Sự tích cực độc hại là gì?
tâm lý học
"Sự tích cực độc hại (toxic positivity) là niềm tin rằng cho dù tình huống có khó khăn hay khắc nghiệt thế nào, người ta cũng nên duy trì một thái độ tích cực và gạt bỏ đi những cảm xúc khác. Cuộc sống sẽ dễ dàng hơn khi chúng ta luôn giữ cho mình một tâm thế lạc quan và nhìn nhận những khía cạnh tích cực của vấn đề, tuy nhiên, nếu luôn tỏ ra vui vẻ và tích cực trong khi bên trong chúng ta lại không có cảm giác như vậy, đó là lúc ta đang lâm vào tình trạng “tích cực độc hại”.
Chối bỏ hay lơ đi cảm xúc của mình không phải là cách hay. Chúng ta nên đối mặt và chấp nhận cảm xúc của mình, dù chỉ là những cảm xúc nhỏ nhặt nhất. Có lúc vui thì cũng phải có lúc buồn, đó mới là cuộc sống. Cái quan trọng là cách ta vượt qua. Cứ gồng mình lên, tự thôi miên mình rằng mọi thứ đang ổn trong khi sự thật không phải thế. Đó chính là tích cực độc hại.
Doyles
"Sự tích cực độc hại (toxic positivity) là niềm tin rằng cho dù tình huống có khó khăn hay khắc nghiệt thế nào, người ta cũng nên duy trì một thái độ tích cực và gạt bỏ đi những cảm xúc khác. Cuộc sống sẽ dễ dàng hơn khi chúng ta luôn giữ cho mình một tâm thế lạc quan và nhìn nhận những khía cạnh tích cực của vấn đề, tuy nhiên, nếu luôn tỏ ra vui vẻ và tích cực trong khi bên trong chúng ta lại không có cảm giác như vậy, đó là lúc ta đang lâm vào tình trạng “tích cực độc hại”.
Chối bỏ hay lơ đi cảm xúc của mình không phải là cách hay. Chúng ta nên đối mặt và chấp nhận cảm xúc của mình, dù chỉ là những cảm xúc nhỏ nhặt nhất. Có lúc vui thì cũng phải có lúc buồn, đó mới là cuộc sống. Cái quan trọng là cách ta vượt qua. Cứ gồng mình lên, tự thôi miên mình rằng mọi thứ đang ổn trong khi sự thật không phải thế. Đó chính là tích cực độc hại.
Sự tích cực độc hại: Ảnh hưởng và cách phòng tránh | ELLE
www.elle.vn
Phạm Thảo Ngọc
Sự tích cực độc hại (toxic positivity) là niềm tin rằng cho dù tình huống có khó khăn hay khắc nghiệt thế nào, người ta cũng nên duy trì một thái độ tích cực và gạt bỏ đi những cảm xúc khác
Theo Stephanie Preston - giáo sư tâm lý học tại đại học Michigan: "Tích cực độc hại là khi con người lạm dụng hoặc bắt ép những cảm giác tích cực, sự lạc quan đè nén đi những lo lắng, sự buồn bã của họ. Ai cũng có thể trải nghiệm hiện tượng này, từ người hướng ngoại cố giữ tinh thần vui vẻ của mình, hay một người trầm tính tự nói với bản thân cho tới cách mọi người an ủi nhau để vượt qua khó khăn. Dù đối tượng là ai, trong bất cứ tình huống nào, sự tích cực này cũng đem lại kết quả trái ngược"
Biểu hiện
- Che giấu cảm xúc thật.
- Cố gắng chịu đựng những điều mình không thích bằng cách gạt bỏ cảm xúc khó chịu của bản thân.
- Chối bỏ trải nghiệm tiêu cực của người khác bằng những câu nói tích cực.
- Cố gắng đưa ra quan điểm thay vì thấu hiểu cảm xúc của người khác.
- Hạ thấp người khác khi họ có những cảm xúc không tích cực.
- Loại bỏ những điều phiền muộn với suy nghĩ "Mọi thứ vốn dĩ là như vậy!". Cảm thấy tội lỗi vì cảm xúc tiêu cực (giận dữ, xấu hổ, thất vọng,...) của bản thân.
Mình từng là người tích cực độc hại. Mình sợ tiêu cực, sợ bản thân phải đối mặt với thương tổn tinh thần. Vì thế mình bắt ép, gò bó bản thân phải cười, phải tự tin và lạc quan với tất thảy mọi việc. Thời gian đầu mình cảm thấy rất tốt, rằng bản thân đã kiểm soát được cảm xúc. Nhưng thực chất không phải vậy, mình đang tích tụ đau đớn và tiêu cực, mình khống chế và không để nó vụt thoát ra ngoài. Có thời điểm mình không thể khóc, mọi người xung quanh nghĩ mình lạnh lùng thậm chí vô cảm. Dần dần mình hiểu rằng mình đang gián tiếp làm tổn thương mình, đang không biết yêu thương chính mình.
Lời khuyên gửi đến những người đang đối mặt vơi tình trạng này:
- Lắng nghe tiếng nói thật sự từ nội tâm
- Thả lỏng cảm xúc sau đó mới dần lấy lạc sự cân bằng và vươn tới chấp nhận, lạc quan.