Sự thật về tính tương đối và bài học "Hãy bớt so sánh đi"

  1. Phong cách sống

Tính tương đối khá dễ hiểu. Nhưng có một khía cạnh của tính tương đối cũng khá phổ biến: Chúng ta không chỉ có xu hướng so sánh mọi thứ với nhau mà còn tập trung vào so sánh những thứ có thể dễ dàng so sánh và luôn tránh so sánh những thứ không dễ so sánh. Điều này nghe có vẻ rắc rối phải không? Đúng. Nó rắc rối hơn nhiều so với bạn tưởng tượng đấy. Tuy nhiên, nếu tìm hiểu thêm về tính tương đối, bạn sẽ thấy rằng nếu ứng dụng được khái niệm này trong cuộc sống của mình, bạn sẽ dễ dàng kiểm soát cuộc sống của bạn hơn. Nói cách khác, bạn sẽ có được một cuộc sống balance hơn nếu học được cách kiểm soát được các suy nghĩ liên quan tới tính tương đối trong cuộc sống của bạn. Xa hơn, bạn hoàn toàn có thể ứng dụng được khái niệm này trong các hoạt động kinh doanh nói chung và trong các chiến lược marketing nói riêng.

https://cdn.noron.vn/2021/04/04/594012631711824960-1617548891_1024.jpg

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng mối liên hệ giữa mức lương và hạnh phúc không gắn kết chặt chẽ như chúng ta nghĩ. Các quốc gia có những người “hạnh phúc nhất” lại không nằm trong số những quốc gia có thu nhập bình quân trên đầu người cao nhất. Tuy nhiên, chúng ta luôn phấn đấu để đạt mức lương cao hơn, phần lớn là do tâm lý đố kỵ. Theo nhận định của H. L. Mencken, một nhà báo, nhà văn châm biếm, nhà phê bình xã hội và là nhà tư tưởng tự do, thì sự hài lòng của một người đàn ông với mức lương của anh ta phụ thuộc vào việc anh ta có kiếm được nhiều tiền hơn so với em rể của mình hay không. Đây là một kiểu so sánh khá tiêu biểu.

Việc trả lương quá cáo cho các CEO đã có tác động tiêu cực đối với xã hội. Sự bất bình về chế độ lương thưởng không làm cho các CEO phải hổ thẹn, thậm chí, họ đòi hỏi nhiều hơn. Bài báo In the Web World (Trong thế giới mạng) của tờ New York Times đã viết: “Người giàu đang ghen tỵ với những người siêu giàu”.

Trong câu chuyện khác, một bác sĩ tốt nghiệp Đại học Harvard mơ ước một ngày nào đó sẽ nhận được giải Nobel trong lĩnh vực nghiên cứu bệnh ung thư. Nhưng vài năm sau, anh ta thấy bạn bè mình làm trong lĩnh vực tư vấn đầu tư y tế cho các công ty ở Phố Wall kiếm được rất nhiều tiền. Anh ta quyết định rẽ sang một con đường khác – con đường Phố Wall. Cho đến khi dự buổi họp lớp lần thứ 20, anh ta đã kiếm được gấp 10 lần so với bạn bè cùng làm trong lĩnh vực y tế. Vì muốn có mức lương của một nhân viên phố Wall, vì cơ hội để chấm dứt cảm giác “nghèo”, anh ta đã từ bỏ ước mơ lớn nhất của đời mình là giành được giải Nobel. Bạn có băn khoăn là chúng ta đang thiếu trầm trọng về bác sĩ gia đình – những người có thu nhập bình quân 160.000 đô-la một năm hay không?

Chúng ta có thể làm gì với những vấn đề có tính tương đối này?

Tin vui là đôi khi chúng ta có thể kiểm soát những “vòng tròn” xung quanh mình bằng cách tiếp cận các vòng tròn nhỏ hơn, từ đó chúng ta sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn. Nếu bạn đang ở một buổi họp lớp và có một kẻ – “vòng tròn lớn” – đang ba hoa về khoản lương kếch xù của mình, thì hãy tránh người này và đi đến nói chuyện với một ai khác. Nếu bạn đang tính chuyện mua nhà, hãy chỉ cân nhắc một số ngôi nhà nhất định. Hoặc nếu bạn đang tính mua một chiếc ô tô mới, hãy chỉ tập trung vào những loại xe nằm trong khả năng tài chính của mình,...

Chúng ta cũng có thể thay đổi tiêu điểm của mình từ hẹp sang rộng. Có thể minh họa bằng ví dụ của hai nhà nghiên cứu lỗi lạc, Amos Tversky và Daniel Kahneman. Giả sử, ngày hôm nay bạn có hai việc cần phải làm là mua một cây bút mới và mua một bộ com-lê để đi làm. Tại cửa hàng văn phòng phẩm, bạn tìm thấy một chiếc bút rất đẹp với giá 25 đô-la. Nhưng khi chuẩn bị mua thì bạn nhớ ra rằng chiếc bút này chỉ có giá 18 đô-la ở một cửa hàng cách đó khoảng 15 phút đi bộ. Bạn sẽ làm gì? Hầu hết mọi người khi gặp tình huống khó xử này đều quyết định đi bộ để tiết kiệm 7 đô-la.

Đối với việc thứ hai: mua một bộ com-lê. Bạn tìm thấy một bộ com-lê sọc nhỏ màu xám rất sang trọng với giá 455 đô-la và quyết định mua nó. Nhưng ngay lúc ấy, một khách hàng khác mách bạn rằng cũng bộ com-lê như vậy giá chỉ có 448 đô-la ở một cửa hàng khác cách 15 phút đi bộ. Bạn có chọn đi bộ 15 phút để tiết kiệm 7 đô-la không? Trong trường hợp này hầu hết mọi người đều quyết định sẽ không đi.

Vậy điều gì đang diễn ra? Đây chính là vấn đề của tính tương đối. Chúng ta xem xét quyết định của mình trong mối tương quan và sự so sánh với một phương án khác. Chúng ta so sánh lợi thế tương đối của một chiếc bút rẻ với một chiếc bút đắt, và sự tương phản giữa chúng dẫn đến một điều hiển nhiên là chúng ta bỏ thêm thời gian để tiết kiệm 7 đô-la. Trong khi đó, lợi thế tương đối của bộ com-lê rẻ so với bộ com-lê đắt hơn là rất nhỏ, vì vậy chúng ta chấp nhận chi thêm 7 đô-la để mua bộ com-lê đó.

Đây cũng là lý do tại sao một người có thể dễ dàng thêm 200 đô-la tiền boa vào hóa đơn thanh toán sau khi ăn món soup giá 5.000 đô-la, nhưng lại tận dụng phiếu giảm giá để tiết kiệm 25 xu cho một hộp cháo giá 1 đô-la. Tương tự, khi mua một chiếc xe ô tô mới giá 25.000 đô-la, chúng ta không ngần ngại chi 3.000 đô-la để nâng cấp những chiếc ghế da, nhưng lại băn khoăn khi chi khoản tiền ấy để mua một chiếc ghế sofa da mới (mặc dù nhu cầu sử dụng chiếc ghế sofa da ở nhà nhiều hơn chiếc ghế sofa trên ô tô). Liệu có tốt hơn không nếu chúng ta dùng 3.000 đô-la đó để mua sách, quần áo hay đi du lịch? 

Bạn có điều khiển được điều này không? Có rất nhiều người thành công có thể làm được điều đó. Dưới đây là một ví dụ.

Đó là James Hong, người đồng sáng lập của trang web kết bạn Hotornot.com. James kiếm được rất nhiều tiền nhưng bạn bè của anh còn kiếm được nhiều hơn. Một người bạn tốt của James, người sáng lập công ty Paypal, có trong tay hàng chục triệu đô-la. Nhưng Hong biết cách làm cho vòng tròn so sánh của mình nhỏ đi. Anh bắt đầu bằng cách bán chiếc Porsche Boxster của mình và mua một chiếc Toyota Prius.

Anh tâm sự với tờ New York Times: “Tôi không muốn sống cuộc sống của một chiếc Boxster, vì khi có một chiếc Boxster rồi, bạn sẽ lại ước ao có một chiếc 911 và bạn biết rằng những người có xe 911 ước gì không? Họ ước có một chiếc Ferrari”.

Đây là một bài học cho chúng ta: Càng có nhiều thứ, chúng ta càng muốn có thêm nhiều hơn nữa. Và liều thuốc đặc trị duy nhất đó là hãy phá vỡ sự so sánh.

Từ khóa: 

so sánh

,

tương đối

,

phong cách sống

Thực dụng một chút chẳng có gì là sai cả

Trả lời

Thực dụng một chút chẳng có gì là sai cả

Thật sự là suốt ngày so sánh mình với người khác không nên chút nào, tự nhiên lại tạo áp lực cho bản thân

Giàu còn ghen tỵ với siêu giàu :v mấy ông này hết khôn dồn sang..khục khục

So sánh là cội nguồn của đau khổ, nhưng ngừng so sánh thì con người ta lại cảm thấy chơi vơi. Bi hài em nhỉ?

Chị viết hay lắm ạ

So sánh thì thấy khắt khe mong muốn nhiều thứ, không so sánh thì không tiến bộ

Cuộc sống mà, đừng đòi hỏi nhười khác quá nhiều, cũng đừng muốn quá nhiều...

Nếu mọi người là bác sĩ tốt nghiệp đại học Harvard kia thì mọi người chọn theo cái nào. Mình thì nghĩ trước khi làm điều gì đó to lớn thì phải nuôi nổi bản thân đã.

Tiền và đam mê bạn chọn cái nào?

Chị viết nhiều hơn về tính tương đối trong cuộc sống đi ạ