Sự tích Cao Nguyên Langbiang kể về mối tình của đôi tình nhân nào?

  1. Tình yêu

Từ khóa: 

tinh hoa việt nam

,

tình yêu

Đó là chàng Lang và nàng Biang.

Truyền thuyết vẫn tương truyền rằng:

Ngày xưa, tại vùng La Ngư Thượng (tức Đà Lạt bây giờ) đất đai rất màu mỡ, khí hậu mát mẻ quanh năm. Nơi đây có nhiều bộ tộc sinh sống, trong đó hai bộ tộc mạnh nhất là Lạch và Srê. Tộc Lạch có một tù trưởng đẹp trai, hùng tráng với một sức mạnh phi thường, có thể hạ gục hàng ngàn con thú dữ. Chàng tên là Lang. Ở bộ tộc Srê lại có một người con gái vô cùng xinh đẹp, đến nỗi nhan sắc của nàng làm núi rừng phải nghiêng ngả, thú dữ phải bỏ chạy. Vì sắc đẹp tuyệt trần đó, nên trong rừng có hai con rắn hồ tinh đem lòng ghen ghét và tìm mọi cách hãm hại nàng.

Một hôm, nàng vào rừng hái quả thì bọn chúng bất ngờ tấn công. Ngay lúc ấy, chàng Lang đi săn, thấy người gặp nạn liền chạy đến cứu, giết chết bọn yêu quái và giải thoát cho nàng. Cảm thương trước tấm lòng hào hiệp của chàng trai trẻ, nàng cho biết tên là Biang. Từ đó, chàng Lang và nàng Biang đem lòng yêu nhau. Tình yêu của họ nảy nở như hoa rừng, dịu thơm thoảng những miền đồi núi.
Nhưng tình yêu đẹp đẽ và đắm say ấy lại chẳng thể bình yên và viên mãn như người ta vẫn tưởng. Tin hai người yêu nhau nhanh chóng được lan truyền và đến tai Bạp (cha) của Bian. Ông không thể chấp nhận mối tình của con gái với chàng Lang, mặc dù Biang khóc lóc, van xin rất thảm thiết. Nhưng ông vẫn kiên quyết, vì trước đây người Lạch và Srê có thù oán với nhau, nên con gái Srê không được bắt chồng người Lạch. Giàng (Trời) đã ghi trong luật tục, ông Bạp không có quyền thay đổi. Biang tuyệt vọng cho mối tình với chàng Lang, vì thế nàng kiên quyết không bắt ai làm chồng và thề rằng sẽ trọn đời mang trong mình chiếc vòng cầu hôn của Lang.

Ngày hôm sau, vì quá nhớ thương Lang, Biang vượt qua nhiều cánh rừng để tìm gặp chàng và báo tin cho chàng biết. Họ đau khổ khôn cùng. Biang khóc, nước mắt nàng hòa vào con thác, khiến nó gầm rú suốt ngày đêm như khóc than cho mối tình tuyệt vọng của hai người. Lang và Biang ngồi suốt ngày này qua ngày khác, mặc cho nắng gió sương đêm. Họ nguyện bên nhau đến khi trút hơi thở cuối cùng. Một ngày kia, cả hai hóa thành tượng. Tình yêu của họ vì thế mà cũng trở nên bất tử.
Tuy nhiên vì là huyền thoại nên mọi người vẫn truyền tai nhau về một diễn biến khác của câu chuyện. Theo đó, vì lời nguyền giữa hai tộc người Lạch và Srê đã khiến họ phải bứt mình ra khỏi lễ giáo khe khắt, rời bỏ làng quê lên miền núi sinh sống. Bình yên cố gắng vun đắp chẳng mấy lại rời đi khi nàng Biang bị bệnh và chàng Lang trở về để đi tìm người giúp.
Mối tình trở nên ai oán hơn khi nàng Biang chết để đỡ mũi tên độc từ người làng nhắm vào người mình yêu thương. Trước nỗi mất mát to lớn khôn cùng, Lang đã đau đớn và khóc ròng rã đến nỗi trút hơn thở cuối cùng, nước mắt chàng chảy thành sông. Nỗi tuyệt vọng và cái chết của hai người là minh chứng về một tình yêu đẹp đẽ, éo le đã khiến cha nàng Biang hối hận vô cùng. Ông đã đứng ra thống nhất các tộc người lại thành dân tộc K’Ho và xóa bỏ lời nguyền để trai gái yêu nhau không phải khổ ải vì nhau tới chết.

Mộ của Lang và Biang dược đặt trên hai ngọn núi, đó chính là núi Ông và núi Bà ngày nay. Người ta cũng lấy tên của hai người ghép thành tên chung cho vùng cao nguyên ấy, chính là Langbiang mà chúng ta vẫn thường gọi nhắc. Hiện nay trên đỉnh khu du lịch Langbiang vẫn còn pho tượng của chàng Lang và nàng Biang để gợi nhắc mọi người nhớ về câu chuyện tình Langbiang. Phải chăng cũng chính bởi thế mà người ta thường ca tụng Đà Lạt là thành phố của tình yêu và Langbiang thì chính là nơi mà những yêu thương dạt dào nhất.

nguồn: 

Trả lời

Đó là chàng Lang và nàng Biang.

Truyền thuyết vẫn tương truyền rằng:

Ngày xưa, tại vùng La Ngư Thượng (tức Đà Lạt bây giờ) đất đai rất màu mỡ, khí hậu mát mẻ quanh năm. Nơi đây có nhiều bộ tộc sinh sống, trong đó hai bộ tộc mạnh nhất là Lạch và Srê. Tộc Lạch có một tù trưởng đẹp trai, hùng tráng với một sức mạnh phi thường, có thể hạ gục hàng ngàn con thú dữ. Chàng tên là Lang. Ở bộ tộc Srê lại có một người con gái vô cùng xinh đẹp, đến nỗi nhan sắc của nàng làm núi rừng phải nghiêng ngả, thú dữ phải bỏ chạy. Vì sắc đẹp tuyệt trần đó, nên trong rừng có hai con rắn hồ tinh đem lòng ghen ghét và tìm mọi cách hãm hại nàng.

Một hôm, nàng vào rừng hái quả thì bọn chúng bất ngờ tấn công. Ngay lúc ấy, chàng Lang đi săn, thấy người gặp nạn liền chạy đến cứu, giết chết bọn yêu quái và giải thoát cho nàng. Cảm thương trước tấm lòng hào hiệp của chàng trai trẻ, nàng cho biết tên là Biang. Từ đó, chàng Lang và nàng Biang đem lòng yêu nhau. Tình yêu của họ nảy nở như hoa rừng, dịu thơm thoảng những miền đồi núi.
Nhưng tình yêu đẹp đẽ và đắm say ấy lại chẳng thể bình yên và viên mãn như người ta vẫn tưởng. Tin hai người yêu nhau nhanh chóng được lan truyền và đến tai Bạp (cha) của Bian. Ông không thể chấp nhận mối tình của con gái với chàng Lang, mặc dù Biang khóc lóc, van xin rất thảm thiết. Nhưng ông vẫn kiên quyết, vì trước đây người Lạch và Srê có thù oán với nhau, nên con gái Srê không được bắt chồng người Lạch. Giàng (Trời) đã ghi trong luật tục, ông Bạp không có quyền thay đổi. Biang tuyệt vọng cho mối tình với chàng Lang, vì thế nàng kiên quyết không bắt ai làm chồng và thề rằng sẽ trọn đời mang trong mình chiếc vòng cầu hôn của Lang.

Ngày hôm sau, vì quá nhớ thương Lang, Biang vượt qua nhiều cánh rừng để tìm gặp chàng và báo tin cho chàng biết. Họ đau khổ khôn cùng. Biang khóc, nước mắt nàng hòa vào con thác, khiến nó gầm rú suốt ngày đêm như khóc than cho mối tình tuyệt vọng của hai người. Lang và Biang ngồi suốt ngày này qua ngày khác, mặc cho nắng gió sương đêm. Họ nguyện bên nhau đến khi trút hơi thở cuối cùng. Một ngày kia, cả hai hóa thành tượng. Tình yêu của họ vì thế mà cũng trở nên bất tử.
Tuy nhiên vì là huyền thoại nên mọi người vẫn truyền tai nhau về một diễn biến khác của câu chuyện. Theo đó, vì lời nguyền giữa hai tộc người Lạch và Srê đã khiến họ phải bứt mình ra khỏi lễ giáo khe khắt, rời bỏ làng quê lên miền núi sinh sống. Bình yên cố gắng vun đắp chẳng mấy lại rời đi khi nàng Biang bị bệnh và chàng Lang trở về để đi tìm người giúp.
Mối tình trở nên ai oán hơn khi nàng Biang chết để đỡ mũi tên độc từ người làng nhắm vào người mình yêu thương. Trước nỗi mất mát to lớn khôn cùng, Lang đã đau đớn và khóc ròng rã đến nỗi trút hơn thở cuối cùng, nước mắt chàng chảy thành sông. Nỗi tuyệt vọng và cái chết của hai người là minh chứng về một tình yêu đẹp đẽ, éo le đã khiến cha nàng Biang hối hận vô cùng. Ông đã đứng ra thống nhất các tộc người lại thành dân tộc K’Ho và xóa bỏ lời nguyền để trai gái yêu nhau không phải khổ ải vì nhau tới chết.

Mộ của Lang và Biang dược đặt trên hai ngọn núi, đó chính là núi Ông và núi Bà ngày nay. Người ta cũng lấy tên của hai người ghép thành tên chung cho vùng cao nguyên ấy, chính là Langbiang mà chúng ta vẫn thường gọi nhắc. Hiện nay trên đỉnh khu du lịch Langbiang vẫn còn pho tượng của chàng Lang và nàng Biang để gợi nhắc mọi người nhớ về câu chuyện tình Langbiang. Phải chăng cũng chính bởi thế mà người ta thường ca tụng Đà Lạt là thành phố của tình yêu và Langbiang thì chính là nơi mà những yêu thương dạt dào nhất.

nguồn: