Sự vận động từ Tam Quốc Diễn Nghĩa cho đến Hồng Lâu Mộng ?
kiến thức chung
Tứ đại danh tác, chỉ bốn tác phẩm văn học cổ điển được cho là danh tiếng nhất của Trung Quốc, xếp theo thứ tự thời gian xuất hiện.
1) Thủy Hử:
Đây là một bộ tiểu thuyết dài miêu tả cuộc khởi nghĩa nông dân, ra đời vào cuối thế kỷ XIV. Nhân vật chính của tiểu thuyết là 108 đầu lĩnh quân khởi nghĩa đứng đầu là Tống Giang. Họ có người vì nguyên nhân chính trị, có người vì nguyên nhân kinh tế, hoặc chỉ vì nghĩa khí, đã tụ họp lại với nhau tại một nơi gọi là “Lương Sơn”, cướp giàu giúp nghèo, phản đối sự thống trị hà khắc của chính quyền. Bởi vậy quân khởi nghĩa được gọi là “Hảo hán Lương Sơn”. Trước khi tiểu thuyết ra đời, truyện Lương Sơn đã lưu truyền rộng rãi trong dân gian, hý kịch tương quan cũng rất nhiều. Sau này do Thi Nại Am gia công chỉnh lý, tái sáng tác trở thành bộ tiểu thuyết dài. Tiểu thuyết đã thể hiện được nền chính trị văn hoá, phong tục, cảnh quan xã hội đời nhà Tống thế kỷ X đến XIII.
Dù có nhiều dị bản nhưng tựu trung, toàn bộ nội dung truyện Thủy hử bao gồm hai phần chính: giai đoạn hình thành, tập hợp 108 anh hùng Lương Sơn Bạc (trong 70 hồi đầu) và quá trình tổn thất, tan rã hoàn toàn của lực lượng này.
Sau khi Thi Nại Am đã sáng tác xong 70 hồi truyện Thủy hử, vua nhà Nguyên đọc xong truyện đã nổi giận bắt giam Thi Nại Am và hạ lệnh phải viết tiếp đoạn sau, kể về việc Lương Sơn Bạc bị dẹp, nếu không sẽ bị xử tội. Sau 1 năm, Hậu Thủy hử hoàn thành, Thi Nại Am mang dâng vua Nguyên. Vua Nguyên xem xong rất bằng lòng, hạ lệnh thả Thi Nại Am.
2) Tam quốc diễn nghĩa
Tam quốc diễn nghĩa về phương diện biên soạn chủ yếu là công lao của La Quán Trung, nhưng thực ra bộ tiểu thuyết này trước sau đã trải qua một quá trình tập thể sáng tác lâu dài của rất nhiều người. Trước La Quán Trung, từ lâu chuyện Tam quốc đã lưu hành rộng rãi trong dân gian truyền miệng, các nghệ nhân kể chuyện, các nhà văn học nghệ thuật viết kịch, diễn kịch, đều không ngừng sáng tạo, làm cho những tình tiết câu chuyện và hình tượng các nhân vật phong phú thêm.
Đây là bộ tiểu thuyết chương hồi đầu tiên của Trung Quốc, cũng là tiểu thuyết lịch sử dài có tính tiêu biểu nhất của Trung Quốc.
Tam Quốc Diễn Nghĩa lấy đề tài lịch sử từ năm 184 đến năm 280 sau công nguyên, bắt nguồn từ câu chuyện ba người Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi kết nghĩa ở vườn đào đc lưu truyền trong dân gian. Lúc đó TQ có ba nước Nguỵ, Thục, Ngô cùng tồn tại hình thành thế kiềng ba chân, để giành sự thống nhất đất nước, giữa ba nước không ngừng xảy ra các cuộc đấu tranh quân sự. Trên cơ sở truyền thuyết dân gian và sáng tác của các nghệ nhân dân gian, tác giả đã vận dụng tài liệu chính sử, miêu tả trình bày một cách sinh động các sự kiện quân sự, chính trị, ngoại giao rối ren giữa ba nước. Tiểu thuyết đã xây dựng thành công hình ảnh nhiều nhân vật như Hoàng đế nước Nguỵ Tào Tháo, Hoàng đế nước Ngô Tôn Quyền, quân sư nước Thục Gia Cát Lượng v.v.
3.Tây du ký
Tây Du Ký chiếm vị trí độc đáo trong lịch sử văn học Trung Quốc, được xuất bản với tác giả giấu tên trong những năm 1590, nhưng thường được cho là do học giả Ngô Thừa Ân sáng tác. Tiểu thuyết thuật lại quá trình nhà sư Huyền Trang (Đường Tam Tạng) đời nhà Đường thế kỷ thứ IX đi Ấn Độ thỉnh kinh.
Tiểu thuyết mượn chuyện thầy trò Đường Tăng phải trải qua 81 nạn trên đường đi lấy kinh để châm biếm nhiều tình hình xã hội hiện thực trong nhân gian, có sự kết hợp giữa Phật giáo với Đạo giáo.
Về xây dựng nhân vật, tiểu thuyết áp dụng phương pháp xây dựng nhất thể giữa người trần, thần thánh và thú vật, sáng tạo ra các hình ảnh bấtt hủ như Tôn Ngộ Không gan to tày trời, Trư Bát Giới vừa đáng ghét vừa đáng yêu v.v.,
4.Hồng Lâu Mộng
Là tác phẩm nguyên tác đầu tiên của Trung Quốc, không dựa trên bất kì câu chuyện lịch sử nào mà chỉ lấy bối cảnh lịch sử.
Tác phẩm ra đời vào khoảng giữa thế kỉ XVIII, đời nhà Thanh, 80 hồi đầu do Tào Tuyết Cần viết, 40 hồi sau do Cao Ngạc viết thêm và soạn thành sách. Ngoài ra Hồng lâu mộng còn có một số tên khác như:
Thạch Đầu Kí tức là chuyện Thần Anh đầu thai xuống hạ giới trả nợ tình duyên rồi lại trở về kiếp đá.
Tình Tăng lục hay Phong Nguyệt bảo giám Thập nhị kim thoa: 12 chiếc trâm vàng đất Kim Lăng.
Kim Ngọc kì duyên: Bảo Thoa có vàng, Bảo Ngọc có ngọc nên Bảo Ngọc lấy Bảo Thoa là Kim Ngọc kì duyên.
a) Bối cảnh xã hội:
Thời nhà Thanh, dưới thời Ung Chính, Càn Long (1723 – 1795) là thời kinh tế cực thịnh, chẳng những nông nghiệp, thủ công nghiệp mà cả khai khoáng, thương nghiệp cũng phát triển phồn vinh.
Xã hội phong kiến chuyên chế mọt ruỗng đang trên đà tan rã, đã sản sinh ra một lớp thị dân thành thị, có những nhu cầu thẩm mĩ mới.
b) Tác giả:
Tác giả Tào Tuyết Cần (1715(?)-1763(?)) là hậu duệ của dòng họ quý tộc suy tàn, ông nội và cha ông đều từng làm quan hiển hách, có quan hệ gắn bó với hoàng tộc, nhưng đến đời Tào Tuyết Cần, gia đình đã không còn quyền thế, thậm chí đời sống khó khăn.
Các học giả cho rằng, cốt truyện dựa trên hiện thực của chính dòng họ, gia đình Tào Tuyết Cần trước đây, là chuỗi tự sự lớn nhất của đời ông, như là một sự nuối tiếc thời kì vàng son rực rỡ, đồng thời nó cũng phản ánh bản chất xã hội phong kiến Trung Quốc giai đoạn ông sống.
Tiểu thuyết chưa hoàn thành, Tào Tuyết Cần đã qua đời. Sau này trong quá trình sao chép lưu truyền, Cao Ngạc đã viết tiếp hoàn thành bộ tiểu thuyết, tức là Hồng Lâu Mộng bản 120 hồi hiện hành.
c) Nội dung:
Tác phẩm xoay quanh câu chuyện tình duyên trắc trở giữa hai anh em con cô con cậu: Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc, từ đó mô tả cuộc sống nhiều mặt của một đại gia đình quý tộc đời Minh từ lúc cực thịnh cho đến lúc suy vi trong vòng tám năm.
Tiểu thuyết mở đầu bằng một huyền thoại: Nữ Oa luyện đá ngũ sắc vá trời, luyện được năm vạn lẻ một viên. Viên linh thạch còn thừa được đưa về trời chăm sóc cây tiên Giáng Châu. Thần Anh và Giáng Châu duyên nợ, chịu ơn nhau nên phải đầu thai xuống hạ giới để “lấy hết nước mắt của đời ta để trả lại cho chàng”. Đá thiêng hóa thành Giả Bảo Ngọc. Cây thiêng hóa thành Lâm Đại Ngọc. Từ đó dẫn ra bao nhiêu oan gia phong lưu đều phải xuống trần để trả duyên nợ, sinh ra bao nhiêu chuyện sau này.
Thông qua miêu ta bốn gia tộc lớn họ “Giả, Sử, Vương, Tiết” nhất là sự vinh suy của nhà họ Giả, đã mở ra tầm nhìn xã hội rộng lớn.
d) Ý nghĩa:
Hồng Lâu Mộng là một bức tranh hiện thực rộng lớn về xã hội phong kiến Trung Quốc trên con đường suy tàn.
Tác phẩm đã chế độ thi cử, chế độ quan trường, đạo đức và lễ giáo phong kiến, đề cao khát vọng tự do và hạnh phúc. Tác giả trân trọng những con người thuộc tầng lớp bị coi là thấp kém.
Vì vây, Hồng lâu mộng được đánh giá là tác phẩm có giá trị hiện thực nhất của văn học hiện thực cổ điển Trung Quốc.
III/ Ý nghĩa của tiểu thuyết thời Minh – Thanh:
– Giúp chúng ta nhận thức, tìm hiểu xã hội Trung Quốc cũ, cho ta thấy hình mẫu anh hùng lý tưởng của nhân dân Trung Quốc thời cổ đại.
– Ngoài ra, ta có thể kể đến Thủy hử như là trang sử ghi lại cuộc khởi nghĩa của nông dân dưới thời Bắc Tống. Trong đó, tư tưởng của Tống Giang như là ý thức tư tưởng của những lãnh tụ những cuộc khởi nghĩa nông dân thời phong kiến khi chưa có tư tưởng Marx – Lenin.
– Hành động cướp sổ sinh, trộm Bàn đào, đại náo Thiên cung,… của Tôn Ngộ Không là lý tưởng mưu cầu tự do, bình đẳng, dân chủ của nông dân trong xã hội phong kiến ngột ngạt.
– Còn Hồng lâu mộng như là sự báo hiệu cho vận mệnh của chế độ phong kiến suy tàn đương thời sắp đến thời kì sụp đổ.
Không phải đến thời đại nhà Minh, Thanh thì Trung Quốc mới có các bộ tiểu thuyết. Nhưng phải đến thời kỳ này, tiểu thuyết Trung Quốc thực sự ghi tạc dấu ấn khó phai trong lòng người dân khi chỉ tại Trung Hoa mà trên toàn thế giới. Hầu hết các tác phẩm tiểu thuyết thời kỳ này của Trung Quốc đều được khắp năm châu yêu thích, chuyển thể thành phim và tái khởi quay nhiều lần.
Nội dung liên quan
Sa Lan Đài