Sự trỗi dậy, thịnh vượng và náo loạn của bầy đàn Đà điểu
Có lẽ đây là cuộc chiến duy nhất trên thế giới mà các bên tham chiến không phải là con người.
Vào năm 1932, số lượng đà điều sa mạc Australia tăng tới mức mà con người không thể kiểm soát. Khoảng 20.000 con đà điểu tung hoành trong sa mạc khổng lồ của Australia và phá hoại mùa màng. Để hạn chế thiệt hại, quân đội Australia phái một lực lượng tới sa mạc để diệt chúng bằng súng máy. Thậm chí họ còn tuyên chiến chính thức với chúng. Tới giữa tháng 11/1932, quân đội cho phép binh sĩ giết mọi con đà điểu mà họ thấy.
Tuy nhiên, binh sĩ đối mặt với tình cảnh khá nan giải. Những con đà điểu khỏe đến nỗi ngay cả khi hàng loạt viên đạn súng máy găm vào cơ thể, chúng vẫn phóng rất nhanh và chạy thoát. Chiến tranh Đà điểu diễn ra trong gần một tuần. Sau đó, viên sĩ quan chỉ huy lực lượng thanh trừng đà điểu quyết định ngừng chiến dịch vì binh sĩ của ông chỉ diệt một phần nhỏ quần thể đà điểu ở sa mạc.