện tại”chúng ta có thể viết “Tôi cần sự hứng khởi trong công việc hiện tại”. Sau đó,hãy lên kế hoạch để mở rộng các kỹ năng nghề nghiệp, mục tiêu công việc, tìm kiếm những trải nghiệm công việc tốt hơn. Viết ra những suy nghĩ trong đầu đôi khi sẽ làm tâm trí của mình được nhẹ nhõm hơn.

Các kỹ năng, phương pháp cần được luyện tập và sự đồng hành của chuyên gia, qua thời gian bạn sẽ dễ dàng nhận ra khi nào mình lo lắng không cần thiết và thay vào đó là dành nhiều thời gian của mình cho hoạt động có ý nghĩa hơn. Đừng để bị lạc trong những suy nghĩ về những gì bạn có thể đã làm, lẽ ra nên làm khác đi. Căng thẳng về tinh thần có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của bạn rất nhiều đó.

Từ khóa: 

suy nghĩ quá mức

,

hankle

,

tâm lý học

Anh chắc chắn là típ người suy nghĩ quá nhiều rồi.

Không nghĩ rằng nó lại nguy hiểm như vậy.

Trả lời

Anh chắc chắn là típ người suy nghĩ quá nhiều rồi.

Không nghĩ rằng nó lại nguy hiểm như vậy.

😃 😃 bài viết hay đấy :)

Bài của Hank giúp anh nhận ra thay vì nghĩ nhiều về vấn đề thì chúng ta nên tìm cách giải quyết vấn đề đó. Cảm ơn em đã chia sẻ :) Anh đang tràn đầy năng lượng tích cực đây (nhà hôm nay mới mua ít nấm hương :))))