Sự tiếp xúc văn hóa của Việt Nam với phương Tây thế kỉ XVI và thời nhà Nguyễn là như thế nào?
kiến thức chung
• Thế kỉ XVI:
Đạo Thiên Chúa bắt đầu được truyền bá, chữ Quốc Ngữ xuất hiện mới đầu chưa được phổ biến.
- Khoa học kỹ thuật: Việt Nam bắt đầu biết đúc súng đại bác theo kiểu phương Tây, đóng thuyền chiến, xây thành lũy.
- Nghệ thuật: vẫn lưu giữ những nét dân gian nhưng đã có sự pha trộn với nghệ thuật phương Tây, bắt đầu có những trạm chổ, điêu khắc có hình khối trên trần nhà hay vẽ tranh đã xuất hiện những hình bóng của con người, đúc tượng.
• Nguyên nhân của việc bắt đầu tiếp xúc thu nhận các nét văn hóa phương Tây:
- Ở châu Âu, sau các cuộc phát kiến địa lý của thế kỷ XV, sự phát triển của chủ nghĩa tư bản hết sức mạnh mẽ về kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội đã nổi lên phong trào văn hóa phục hưng, nó như một cuộc cách mạng tinh thần, hướng tới chủ nghĩa nhân đạo, cách mạng khoa học. Và phong trào quan trọng nữa là phong trào cải cách tôn giáo và canh tân giáo hội, nhằm khẳng định vị trí của Thiên chúa giáo so với Hồi giáo, và mở rộng ảnh hưởng của Thiên chúa giáo ra bên ngoài (không chỉ bó hẹp ở châu Âu).
Việt Nam cũng nằm trong sự chuyển biến chung của khu vực Đông Nam Á, xã hội truyền thống với tư tưởng “trọng nông ức thương” nên nền kinh tế khép kín mang nặng tính tự cung tự cấp trong suốt hàng chục thế kỷ. Tuy nhiên, trong thời lỳ này,Việt Nam đã trở thành cửa ngõ giao thương của các luồng hàng từ châu Âu sang châu Á; từ Trung Quốc, Nhật Bản đến các nước Đông Nam Á.
Thời kì chế độ thực dân phương Tây phát triển, lấn dần xâm chiếm các nước châu Á. Và Việt Nam cũng không là ngoại lệ.
• Giai đoạn Vua Lê chúa Trịnh – Nguyễn ( Đàng Ngoài- Đàng Trong)
Trịnh Kiểm ít giao lưu buôn bán với phương Tây:
- Đàng ngoài giáp với Trung Quốc, chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc nhiều và cũng giao lưu buôn bán nhiều với Trung Quốc
Chúa Nguyễn cụ thể là Nguyễn Hoàng thì cho giao lưu buôn bán với thuyền buôn phương tây với lí do:
- Từ vùng Thuận hóa trở vào, là vùng khó trồng trọt do khí hậu, đời sống nhân dân đói khổ vì thế nên phát triển buôn bán nhiều. Phía Tây thì giao thông khó khăn vì địa hình núi hiểm trở, không buôn bán với đàng Ngoài (phía Bắc), vì thế chỉ còn lựa chọn buôn bán ở phía Đông và Nam giáp biển Đông. Ông đã cho thực hiện chính sách không thu tô thuế, mở cửa cảng buôn bán họp chợ đông đúc.
Sang thế hệ thứ hai của cả hai Đàng thì việc buôn bán, du nhập hay hoạt động truyền đạo của phương Tây đã được thực hiện nhiều hơn ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài.
Người Bồ Đào Nhà đã thực hiện buôn bán đầu tiên với Việt Nam, cũng đã mở được phường hội buôn bán ở Hội An và Huế. Và Bồ ĐÀo Nha dần mất đi ảnh hưởng khi người Hà Lan vào buôn bán và thành lập các thương điếm ở Hội An, Phố Hiến, Thăng Long- Kẻ chợ ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài. Rồi các công ty Đông Ấn của Pháp cũng muốn chen chúc vào Việt Nam, họ muốn được giống như người Hà Lan, họ bắt đầu với Đàng Ngoài nhưng thủ tục tiếp kiến chúa Trịnh quá rườm rà và chúc Trịnh lúc này đang bận chiến tranh với Đàng Trong nên người Pháp họ 3 lần đều không tiếp kiến được chúa Trịnh để trao đổi việc thực hiện buôn bán và truyền đạo. Họ chuyển mục tiêu vào Đàng Trong thì chúa Nguyễn rất vui vẻ, cởi mở tiếp nhận thương nhân nước ngoài, chúa Nguyễn cho truyền đạo và buôn bán thành các khu chợ nổi lớn.
Cũng chính từ công cuộc truyền giáo, các giáo sĩ phải tiến hành học tiếng địa phương, phiên âm và truyền giảng tiếng địa phương, đó là lý do để giáo sĩ Alexandre de Rhodes – một giáo sĩ người Pháp, hoạt động truyền giáo dưới danh nghĩa là giáo phận của Bồ Đào Nha đã dần hoàn thiện cuốn từ điển Việt-Bồ-La để dễ dàng trong việc truyền đạo, về sau, người Việt Nam từ nền tảng đó làm chữ Quốc Ngữ hoàn thiện như ngày hôm nay.
Đến cuối thế kỷ XVIII, việc “cấm đạo” càng diễn ra gay gắt ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài, cùng với sự rút lui của thương nhân Pháp nên việc thâm nhập của người Pháp đối với Đại Việt giai đoạn này chỉ mang tính chất tạm thời, không hiệu quả như dưới thời của giáo sĩ Alexandre de Rhodes.
Bước sang đầu thế kỷ XIX, việc thâm nhập truyền giáo của Pháp được đánh giá trên vai trò của Bá Đa Lộc mặc dù việc liên hệ giữa giáo sĩ này với Nguyễn Ánh đã diễn ra ngay từ những năm cuối của thế kỷ XVIII, đến đầu thế kỷ XIX, việc can thiệp ngày càng sâu của giáo sĩ này với Nguyễn Ánh, sau này là giám mục Adran. Một điều phải thừa nhận rằng là các giáo sĩ đã một phần mang khoa học kỹ thuật phương Tây đến Việt Nam như việc xây dựng kinh thành Huế với lối kiến trúc Vauban của Pháp, xưởng đúc tiền, các chiến hào quân sự và cách đúc súng đồng, mà ngày nay ta có Cửu vị thần công ở Huế, các tàu chiến, súng và kỹ thuật quân sự của Pháp
Thời Nhà Nguyễn thì các vua Nguyễn lo sợ sự thăm dò của thực dân qua hoạt động truyền bá Công giáo và buôn bán nên đã ra các điều luật cấm nghiêm khắc.
Nhà Nguyễn đã du nhập được phương thức đón nguyên thủ các nước phương tây bằng việc bắn 21 phát đại bác. Thời Nguyễn lo sợ sự xâm lăng của thực dân Pháp nên khi Pháp cử sứ thần sang thì nếu sứ thần không mang theo quốc thư thì sẽ không được nhà vua tiếp đón, và nhà vua sẽ cử đại diện tiếp đón. Tùy vào độ quan trọng mà sẽ bắn 21 phát đại bác hay không bắn hoặc bắn ít hơn. Việc bắn đại bác thể hiện sự tôn trọng và có ý thiện chí hợp tác hòa bình với đối phương. Điều này đã được nhà Nguyễn thể hiện khôn khéo trong sự đón tiếp, nhưng nhà Nguyễn lại không linh hoạt như những triều đại trước vì đã cấm quá khắt khe với Công giáo. Đây là nguyên cớ dẫn đến bùng nổ phát súng đầu tiên tại bán đảo Sơn Trà và việc thực dân hóa xâm lăng Đại Việt. Tư tưởng lạc hậu quá khép mình, bảo thủ của nhà Nguyễn không chịu cải cách nên đã để bị mất nước.
Nội dung liên quan
Nga Văn Phương