Sử thi "Đẻ đất đẻ nước" là của dân tộc nào?
tinh hoa việt nam
,văn hóa
Tổng tập Văn học Việt Nam (Trọn bộ 42 tập) của Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, NXB Khoa học Xã hội năm 2000, tập 41 có giới thiệu về bộ sử thi này. Đây là bộ sử thi của dân tộc Mường, tiếng Mường gọi là Te tấc te đác.
Theo quan niệm của dân tộc Mường, khi có một thành viên nào đó chết phải xa rời cộng đồng để "lên Mường Trời", thì ông mo sẽ dùng lời mo hướng dẫn hồn đi đến xứ tổ tiên. Lúc hướng dẫn hồn đi trên cõi đất thì ông đọc Mo Tiêu (tức tác phẩm Đẻ đất đẻ nước). Lúc hướng dẫn hồn đi trên cõi trời, ông đọc Mo Vải, tức những lời mo giúp đưa hồn người chết đi lên cõi trời.
Nội dung bản Mo Tiêu (hay mo kể chuyện), cũng chính là phần diễn xướng sử thi Đẻ đất đẻ nước, giới thiệu quá khứ dân tộc người Mường từ khi chưa có đất, chưa có nước, cho đến khi hình thành dân tộc, hình thành bộ máy Nhà nước. Đẻ đất đẻ nước tuy chưa điêu luyện như các sử thi Ấn Độ hay Hy-La nhưng cũng là một tác phẩm có tầm cỡ...
Ngày xưa, ngày ấy
Dưới đất, chưa có đất
Trên trời, chưa có trời
Trên trời chưa có ngôi sao đỏ đỏ
Dưới đất chưa có ngọn cỏ xanh xanh...
Nguyễn Ánh Nguyệt
Tổng tập Văn học Việt Nam (Trọn bộ 42 tập) của Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, NXB Khoa học Xã hội năm 2000, tập 41 có giới thiệu về bộ sử thi này. Đây là bộ sử thi của dân tộc Mường, tiếng Mường gọi là Te tấc te đác.
Theo quan niệm của dân tộc Mường, khi có một thành viên nào đó chết phải xa rời cộng đồng để "lên Mường Trời", thì ông mo sẽ dùng lời mo hướng dẫn hồn đi đến xứ tổ tiên. Lúc hướng dẫn hồn đi trên cõi đất thì ông đọc Mo Tiêu (tức tác phẩm Đẻ đất đẻ nước). Lúc hướng dẫn hồn đi trên cõi trời, ông đọc Mo Vải, tức những lời mo giúp đưa hồn người chết đi lên cõi trời.
Nội dung bản Mo Tiêu (hay mo kể chuyện), cũng chính là phần diễn xướng sử thi Đẻ đất đẻ nước, giới thiệu quá khứ dân tộc người Mường từ khi chưa có đất, chưa có nước, cho đến khi hình thành dân tộc, hình thành bộ máy Nhà nước. Đẻ đất đẻ nước tuy chưa điêu luyện như các sử thi Ấn Độ hay Hy-La nhưng cũng là một tác phẩm có tầm cỡ...
Ngày xưa, ngày ấy
Dưới đất, chưa có đất
Trên trời, chưa có trời
Trên trời chưa có ngôi sao đỏ đỏ
Dưới đất chưa có ngọn cỏ xanh xanh...
Hue Nguyen
Đẻ đất đẻ nước là bộ sử thi thần thoại lớn, nơi hội tụ hệ thống những câu chuyện thần thoại về sự hình thành trời đất của người Mường. Tác phẩm kết tụ đặc điểm của hai thể loại văn học dân gian: thần thoại và sử thi dân gian. Sử thi Đẻ đất đẻ nước được kể bằng văn vần về sự hình thành của thế giới, từ khi trái đất chưa có sự sống đến lúc bản Mường ổn định. Sử thi Đẻ đất đẻ nước được thầy mo diễn xướng trong các lễ tang, một nghi lễ bắt buộc của người Mường. Trước khi người mất rời khỏi cõi trần về với thế giới của tổ tiên được thầy mo kể cho nghe về lai lịch của cha ông, tổ tiên, người Mường sinh ra như thế nào, phong tục tập quán ra sao.
Sử thi “Đẻ đất đẻ nước” được coi là bộ bách khoa toàn thư về phong tục của người Mường, ở đó lịch sử của người Mường được tái hiện qua trí tưởng tượng trong trẻo, hồn nhiên, khoáng đạt đến kì lạ của con người.
Nguồn: vovworld.vn