Sức mạnh của truyền thông?
Hẳn là ở thời điểm hiện tại, kì thi tốt nghiệp THPT đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ tất cả mọi người, đặc biệt là gia đình, phụ huynh hay ai có người thân, con em tham gia kì thi này.Hôm qua, ngày 7/7, các thí sinh đã hoàn thành bài thi môn Ngữ Văn và Toán.
Ngay sau khi biết đề văn, dân mạng đang rầm rộ lên cái tên của nhân vật Kaio Kid, nhân vật 3 năm liên tiếp đoán đúng tác phẩm dự thi. Ngay sau đó, với sức lan truyền mạnh mẽ của cộng đồng mạng, cơ quan chức năng đã có những động thái cho hành động trên. Chia sẻ trên trang cá nhân, Tài khoản có tên là Kaito Kid có viết: "Vài giờ qua có thông tin về việc điều tra lộ đề, nhưng lại có nhắc đến mình 😢. Mình thấy có lẽ mọi người đã đi quá xa rồi đó. Vì mình không hề liên quan đến việc lộ đề ở đây"
Có hay không chuyện lộ đề ở đây?. Mọi người nghĩ sao về sức mạnh của truyền thông?
công nghệ thông tin
,truyền thông đa phương tiện
Nhắc đến sức mạnh của truyền thông là nhắc đến sự thật ngầm hiểu về "quyền lực thứ 4" của báo chí truyền thông ở Việt Nam (ở Việt Nam, "quyền lực thứ 4" của báo chí không được thừa nhận công khai). Báo chí truyền thông vừa có vai trò thể hiện tiếng nói của nhân dân vừa có ý nghĩa dẫn dắt, điều hướng dư luận xã hội. Khi một sự việc, một nhân vật được đông đảo quần chúng quan tâm, tất cả phương tiện truyền thông nhảy vào đẩy nó thành hiện tượng xã hội và bắt đầu tạo nên tranh luận lần 1. Cuộc tranh luận này thông tin đều chưa được kiểm định, truyền thông bẩn lại dẫn dắt khiến bùng nổ dư luận xã hội theo nhiều chiều hướng, cả tiêu cực lẫn tích cực nhưng tiêu cực nhiều hơn nên mới gọi là drama. Nó đủ lớn và có sức ảnh hưởng để cơ quan chức năng có thẩm quyền vào cuộc xác minh.
Sau khi cơ quan có thẩm quyền vào xác minh, báo chí chính thống mới bắt đầu đưa tin (báo chí chỉ đưa tin khi có đầy đủ bằng chứng và chứng cứ xác thực – đặc điểm của báo chí là phản ánh sự thật khách quan). Lúc này, dư luận xã hội lại dậy sóng và tạo nên cuộc tranh luận lần 2 quy mô hơn, bùng nổ hơn vì có sự tham gia của cả cơ quan chức năng lẫn báo chí chính thống đồng thời sẽ nghiêng về lẽ phải nhé. Khi cuộc tranh luận lần 2 đi đến hồi kết cũng là lúc sự việc lắng xuống. Nói một cách dễ hiểu, đây là quy trình drama bạn ạ. Trong cả 2 cuộc tranh luận, báo chí truyền thông thể hiện rõ nhất “quyền lực” dẫn dắt, điều hướng dư luận của mình. Tuy nhiên, công chúng thường không phân biệt được báo chí chính thống, báo chí không chính thống, thông tin mạng xã hội dẫn đến hiểu nhầm và hình thành định kiến về truyền thông, về những người làm báo chân chính.
Vụ việc của Kid và câu chuyện lộ đề thi văn đã được xác minh là sai sự thật. Công chúng bàn tán, truyền thông bẩn với những chiêu trò, trào lưu giật tít câu view không quan tâm sự thật mới làm dậy sóng vụ việc cỏn con là một bạn sinh viên may mắn đoán trúng đề thi văn 3 năm liên tiếp, gây ảnh hưởng trực tiếp đến người trong cuộc.
Quyền lực báo chí truyền thông thể hiện ở vai trò thông tin sự kiện, phát hiện vấn đề, phản biện xã hội, tạo dư luận xã hội, luôn có những tác động mạnh mẽ tới đời sống. Báo chí truyền thông làm thay đổi nhiều việc và nhà báo chân chính có thể góp phần làm xã hội biến chuyển theo chiều hướng tích cực hơn… Công chúng cần hiểu rõ vai trò, đặc điểm của báo chí và thông minh hơn trong việc kiểm định nguồn tin để sàng lọc và tiếp nhận thông tin đúng.
Chung Bùi
Nhắc đến sức mạnh của truyền thông là nhắc đến sự thật ngầm hiểu về "quyền lực thứ 4" của báo chí truyền thông ở Việt Nam (ở Việt Nam, "quyền lực thứ 4" của báo chí không được thừa nhận công khai). Báo chí truyền thông vừa có vai trò thể hiện tiếng nói của nhân dân vừa có ý nghĩa dẫn dắt, điều hướng dư luận xã hội. Khi một sự việc, một nhân vật được đông đảo quần chúng quan tâm, tất cả phương tiện truyền thông nhảy vào đẩy nó thành hiện tượng xã hội và bắt đầu tạo nên tranh luận lần 1. Cuộc tranh luận này thông tin đều chưa được kiểm định, truyền thông bẩn lại dẫn dắt khiến bùng nổ dư luận xã hội theo nhiều chiều hướng, cả tiêu cực lẫn tích cực nhưng tiêu cực nhiều hơn nên mới gọi là drama. Nó đủ lớn và có sức ảnh hưởng để cơ quan chức năng có thẩm quyền vào cuộc xác minh.
Sau khi cơ quan có thẩm quyền vào xác minh, báo chí chính thống mới bắt đầu đưa tin (báo chí chỉ đưa tin khi có đầy đủ bằng chứng và chứng cứ xác thực – đặc điểm của báo chí là phản ánh sự thật khách quan). Lúc này, dư luận xã hội lại dậy sóng và tạo nên cuộc tranh luận lần 2 quy mô hơn, bùng nổ hơn vì có sự tham gia của cả cơ quan chức năng lẫn báo chí chính thống đồng thời sẽ nghiêng về lẽ phải nhé. Khi cuộc tranh luận lần 2 đi đến hồi kết cũng là lúc sự việc lắng xuống. Nói một cách dễ hiểu, đây là quy trình drama bạn ạ. Trong cả 2 cuộc tranh luận, báo chí truyền thông thể hiện rõ nhất “quyền lực” dẫn dắt, điều hướng dư luận của mình. Tuy nhiên, công chúng thường không phân biệt được báo chí chính thống, báo chí không chính thống, thông tin mạng xã hội dẫn đến hiểu nhầm và hình thành định kiến về truyền thông, về những người làm báo chân chính.
Vụ việc của Kid và câu chuyện lộ đề thi văn đã được xác minh là sai sự thật. Công chúng bàn tán, truyền thông bẩn với những chiêu trò, trào lưu giật tít câu view không quan tâm sự thật mới làm dậy sóng vụ việc cỏn con là một bạn sinh viên may mắn đoán trúng đề thi văn 3 năm liên tiếp, gây ảnh hưởng trực tiếp đến người trong cuộc.
Quyền lực báo chí truyền thông thể hiện ở vai trò thông tin sự kiện, phát hiện vấn đề, phản biện xã hội, tạo dư luận xã hội, luôn có những tác động mạnh mẽ tới đời sống. Báo chí truyền thông làm thay đổi nhiều việc và nhà báo chân chính có thể góp phần làm xã hội biến chuyển theo chiều hướng tích cực hơn… Công chúng cần hiểu rõ vai trò, đặc điểm của báo chí và thông minh hơn trong việc kiểm định nguồn tin để sàng lọc và tiếp nhận thông tin đúng.
long hva