Suy nghĩ của bạn về thái độ sống vô cảm trong xã hội hiện nay?

  1. Xã hội

Đại văn hào Nga Marsim Gorky đã từng quan niệm: "Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu vắng tình thương”.Tình thương chính là nền tảng để xây dựng những chuẩn mực đạo đức trong xã hội, phân biệt giữa người và ác thú. Thế nhưng, có một mặt trái đáng buồn trong xã hội chúng ta hiện nay là con người đang dần mất đi tình thương ấy để sống với lòng ích kỉ, chỉ nghĩ cho bản thân mình. Đó chính là thái độ sống vô cảm mà mọi người cho đó là “căn bệnh lâm sàng”.

Vậy, chúng ta suy nghĩ như thế nào về thái độ cũng như lối sống này?

Từ khóa: 

vô cảm

,

bệnh vô cảm

,

xã hội

Mình thì nghĩ một phần cũng do chúng ta hay có thói quen nghi ngờ lẫn nhau. Vô cảm vì nghi ngờ cái xảy ra trước mắt không phải là sự thật. Còn nhiệt tình thì lại bị người khác nghi ngờ cho là mình có ý đồ, muốn lợi dụng để nổi tiếng. Thời đại công nghệ, cái gì khác với thường ngày một chút là bị xuất hiện nơi công cộng cho người ta tha hồ bình luận mổ xẻ rồi. Nên có những người yêu hòa bình ghét chiến tranh muốn một cuộc sống yên ổn thì chọn cách "mình chỉ là chiếc lá, việc của mình là xanh". 
Trả lời
Mình thì nghĩ một phần cũng do chúng ta hay có thói quen nghi ngờ lẫn nhau. Vô cảm vì nghi ngờ cái xảy ra trước mắt không phải là sự thật. Còn nhiệt tình thì lại bị người khác nghi ngờ cho là mình có ý đồ, muốn lợi dụng để nổi tiếng. Thời đại công nghệ, cái gì khác với thường ngày một chút là bị xuất hiện nơi công cộng cho người ta tha hồ bình luận mổ xẻ rồi. Nên có những người yêu hòa bình ghét chiến tranh muốn một cuộc sống yên ổn thì chọn cách "mình chỉ là chiếc lá, việc của mình là xanh". 
Trước khi hỏi tại sao chúng ta càng ngày vô cảm thì nên tự hỏi tại sao chúng ta ngày nhaijhay bị lừa gạt và bị lợi dụng lòng thương hại hơi nhiều. Từ đó người ta mặc định thà mang tiếng vô cảm còn hơn bị lừa để những kẻ lừa đảo cười vào mặt là ngu!!! Chưa kể ngày nay thật sự đúng với câu "làm ơn mắc oán" nhiều trường hợp ra tay giúp đỡ phiền phức mang vào thân. Quá nhiều trường hợp đã xảy ra thì hỏi ai còn dám giúp đỡ người khác. Thôi thì chuyện mình mình làm đừng vây vào chuyện người khác thì hơn. Thế là cả xã hội vô cảm
Con người ai cũng có tình thường và cần tình thương, nhưng "...có một mặt trái đáng buồn trong XÃ HỘI CHÚNG TA HIỆN NAY là con người đang dần mất đi tình thương ấy...". Như đoạn mình viết in, cái vô cảm cũng do xã hội chúng ta hiện nay gây ra cả. Ngày xưa con người sống gần nhau, tình làng nghĩa xóm gắn bó thì ai sống vô cảm sẽ bị loại bỏ. Còn ngày nay thì sao. Bạn có dám cho 1 người quá giang ko khi có thể họ sẽ - xin lỗi - c*t cổ bạn ở đoạn đc vắng. Bạn sẽ cứu giúp người bị tai nạn ko khi bạn mang họ đến bv, bv sẽ chặn đầu bạn bắt bạn đóng viện phí, ng nhà nạn nhân sẽ xông vào đập bạn mà ko thèm nghe bạn nói 1 chữ, công an sẽ mời lên mời xuống bạn đến lấy lời khai, và có thể bị tống giam vì tình nghi gây tai nạn. Bạn có dám giúp một người bị cướp ko khi có thể bạn sẽ bị lụi cho 1 dao hay đc tặng vài viên "kẹo đồng" và công an thì hoặc chỉ ghi nhận trường hợp hoặc triệu mời bạn lên xuống đồn cả chục lần để lấy lời khai mà lại mời toàn trong giờ bạn làm việc nữa chứ. Và còn nhiều nhiều cái khác nữa. Mình cam đoan rất nhiều ng muốn ra tay nghĩa hiệp, nhưng những cái gương anh hùng hiệp nghĩa đi trc khiến họ chùn tay lại. Con ng ko thiếu tình thương, mà sự vô cảm chỉ là hậu quả của cái gọi là "xã hội chúng ta hiện nay" thôi.
Mình thấy giống như khi đi xe, có ai đó bị say xe, người bên cạnh họ cứ vỗ về "đừng có nôn, đừng có nôn". Yup, chính việc cứ nhắc tới từ nôn đó lại càng khiến người kia dễ nôn hơn. Vô cảm hay nhiều thứ năng lượng negative (tiêu cực) đang tồn tại trong cuộc sống cũng nhờ công nghệ mà lan tỏa ra rộng hơn. Mình nghĩ chúng ta nên thờ ơ với nó, vô cảm với sự vô cảm, vậy thôi.

Càng tiến hóa con người càng khôn khéo hơn, càng biết cái gì có lợi cho bản thân, cái gì làm chẳng được lợi ích gì, thế nên càng ngày con người càng ích kỷ là chuyện bình thường. Theo ý kiến cá nhân mình, cái phân biệt người và thú là ở chỗ con người khôn hơn chứ chẳng phải cái gọi là tình thương mến thương gì cả. Thế nên mới có câu "Cứu vật vật trả ơn, cứu nhân nhân trả oán".

Đây là tóm tắt 1 đoạn trong 1 cái tiểu thuyết mình đã đọc:

  • Một bà cụ bus lúc xuống xe bị người ta đẩy ngã, một cô sinh viên tốt bụng đỡ và gọi cứu thương giúp bà cụ.
  • Vài hôm sau cô nhận được điện thoại đòi bồi thường viện phí, cô ko chịu thế là kiện ra tòa
  • Cô nhờ truyền thông, nhờ lái xe hôm đó làm chứng nhưng ko ai chịu, thậm chí người ta quyên tiền giúp cô bồi thường nhưng ko chịu đứng ra vì thêm 1 chuyện ko bằng bớt 1 chuyện
  • Cuối cùng cô bị phạt 40% tiền viện phí
  • "Phóng viên hỏi cô: "Nếu gặp phải loại tình huống này, cô còn có thể lựa chọn cứu người nữa không?"
    Tề Viện do dự trong chốc lát, chậm rãi lắc đầu.
    "Sẽ không. Tôi không bao giờ tin tưởng kẻ khác nữa. . . . . .Điều kiện kinh tế nhà tôi không tốt, cứu bà ta xong, tôi cũng muốn táng gia bại sản rồi. . . . . ."
    "
  • "Mấy ngày liên tiếp, thành phố C trước sau xuất hiện hai vụ bi kịch cụ già ngã xuống không ai cứu giúp. Trong đó một cụ già hơn bảy mươi tuổi khi tản bộ trong công viên, do bệnh tim đột ngột tái phát mà ngất xỉu. Quần chúng vây xem hơn trăm người, không một ai tiến lên ra tay trợ giúp, cũng không ai gọi điện thoại cho cấp cứu. Cụ già sau khi nằm trên mặt đất lạnh ngắt ước chừng 4 giờ, chậm rãi chết đi. Khi quần chúng vây xem được phỏng vấn, nói thẳng ra rằng sở dĩ lựa chọn không thèm chú ý đến, là sợ bị tống tiền.
     "Không cứu cụ ấy, tôi có lỗi với lương tâm của mình; Giúp cụ ấy, pháp luật có lỗi với tôi!" Một người đàn ông trung niên nhận phỏng vấn nói như thế.
    "

Ở một thời đại thế này, Lục Vân Tiên dần dần sẽ tuyệt chủng hết thôi.

À, nhưng 1 phần cũng do xã hội. Vì đọc báo, nghe đài thấy đi đường cứu người tai nạn xong bị người nhà hiểu nhầm là người gây tai nạn xong dùng dao đâm... Sợ chết khiếp

Trong thực tế ko ai phủ nhận việc luôn yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn, hoạn nạn nhưng càng ngày đa số toàn bị lừa dối, lợi dụng niềm tin lẫn nhau dù ở thời nào đi nữa, nên là con ng chúng ta càng ngày càng cảnh giác, đề phòng nhiều hơn, nhưng cần vừa phải thôi, quá đa nghi thì chẳng tin đc ai nữa, quá thật thà thì dễ bị lợi dụng, nên tùy cơ ứng biến lúc nào cần cảnh giác, lúc nào ko cần thiết phải như thế, ích kỷ đúng lúc ko khiến giá trị đạo đức suy đồi mà còn bảo vệ bản thân rất tốt