Sự tự nhận thức bản thân thực sự là gì?
Có phải sự tự nhận thức của con người là khi ta sẽ đưa ra những quyết định sáng suốt hơn, xây dựng những mối quan hệ bền vững hơn, và giao tiếp hiệu quả hơn, ta sẽ không hay nói dối, gian lận và ăn cắp, ta trở thành những người lao động tốt hơn và được thăng tiến nhiều hơn không?
tâm lý học
Theo cá nhân mình, sự tự nhận thức là khi mình bị cuộc đời " dồn vào góc tường "- bản năng tự vệ của cng sẽ nhận ra ngta đang ở trong sự cảnh báo mà ngta khó mà thoát ra nó nếu k có sự cố gắng của chính mình hay tự nhận ra xquanh môi trường sống - nó có thực sự ảnh hưởng đến sự đi lên của chính bạn hay k?"Người ấy" cần đc tâm sự - cần được giãi bày và thay vì ngta nói thẳng ra, hãy cố gắng để cho họ được tự tâm sự với chính mình vậy ( vd: có thể là chơi một trò chơi nói thật với đám bạn của mình- mng sẽ cố gắng đặt những câu hỏi cảm thấy như thế nào khi sống ở cs hiện tại - ngta sẽ cthay an tâm để tự giãi bày lòng mình ra mà k đắn đo, bởi vì đôi bên đều cần đc lắng nge và tôn trọng nhau ). Khi ngta tự nhận ra vấn đề của ngta, và ngta tự nói ra để ngta nghe thấy - họ sẽ nhớ lâu và hình thành cho bản thân sự nghiêm khắc - chỉnh đốn tinh thần và thời gian dành cho nó!
Nội dung liên quan
Diep Linh Tran
Đào Mai Hương
Trong vòng 50 năm qua, các nhà nghiên cứu đã sử dụng vô số định nghĩa về tự nhận thức bản thân. Ví dụ, một số người cho rằng đó là khả năng điều khiển thế giới nội tâm, trong khi những người khác định nghĩa là một trạng thái tạm thời của sự tự giác. Còn có một số người nữa thì nói đó là sự khác biệt giữa cách ta nhìn nhận bản thân và cách người khác nhìn nhận ta.
Vậy nên trước khi ta quan tâm đến cách cải thiện sự tự nhận thức bản thân, ta cần tổng hợp những kết luận từ nghiên cứu và tạo ra một định nghĩa toàn diện nhất.
Trong tất cả các nghiên cứu, có hai loại tự nhận thức bản thân liên tục xuất hiện. Cái đầu tiên tạm gọi là sự tự nhận thức bản thân từ bên trong, thể hiện mức độ ta nhìn thấy giá trị, đam mê, khát vọng, sự hòa nhập với môi trường sống, phản ứng (bao gồm những suy nghĩ, cảm xúc, hành vi, điểm mạnh, điểm yếu) của mình, và ảnh hưởng của mình lên người khác. Sự tự nhận thức bản thân từ bên trong có liên quan tới sự thỏa mãn cao hơn về công việc và các mối quan hệ, sự điều khiển bản thân và hoàn cảnh xã hội, thậm chí cả sự hạnh phúc; và nó liên quan một cách tiêu cực đến sự lo lắng, căng thẳng và trầm cảm.
Hạng mục thứ hai, sự tự nhận thức bản thân bên ngoài, nghĩa là hiểu được người khác nhìn nhận mình như thế nào, xét trên các yếu tố đã nêu. Những người hiểu được cách người khác nhìn nhận mình thường có khả năng thể hiện sự đồng cảm tốt hơn. Với các nhà lãnh đạo có thể đặt mình vào vị trí của nhân viên, nhân viên của họ sẽ có mối quan hệ tốt hơn với họ, và cảm thấy hài lòng với sếp của mình, cảm thấy người quản lý của mình làm việc có hiệu quả hơn về mặt bằng chung.
Rất dễ để suy đoán rằng nếu có một loại tự nhận thức cao thì loại kia cũng sẽ cao. Nhưng nghiên cứu chứng minh rằng hầu như không có mối quan hệ nào giữa hai loại này cả. Do đó, có thể phân chia thành 4 sự tự nhận thức:
- Người thấu hiểu bản thân (sự tự nhận thức bản thân từ bên trong cao nhưng bên ngoài thấp)Họ biết rõ bản thân mình là ai nhưng không nghi ngờ quan điểm của mình hay tìm kiếm những điểm yếu mà mình không thấy bằng cách nghe nhận xét từ người khác. Điều này có thể gây tổn hại các mối quan hệ của họ và hạn chế sự thành công.
- Người đi làm hài lòng (sự tự nhận thức bản thân từ bên trong thấp nhưng bên ngoài cao)Họ có thể rất tập trung vào việc thể hiện bản thân một cách nhất định trước mặt mọi người, nhưng lại quên đi cái gì mới thực sự quan trọng với mình. Qua thời gian, họ thường đưa ra những lựa chọn không phục vụ cho thành công và hạnh phúc của bản thân.
- Người tự giác hoàn toàn (sự tự nhận thức bản thân từ bên trong và bên ngoài đều cao)Họ biết mình là ai, mình muốn đạt được gì và tìm kiếm điều đó, họ biết cân nhắc ý kiến của những người xung quanh. Đây là khi người lãnh đạo bắt đầu hiểu một cách đầy đủ về những lợi ích thực sự của sự tự nhận thức bản thân.
- Người luôn đi tìm kiếm (sự tự nhận thức bản thân từ bên trong và bên ngoài đều thấp)Họ chưa biết rõ mình là ai, mình đại diện cho cái gì, hay những người khác nhìn nhận họ ra sao. Chính vì thế họ có thể cảm thấy bế tắc hoặc chán nản với sự thể hiện của mình và các mối quan hệ.
Khuynh Dao
Theo quan điểm của mình sự tự nhận thức bản thân chính là nhận thức được chúng ta là ai và chúng ta là gì trong xã hội?Và ừ những nhận thức đó mà bản thân chúng ta hiểu rõ hơn về mọi thứ !