Sức mạnh của sự dốt nát
Có lẽ chúng ta đều tin tưởng và thừa nhận về lợi ích, ý nghĩa của tri thức. Chính tư duy, trí tuệ đã giúp loài người vượt lên trên tất cả để trở thành loài thống trị trên trái đất. Cá nhân tôi cũng là một người theo đuổi sự khai sáng. Tôi nghiên cứu nhiều thứ, và đặc biệt yêu thích triết học. Với tôi trí tuệ là sức mạnh. Hiểu biết là khao khát. Thứ nhưng điều ngược lại có đúng?
Nhìn lại lịch sử nhân loại, nhìn lại những gì đang diễn ra trong xã hội hiện đại tôi dường như lại thấy một điều gì đó khác. Rằng con người, và các bản năng nguyên thuỷ vẫn là thứ chủ đạo dẫn dắt xã hội tiến lên. Và rằng trí tuệ, máy móc, trí tuệ nhân tạo (AI) cũng chỉ là những công cụ bên ngoài để con người thoả mãn cái "bản năng" bên trong của họ. Và rằng bản năng mới là thứ chi phối, là sức mạnh lớn hơn. Đây là điều mà tôi đang trăn trở trong suốt một thời gian qua và muốn chia sẻ với mọi người về một góc nhìn khác.
Người kém thông minh dễ thành công hơn:
Những bộ óc siêu phàm, những "Siêu trí tuệ" trong lịch sử thường không mấy thành công. Thậm trí sẽ thất bại thảm hại.
Trong khi đó, những người có phần kém hơn, suy nghĩ không thấu đáo bằng nhưng tư duy hành động, dám sai, dám thử thách và họ dường như lại thành công hơn đám người đầu tiên. Đây là những người thành công đáng ngưỡng mộ. Để giải thích cho điều này, người ta buộc phải đưa ra khái niệm EQ bên cạnh IQ để lý giải.
Với một số lớn người mà thẳng thắn là trung bình và dốt thì sao? Một phần trong số họ thất bại thảm hại. Một phần ở mức lúc thành lúc bại. Và kỳ lạ thay, vẫn có không ít trường hợp rất thành công. Mặc dù cách thức, kiểu thành công của họ khiến chúng ta sợ hãi, hơn là ngưỡng mộ. Họ được gọi là những người thành công do may mắn hoặc liều lĩnh, hoặc nhờ cậy tài sản của bố mẹ, quan hệ của họ hàng.
Có một số rất ít người là những người tài năng và rất thành công. Họ là những thiên tài, trở thành người dẫn đầu xã hội.
Tổng thể lại trong xã hội, những người thành công nhờ trí tuệ (IQ), thông minh hơn người dường như lại ít hơn nhiều so với những người thành công nhờ khao khát (EQ), hay nhờ may mắn, nhờ liều lĩnh, hoặc nhờ là COCC.
Trí tuệ giúp ta thành công, "đam mê" kích thích ta bắt đầu:
Tôi có quen biết với kha khá người được đánh giá là hiểu biết, học rộng, biết nhiều. Nhưng đa số họ đều thành công ở mức vừa phải, thậm chí nhiều người còn bị đánh giá là thất bại. Vì hiểu biết, biết rõ nên họ không dám làm, sợ sai, sợ vất vả, sợ cạnh tranh, sợ không thành công. Và cũng vì hiểu biết hơn người nên nếu thất bại, họ lại bị áp lực hơn, và dễ sụp đổ. Rất nhiều người trong số họ sau khi thử và thất bại vài lần đã lựa chọn sống một cuộc đời bình lặng, ít tranh đua với đời.
Người hiểu biết thường không làm gì hoặc ít làm. Họ sống xa đời lánh thế, muốn đứng ngoài cuộc chiến để quan chiến hơn là xông vào cuộc chiến để trở thành bậc quân vương. Thú thực với các bạn, cá nhân tôi cũng là một người như vậy. Chấp nhận sống với mức thu nhập đủ tốt và bớt bon chen.
Tôi từng chứng kiến những bạn trẻ mê muội đi theo các hội đa cấp, và phát biểu như "rồng phượng". Dĩ nhiên có nhiều người sẽ chửi là do tham lam, ngu dốt. Nhưng thực sự, chính sự "ngu dốt" đó, sự ham muốn làm giầu đó giúp họ có thể bắt đầu.
Sức mạnh của đám đông ngu muội
Ai có được thiên hạ thì sẽ thành công. Nhưng đám đông vốn luôn có trí tuệ trung bình. Để có được thiên hạ, các chính trị gia luôn luôn áp dụng một cách nhiều nhất có thể chính sách dân tuý.
Và khi người ta say thì còn đâu "tỉnh táo", còn đâu trí tuệ? Bạn hãy nghĩ về các cuộc cách mạng đã diễn ra trong quá khứ. Liệu có bao nhiêu cuộc cách mạng mà thông điệp lúc đề ra cuối cùng có thể thực hiện được? Có lẽ là không, hầu hết đó chỉ là chiêu bài mượn nguồn lực, mượn sức mạnh của đám đông mà thôi.
Trí tuệ là sức mạnh, nhưng bản năng mạnh hơn trí tuệ.
phong cách sống
hít le nói gì thế bạn :)))
The Rose
hít le nói gì thế bạn :)))
Độc Cô Cầu Bại